Hôm nay,  

Thương Vay Khóc Mượn

08/10/201300:00:00(Xem: 6033)
Lời rào trước:

Đây không phải là một bài phê bình văn học hay tranh luận nghệ thuật. Đây chỉ là một bài phiếm luận “bỏ túi” đọc để cho vui cuối tuần. TVG

*

Tôi không hiểu tại sao phe ta cứ nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi một số thi ca nhạc cận đại loại khơi khơi trích dẫn điển tích Tàu, rồi lại cất công công kênh các bài này lên thành “thi / nhạc phẩm bất hủ" của dân Mít. Vấn đề thương vay khóc mượn được thể hiện qua sự vô tình hay cố ý sử dụng các chữ xúc phạm (derogative wordings) đến cả danh dự dân tộc mình gồm những chữ Hán, điển tích Tàu, địa danh Tàu, nhân vật Tàu. Nói cách khác là tự mình chửi bố mình – self-humiliation!

Trong thời kỳ Bắc thuộc trên ngàn năm; và cũng ngay sau kỳ Bắc thuộc, vì văn hóa của dân tộc Việt bị Tàu vùi dập triền miên, khi bắt đầu chập chững tìm một lối đi trong giai đoạn mới dành độc lập... cho nên không trách được, vì còn ở tình trạng sơ khai, mới khởi đầu thì vấn đề cần phải vay mượn (y hệt như nhà nghèo muốn đi buôn phải tìm cách mượn vốn) từ Tàu cũng dễ hiểu. Chẳng hạn, nhìn qua một số tác phẩm văn chương cổ của Việt Nam như Bích câu kỳ ngộ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Đoạn trường tân thanh... đều thuần túy vay mượn nội dung và hình thức văn hóa Tàu. Nhưng mà ngày nay, thế kỷ 21 rồi, “tự lo độc lập…” kể cũng đã hơi lâu rồi, vậy mà thơ văn nghệ sĩ vẫn còn ráng tiếp tục thương vay khóc mượn thì nghe thật bẽ bàng, thấy ngán ngẩm chè đậu...

Tôi xin nêu ra đây vài thí dụ điển hình.

1- Bài "Hòn Vọng Phu" của Lê Thương.

Tôi chẳng ưa gì cs, nhưng tôi thấy việc cs cấm bài "Hòn Vọng Phu 1" (qua lời phê bình thơ nô Chế Lan Viên) cũng có chuyện để nói.

“Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng.
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
người biến thành tượng đá ôm con…”

Nói về "Bên Man Khê" là ca ngợi việc Mã Viện đánh dẹp mọi ở phương Bắc (Tàu gọi dân phương Bắc là "rợ" Hồ). Mã Viện cũng đã tiêu diệt cuộc nổi dây của Hai Bà Trưng (Tàu cũng lại gọi Ta là 'mọi' - "Nam Man") ở phương Nam.

"Bên Tiêu Tương" ở đây là chỉ về đất bên nước Tàu, không phải là đất nước Ta, vì trong bài thơ của “Chinh Phụ ngâm khúc” bản tiếng Nôm của Đoàn Thị Điểm có đoạn:

“Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương...


Lịch sử chiến đấu chống xâm lăng của Tàu, hay “sự nghiệp mở mang bờ cõi” lấn đất của dân Chàm, Cao miên... của dân tộc Việt Nam ta làm gì mà có chuyện lệnh vua cho xuất quân tuốt luốt ở sông Tiêu Tương (Hàm Dương) mãi tận bên Tàu?! Bác Lê Thương kể ra hơi vung tay quá đà.

2- Bài "Hương Xưa" của Cung Tiến.

Bài này được ca ngợi không hết lời là một bài hát bất hủ của nền tân nhạc Việt Nam cận đại. Thử đọc lại một vài dòng trong bài hát này:

Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô


Xin nói cho rõ. "Nhị Hồ" ở đây không phải là địa danh “Nhị hồ” ở gần Huế mà là một loại đàn Nhị 2 dây của Tàu. Đàn này xuất xứ từ "rợ Hồ" có âm thanh ai oán (loại mất nước). Đàn Nhị Hồ đối với người Trung Hoa cũng giống như đàn vĩ cầm đối với người Tây phương.

“Cung Nguyệt Cầm” - Nghĩa đen là tiếng đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt (From Chinese ??, literally "moon[-shaped] string instrument") là đàn cổ có hình tròn, cũng của mấy chú Ba. Thường thấy mấy em xẩm vẽ trong tranh Tàu thường âu yếm ôm đàn này coi rất lãng moạng.

Cũng tương tự cá mè một lứa như “Nhị Hồ,” hai chữ "Cô Tô" này hoàn toàn không phải là đảo Cô Tô ở Quảng Ninh Bắc Việt mà là Cô Tô Thành (hay Cô Tô Đài) cứ điểm cuối cùng, trận đánh cuối cùng mà Câu Tiễn và Phạm Lãi đã đánh để dứt điểm vua Ngô Phù sai Ngô Phù Sai (chữ Hán: ??? trị vì nước Ngô: 495-473 TCN) còn gọi là Ngô Vương Phù Sai (??-??), tên thật là Cơ Phù Sai, là vị vua thứ 25 nước Ngô thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sau chiến thắng Cô Tô Thành này, Câu Tiễn thì lấy lại ngôi vua, còn Phạm Lãi thì lấy lại người đẹp Tây Thi. Đâu có cái quái gì ăn nhậu với lịch sử vẻ vang của dân Việt.

3- Bài "Ai về sông Tương" của Thông Đạt.

Phe ta nên biết là bản nhạc "Ai về sông Tương” là bài nhạc Việt được dân Việt ưa chuộng nhất hoàn cầu (căn cứ trên thống kê các lần yêu cầu bài hát này so với các bài hát khác trên tất cả các trang nhạc Việt online).

“..Ai có về bên bến sông Tương,
nhắn người duyên dáng tôi thương,
bao ngày ôm mối tơ vương...”


Sông Tương (tiếng Trung Hoa là: ?? hay "??", theo chữ viết loại Pinyin là: Xiang Jiang, Xiang Shui; Wade-Giles: "hsiang chiang" hay "hsiang shui") này cũng là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng lục địa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Hoa và chảy vào Hồ Nam,

Dân Việt ăn nước mắm, khác với dân Tàu ăn xì-dầu, đâu có ai hưởn, dư tiền mà mua vé xe đò, xe lửa đi đến tận Sông Tương tỉnh Quảng Tây Trung Hoa để mà trả lời dùm ông cái Thông Đạt mơ ngủ ban ngày này?!

4- Bài "Thu hát cho người" của Vũ Đức Sao Biển:

Ông Sao Biển có cái tên nghe rất "Nôm" mà lại chỉ thích chơi điển tích Trung Hoa, thích chơi chữ "Hán" của "Đường Thi / Thôi Hộ."

Hãy nghe lời hát bài "Thu hát cho người":

“Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ…”
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.


“Hoàng hạc” ở đây ông Sao Biển muốn ví von với cảnh ở mãi bên Tàu; Cho chính xác hơn, ông Sao quả tạ nhà ta muốn noái về "Hoàng hạc lầu" trong thơ Thôi Hộ đời Đường.

Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
...
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)


*

Lời đón sau:

Tại sao văn chương thi nhạc Việt Nam cứ cần phải câu nệ vay mượn như vậy mới có cơ hội trở thanh “bất hủ?”

Tôi cam đoan đất nước Tàu có cái gì thì đất nước mình cũng có cái đó không thua không kém thì cần gì phải vay mượn khi mình đã có đầy đủ… Thí dụ:

Về sông, tại sao cứ phải hát sông Dịch, sông Vị, sông Tương, sông Dương Tử… mà không dùng sông Bạch Đằng, sông Hồng, sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Đông, sông Cầu Ông Lãnh…

Về núi, tại sao phải dùng sự to lớn hung vĩ để so với núi Thái sơn, Thái Hành, Thái Tỏi, Ngọa Long cương, Nga mi…. mà không xài núi Hoàng Liên sơn, Ba Vì, Tam Điệp, Cẩm Thạch, Bà Đen, Thất Sơn.

Người đẹp thì lại ca ngợi sắc đẹp Tây Thi, Đắc Kỷ, Dương Quý Phi… mà không dám ca ngợi Hai Bà Trưng, Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân.


Cái tâm lý thích “hàng ngoại” truyền thống 4000 năm này, nhất là thích “hàng Tàu,” cần phải được dừng bước giang hồ ở đây… Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông, và cho đám thợ Tàu, thương gia Tàu, mai phục ngay trong nội địa Việt Nam thì chẳng mấy chốc nữa dân ta phải nói trực tiếp tiếng Tàu chứ chẳng phải vay mượn chi nữa chi cho toát mồ hôi… trán.

Quý vị có còn nhớ 2 câu thơ loại “núi liền núi, sông liền sông…” từng bị hiểu lầm là do thi sĩ thượng đẳng “ass-kissing” vĩ đại Tố Hữu sáng tác (kể cũng hơi oan cho “ass-kisser” này)…

“… Bên kia biên giới là nhà
Bên ni biên giới cũng là quê hương….”

(Bài thơ “Cho uống thuốc” của Chế Lan Viên – 1954)

Thực ra, hai câu thơ “bất hủ” này do chính tay thơ nô Chế Lan Viên làm ra. Chế Lan Viên nghịch lý y như cái biện chứng cs. Xin nhắc lại, Chế Lan Viên là người đã phê bình, chỉ trích bài hát “Hòn Vong Phu 1” của nhạc sĩ Lê Thương là có lời ca đã ca ngợi Mã Viện và câu chuyện “người vợ trông chồng hóa đá” của bài hát là một câu chuyện “phản động;” không thích hợp với biện chứng cộng sản. Bởi vì dù rằng chồng mợ có đi vào Nam lạc đường ở Trường Sơn mất tích không biết đường về, hay là có lỡ bị quân VNCH cho sinh Bắc tử Nam hẳn hòi rồi thì vợ ở nhà vẫn phải “tuân thủ” 3-Đảm-Đang thì mới là tiêu biểu “phụ nữ cách mạng.” Chứ còn trông chồng hóa đá thì làm sao mà làm cách mạng được nè trời…

Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ.

Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 10/4/2013)

Ý kiến bạn đọc
08/10/201307:00:00
Khách
Ừ! Bến Hàm Tử ở Khánh Hội không dùng,mà cứ dùng sông Dương Tử tận đâu
đâu.À há!cũng là Tương mà không dùng Tương Bần hay Tương Cự Đà mà cứ dùng Tương Lee Kum Kee.Ngộ ghê,còn mấy Nị thì sao?./.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.