Hôm nay,  

Cộng Hòa U Đầu

29/10/201300:00:00(Xem: 8464)
...cả hai đều... đá trái banh ra biên, chờ đầu năm tới đấu tiếp...

Trong những ngày qua khi Nhà Nước đóng cửa tiệm, một vài độc giả lo xa đã gửi điện thư cho kẻ viết này, hỏi thăm nguy cơ ra sao, ảnh hưởng thế nào đối với dân tỵ nạn ta. Đành phải trấn an. Như đã viết trên cột báo này, tất cả chỉ là trò xiếc chính trị của mấy ông chính khách đang tranh dành ảnh hưởng. Nhà Nước đóng cửa tiệm sẽ chẳng chết anh tây đen hay anh tây trắng nào, trước sau rồi cũng mở cửa lại. Và khi đó thì chúng ta cần bịt tai để tránh nghe những bài ca chiến thắng hay đổ thừa từ cả hai phiá. Dĩ nhiên là bên chính quyền Obama, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của truyền thông dòng chính, sẽ khua chiêng trống ồn ào hơn bên Cộng Hoà nhiều.

Quả đúng như vậy. Nhà Nước đóng cửa rồi mở cửa, thiên hạ chẳng ai thấy có gì khác biệt, ngoại trừ một ít du khách đi thăm các công viên quốc gia, trước đây bị đóng cửa không vào thăm được, bây giờ thì được vào lại rồi.

Nhưng tiếng ca hát thì ồn ào đến ù tai luôn. Nếu ta đọc báo chí dòng chính hay nghe các đài truyền hình lớn như ABC, CBS, NBC, và CNN, nhất là MSNBC, ta sẽ thấy tương lai đảng Cộng Hoà u tối hơn đêm ba mươi, và sẽ... đóng cửa tiệm trong vài ngày nữa. Theo họ thì Cộng Hoà muốn đóng cửa tiệm Nhà Nước, kết quả sẽ phải tự đóng cửa chính đảng của mình. Mấy đài truyền hình cấp tiến này quên mất muốn đóng cửa Nhà Nước, một đảng Cộng Hoà chẳng làm gì được mà phải cần tới cả hai đảng, qua hai viện quốc hội, cùng với một ông tổng thống, tất cả cùng nhau đồng ý là... tiếp tục không đồng ý với nhau mới đóng cửa Nhà Nước được.

Các cơ quan truyền thông dòng chính, từ đông sang tây, đều nhất loạt đăng cáo phó cho đảng Cộng Hòa. Thậm chí, nhiều chính khách Cộng Hòa cũng lên tiếng, hoảng hốt tìm cách cứu vớt đảng.

Theo các bản tin và bài bình luận của truyền thông dòng chính thì đảng Cộng Hoà:

- chống lại việc tăng mức nợ trần của công nợ; chống lại việc biểu quyết ngân sách; muốn hoãn Obamacare lại một năm; chấp nhận Nhà Nước đóng cửa tiệm.

Trong khi TT Obama thì:

- cương quyết không điều đình gì hết với Cộng Hòa; nhất quyết đòi tăng mức nợ trần không giới hạn; đòi có ngân sách theo như Tòa Bạch Ốc đề nghị; không hoãn Obamacare; đòi mở cửa Nhà Nước lại.

Kết quả sau hai tuần Nhà Nước đóng cửa là:

- TT Obama đại thắng; mức nợ trần được tăng đến 7 tháng 2 năm 2014; ngân sách được thỏa thuận tới 15 tháng Giêng năm 2014; Obamacare không hoãn gì hết; và Nhà Nước mở cửa lại.

Cuối cùng như vậy là TT Obama đã đạt được mọi ý nguyện trong khi Cộng Hòa không đạt được bất cứ điều gì, thất bại hoàn toàn. Như nhà báo Jon Terbush đã viết trên diễn đàn điện tử Yahoo! News, Cộng Hoà đã “không thắng được gì và mất hết”. Tệ hơn vậy nữa, khối Tea Party thất bại thê thảm và coi như đã đi vào “thùng rác lịch sử” giống như chủ nghiã cộng sản trước đây vậy.

TT Obama tuyên bố “không có bên thắng cuộc”, nhưng rồi cư xử như kẻ “đại thắng mùa thu”. Ông thách thức “bạn không thích một chính sách hay một tổng thống nào ư? Hãy ra tranh cử và thắng cuộc bầu cử đi” (You don't like a particular policy or a particular president? … Go out there and win an election). Không còn chuyện đại đoàn kết toàn dân nữa, mà chỉ còn chuyện tranh cử với bên thắng làm vua và bên thua làm giặc.

Thực tế hậu quả Nhà Nước đóng cửa là như thế nào?

Trên căn bản, TT Obama thắng và Cộng Hoà thua là chuyện không sai, chỉ là phóng đại hơi quá mức thôi. Sau hai tuần đóng cửa vì không có ngân sách hoạt động, Nhà Nước đã mở cửa lại sau khi Cộng Hoà chấp nhận một ngân sách tạm thời cho đến cuối năm nay. Mức nợ trần cũng đã được chấp thuận cho gia tăng cho qua đầu năm tới. Obamacare sẽ không bị hoãn lại ngày nào hết, vẫn tiến hành như thường. Tất cả đều có vẻ rất tốt đẹp cho TT Obama.

Nhưng nếu nhìn kỹ lại một chút, hình như câu chuyện có hơi khác.

Khi Cộng Hòa chấp nhận các biện pháp để giúp mở cửa Nhà Nước lại thì rõ ràng những mục tiêu chính của họ đã đạt được. Theo ông Julian Zelizer, giáo sư sử học của Đại Học Princeton, Cộng Hòa đã thành công trong mục tiêu duy trì những vấn đề như thâm thủng ngân sách và công nợ cao trên những trang đầu của truyền thông để dân Mỹ khỏi quên, không cho chính quyền Obama lập lờ chôn dấu những vấn đề đó. Ngân sách được biểu quyết cũng như mức trần công nợ được bỏ, nhưng chỉ là những biện pháp tạm thời, ngắn hạn đến đầu năm tới thôi. Rồi khi đó, một là TT Obama nhượng bộ những đòi hỏi của Cộng Hòa thì sẽ có những giải pháp lâu dài, hai là TT Obama nhất định không chịu cắt giảm chi tiêu, thì chúng ta sẽ lại thấy đe doạ Nhà Nước đóng cửa tiệm, để rồi cuối cùng cũng lại vẫn chỉ là những giải pháp nhất thời, ngắn hạn, cho vài tháng thôi. Và cứ như vậy, Cộng Hòa sẽ bảo đảm những vấn đề này vẫn là đề tài trên trang nhất của báo chí trong năm tới là năm bầu cử giữa muà. Trong khi đó, những chương trình lớn khác của TT Obama đã bị hoàn toàn lãng quên, hay nói cho đúng hơn, không có cơ hội mang ra bàn nữa, chẳng hạn như các vấn đề cư dân bất hợp pháp và kiểm soát súng đạn.

Ngoài chuyện này ra, ta thấy Cộng Hoà cũng đã nêu ra được vài điểm quan trọng:

1. Nước Mỹ có thể sống trong tình trạng một Nhà Nước nhỏ hơn mà không sao cả. Có nghiã là khối bảo thủ chống lại mọi bành trướng của Nhà Nước vú em đã có thể chứng minh cho thiên hạ thấy Nhà Nước nhỏ bé đi, cánh tay Nhà Nước ngắn bớt lại, đã và sẽ không có tai hại gì cả. Mọi chuyện vẫn ổn. Không ai cần một Nhà Nước vú em bao đồng tất cả mọi chuyện mà khối cấp tiến và TT Obama vẫn quảng bá.

2. Chứng minh họ nói đúng khi chỉ trích Obamacare chưa sẵn sàng. Ở đây khối đối lập đã được chính TT Obama giúp đỡ khi tung ra một chương trình bị lủng lỗ tứ phiá, xác nhận Cộng Hòa đã chỉ trích không sai: Obamacare chưa sẵn sàng. Theo những thăm dò mới nhất, 60% dân Mỹ cho việc tung ra Obamacare với vô số lủng củng là một “trò đùa” (a joke). Mới đây, 10 thượng nghị sĩ Dân Chủ đã chính thức viết thư yêu cầu TT Obama hoãn thi hành Obamacare lại từ ba tháng đến một năm vì những trục trặc kỹ thuật khổng lồ, và phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng đã không quyết liệt bác bỏ đòi hỏi này, mà đã để cánh cửa ngỏ khi xác nhận Obamacare có thể sẽ phải hoãn lại “vì lý do kỹ thuật”. Dĩ nhiên, không ông bà Dân Chủ nào dám nói việc hoãn lại phần nào đã được tác động bởi đòi hỏi của phe Cộng Hòa, và đó chính là cái giá TT Obama và phe cấp tiến đã thoả thuận trong hậu trường với phe Cộng Hòa để mở cửa Nhà Nước lại?

3. Những “trục trặc kỹ thuật” khổng lồ của Obamacare đã đánh tan hình ảnh một tổng thống “hiện đại” nhất, chuyên gia về các phương tiện thông tin điện toán đại chúng, cũng như niềm tin vào một Nhà Nước toàn năng. Những tắc nghẽn của trang mạng Healthcare.gov cũng như hệ thống điện thoại đã biến khẩu hiệu “Yes, We Can” thành “No, We Can’t”. Chưa kể chuyện báo chí mới khám phá ra việc Phó Tổng Giám Đốc của CGI Federal được trao dự án làm trang mạng Healthcare.gov mà không cần qua thủ tục đấu thầu, Toni Townes Whitley, là một bà bạn học tâm giao của Đệ Nhất Phu Nhân tại đại học Princeton năm 1985. Cả hai bà đều là hội viên tích cực của Hội Cựu Sinh Viên Da Đen Princeton (Association of Black Princeton Alumni).


Nhà báo Elliot McLaughlin viết trên diễn đàn phe ta CNN cũng đã nhìn thấy việc đóng cửa Nhà Nước là thông điệp của khối đối lập Cộng Hoà là họ sẽ không ngồi yên cho TT Obama tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, và trong những ngày tháng còn lại của nhiệm kỳ hai, nếu TT Obama muốn làm được chuyện gì thì bắt buộc phải cần có thỏa hiệp với đối lập. Ba năm còn lại của TT Obama sẽ nhiều chông gai hơn bao giờ hết. Những vấn đề gai góc như cư dân bất hợp pháp hay kiểm soát súng đạn sẽ khó có được giải pháp. Một tờ báo đã gọi ngay TT Obama là “vịt què”. “Vịt què” (lame duck) là danh từ thông dụng của Mỹ để chỉ một chính khách dân cử sắp sửa mãn nhiệm, ngồi chờ ngày bàn giao mà không còn làm gì được nữa.

Nhìn dưới những khiá cạnh nêu trên, làm sao có thể nói TT Obama toàn thắng và Cộng Hòa đại bại? Cùng lắm thì có thể nói cả hai đều... đá trái banh ra biên, chờ đầu năm tới đấu tiếp.

Nhưng rồi nếu ta nhìn vấn đề dưới một khiá cạnh khác, khiá cạnh chiến thuật “đấu tranh chính trị”, ta sẽ thấy một vài chuyện đáng bàn.

Đảng Dân Chủ và TT Obama quá chú tâm vào việc đánh đối lập để rồi sau khi “chiến thắng” chuyện Nhà Nước đóng cửa, chỉ lo ca khúc khải hoàn quá sớm trong khi nước Mỹ vẫn đang ngụp lặn trong những khó khăn cực lớn, mà không có khó khăn nào do Cộng Hoà gây nên. Trái lại toàn những khó khăn xuất phá từ các chính sách của chính TT Obama như thâm thủng ngân sách và công nợ quá mức, thất nghiệp không giảm, và Obamacare vẫn đầy lủng củng luộm thuộm, chưa kể chuyện gần 60% dân Mỹ và một nửa số tiểu bang không chấp nhận.

TT Obama khua chiêng trống rất lớn về cái gọi là “chiến thắng” của mình, vừa để đánh Cộng Hòa, vừa để khoả lấp những ưu tư lớn của thiên hạ về thâm thủng ngân sách và công nợ quá mức. Theo TT Obama, tất cả đều là lỗi của phe Cộng Hòa với những yêu sách vô lý, và họ thua là lẽ đương nhiên. Thật ra thì ai chiến thắng?

Phe Cộng Hoà tuy không thể nói đại bại nhưng chắn chắn đã u đầu nặng. Tỷ lệ hậu thuẫn của Cộng Hòa đã xuống thấp nhất trong lịch sử cận đại Mỹ, đâu khoảng 25%. Hy vọng chiếm lại Thượng Viện trong cuộc bầu năm tới coi như tiêu tan thành mây khói. Và hy vọng giữ thế đa số tại Hạ Viện cũng đã lung lay mạnh. Với cả hệ thống truyền thông dòng chính khua chiêng trống đả kích ầm ĩ, tỷ lệ hậu thuẫn cao hơn mới là chuyện lạ. Nội bộ Cộng Hoà cũng hục hặc chia hai xẻ ba, với thế hệ trẻ diều hâu đụng độ với thế hệ già ôn hòa hơn.

Nhưng TT Obama cũng không thoát nạn hoàn toàn trong an toàn. Tỷ lệ hậu thuẫn của ông đã xuống dưới mức của TT Bush cùng thời kỳ này, sau 19 tam cá nguyệt. Theo AP, tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama đã xuống đến mức không tưởng là 37%.

Cựu Giám Đốc CIA và Bộ Trưởng Quốc Phòng của TT Obama, ông Leon Panetta đã nhận định “chính quyền này đã đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, đây không thể gọi là chính quyền có đường hướng lãnh đạo được”. Ông cũng nhận định cuộc khủng hoảng đưa Nhà Nước đến đóng cửa tiệm là lỗi của tất cả mọi phiá, nhưng với tư cách tổng thống lãnh đạo quốc gia, TT Obama đáng lẽ ra phải “tích cực săn tay áo, nghe đối lập nói, tìm hiểu xem họ muốn gì, đó mới là trị nước” chứ không thể “đợi khủng hoảng đến rồi bỏ khỏi bàn họp” (walk away from the table) và đổ lỗi cho đối lập. Chuyện đổ lỗi suốt ngày đã khiến nhà báo Nolan Finley của Detroit News cho TT Obama luôn luôn là “một nạn nhân, chưa bao giờ là một nhà lãnh đạo” (Obama Always a Victim, Never a Leader).

Một sự kiện khác liên quan đến các nhóm Tea Party. Theo phe TT Obama và truyền thông cấp tiến, khối Tea Party đã chủ động trong những biến cố mới đây đưa đến đóng cửa Nhà Nước. Tất cả đều do thái độ cực đoan quá khích của khối này, đã lũng đoạn và tạo chia rẽ trầm trọng trong đảng Cộng Hoà. Thất bại của Cộng Hoà sau khi Nhà Nước mở cửa lại do đó cũng là thất bại do khối quá khích Tea Party gây ra.

Việc chỉa mũi dùi vào khối Tea Party chỉ là một chiến thuật “chia để trị” hết sức cổ điển. Tìm cách tách Tea Party ra khỏi đảng Cộng Hòa, kết luận mọi chuyện đều chỉ là do nhóm thiểu số Tea Party khuynh đảo. Như đã trình bày trong cột báo trước, Tea Party chỉ là một nhúm chưa tới một tá dân cử tại Thượng Viện và Hạ Viện, không tài nào chi phối được cả đảng Cộng Hòa, khoan nói tới toàn thể chính quyền.

Nếu đảng Dân Chủ lo đăng cáo phó cho đảng Cộng Hòa thì đối với các nhóm Tea Party, đảng Dân Chủ coi như các nhóm này đã chết từ lâu rồi. Chỉ là một “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng điều truyền thông cấp tiến quên hay không muốn nhắc đến là thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas, tiếng nói tiêu biểu cho quan điểm Tea Party, khi về lại Texas, đã được đón tiếp như người hùng cứu tinh dân tộc. Trong một buổi gặp mặt với cử tri địa phương, ông Cruz đã được cử tọa nhất loạt đứng lên vỗ tay hoan nghênh trong gần 10 phút.

Trong cuộc chiến, phe cấp tiến đã tô vẽ Cộng Hòa như tổ chức quá khích cực đoan nếu không muốn nói là cuồng tín, với những chiến thuật tệ không thua gì “tiêu thổ kháng chiến” của Việt Minh ngày xưa. TT Obama chỉ trích Cộng Hoà cực đoan, “cướp của tống tiền” (extortion and blackmail). PTT Biden gọi Cộng Hòa là “khủng bố” (terrorists). Truyền thông dòng chính thì dùng những hình ảnh như “kê súng vào đầu”, “bắt con tin”, “đeo bom vào ngực”, “đòi tiền chuộc mạng”. Làm như thể việc sử dụng những từ ngữ như vậy là cách nói chuyện “ôn hoà”, không phải ngôn từ quá khích cực đoan vậy. Nhìn qua cách sử dụng từ ngữ, bên nào là quá khích, cực đoan?

Như cột báo này đã bàn, tại sao tìm cách ngăn cản cái vung tay xài tiền của TT Obama để cân bằng lại ngân sách lại là hành động quá khích? Làm sao chấp nhận ngân sách thâm thủng bạc ngàn tỷ, nợ nần chồng chất cũng bạc ngàn tỷ lại có thể là những hành động đứng đắn, ôn hoà, phải lẽ?

Ngay cả New York Times cũng đã nhìn nhận TT Obama là tổng thống thiên tả nhất lịch sử Mỹ, đứng phiá tả của các tổng thống cấp tiến Jimmy Carter và Bill Clinton.

Một cách nhìn khác: trong 4 năm nhiệm kỳ đầu, TT Obama đã chi 3.700 tỷ cho 15 chương trình trợ cấp an sinh của liên bang, đưa đến tình trạng một nửa dân Mỹ (49% hay 151 triệu người) hiện đang nhận trợ cấp dưới hình thức nào đó. Một kỷ lục tuyệt đối, chỉ thua các nước cộng sản đã xụp đổ cách đây hơn hai thập niên. TT Obama đã biến một nửa dân Mỹ thành nô lệ của Nhà Nước. Nhưng nhiều người sẽ hoan hô “tổng thống của dân nghèo”, trong khi không thắc mắc tiền ở đâu ra? Những ngàn tỷ nợ ai trả, chừng nào trả, và trả bằng gì? Chuyện gì sẽ xẩy ra? Muốn biết câu trả lời, chỉ cần nhìn vào Hy Lạp trong những năm tháng vừa qua. Khi đó, những nạn nhân lớn nhất không phải là các ông tỷ phú như Bill Gates, mà chính là những người đang nhận trợ cấp khi họ mất hết, và con cháu họ khi chúng phải đóng thuế ngập đầu để Nhà Nước trả nợ. (27-10-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
29/10/201307:00:00
Khách
OBAMA CARE muon nam.? Tong Thong OBAMA song mai trong su nghiep cua chung ta.!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.