Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc, 01-10-2013: Đức Quốc Sẽ Có Tân Chính Phủ Hay Bầu Cử Lại?

02/10/201300:00:00(Xem: 5594)
Như đã nói, lần lượt tôi sẽ tóm lược nhanh các tin liên quan đến "Hậu bầu cử Quốc Hội Đức" đã xảy ra vào ngày Chủ Nhật 22-9-2013. Hôm nay, người viết trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc với đề tài: Đức quốc sẽ có Tân chính phủ hay bầu cử lại ?

* * *

Theo tin tức báo chí loan tải, buổi nói chuyện sơ khởi giữa CDU và SPD diễn ra vào ngày thứ Sáu 04.10. Liền sau đó Schwesig, thành viên SPD lên tiếng cho biết họ không thay đổi đường lối vạch ra trước bầu cử, vẫn duy trì ý định tăng thuế là cần thiết. Bà Schwesig còn nói thêm: "Muốn Liên minh phải thành thật"!

SPD quyết định tăng thuế. Phó chủ tịch đảng SPD, Manuela Schwesig qua báo "Rheinische Post" từ Duesseldorf: "Chúng ta cần phải đầu tư nhiều tiền hơn vào các trường học, nhà trẻ và hạ tầng cơ sở, và chúng ta cần phải tăng cường tài chính cho các làng, thị xã, để từ đó họ có thể đáp ứng nhiệm vụ của họ!". Bà Schwesig đã nói, với cái nhìn về chuyện CDU và CSU không muốn tăng thuế lên thêm "Liên đảng phải thành thực là làm thế nào để tài trợ cho những đề án kể trên?"

Schwesig đánh giá quyết định này trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán "không đứng đắn". Nhìn vào vòng đầu tiên của cuộc hội thảo mục đích thăm dò giữa SPD và Liên đảng vào ngày thứ Sáu tuần này, Schwesig nhấn mạnh rằng SPD tự tin trong các cuộc đàm phán. Bà ta nói: "Đây không phải là đường một chiều, để có thể dẫn dắt đến liên minh lớn"!.

Phụ nữ SPD còn đặt điều kiện cho liên minh lớn, đòi hỏi chỉ số cho phụ nữ và chấm dứt trợ cấp chăm sóc trẻ con.

Những người phụ nữ trong SPD đã đưa ra điều kiện cho một thỏa thuận liên minh lớn chỉ ra đời nếu thực hiện một hạn ngạch cho phụ nữ trong ban giám sát cũng như việc bãi bỏ trợ cấp chăm sóc trẻ con. Elke Ferner, chủ tịch nhóm làm việc ASF của phụ nữ SPD cho biết qua báo Spiegel: "Đây là những vấn đề đã đóng vai trò quan trọng đối với chúng ta SPD trong chiến dịch tranh cử và nếu không thực hiện thì theo quan điểm của phụ nữ SPD một thỏa thuận liên minh lớn khó có thể xảy ra".

Liên quan đến buổi nói chuyện vào ngày thứ Sáu tới, bà Ferner, cũng là phó chủ tịch khối nghị sĩ của trong Quốc hội Đức cảnh giác CDU và CSU trong các chiến thuật về những chính sách xã hội. Ferner nói chưa đủ nếu Liên đảng tuyên bố các "chủ đề" cho nhiệm kỳ sau, chẳng hạn như trong trường hợp hạn ngạch của phụ nữ. Sự việc cần phải được thực hiện bây giờ, không chần chờ nữa !

Lý thuyết trong sạch: Liên minh hay sẽ có bầu cử mới ?

Quan điểm của Luật cơ bản nước Đức giúp chúng ta hiễu rõ về việc thành lập chính phủ hơn!

Chiến thắng kỷ lục của đảng CDU và bà Merkel vào đêm bầu cử 22.09.2013 kết thúc. Trong tuần qua là sự nôn nao, CDU phải phải đối mặt với sự thật: tìm "đối tác liên minh" để thành lập tân nội các dưới sự lãnh đạo (tiếp tục) của nữ thủ tướng Merkel. Đảng SPD do dự và đã đưa vào "trò chơi này" hay nói đúng hơn vào "bàn cờ chính trị" thêm một yếu tố không chắc chắn nữa (Unsicherheitsfaktor) dưới danh nghĩa " trưng cầu dân ý với tất cả thành viên của đảng SPD !". Nói rõ ra, Liên minh lớn giữa CDU/CSU và SPD chỉ thành hình khi đa số đảng viên trong SPD (470 ngàn) bỏ phiếu chấp nhận thì dù muốn dù không SPD phải thi hành, chủ tịch SPD ông Gabriel cho biết như thế qua cơ quan truyền thông Đức.

Còn Xanh (The Greens)? Đường lối chính trị của đảng Xanh trong bất kỳ lãnh vực nào hầu như không tương ứng với CSU, đảng chị em của CDU, do đó chuyện liên minh với Xanh chắc chắn gặp trở ngại rất lớn. Và từ đó nhiều người đầu tiên đã đặt ra câu hỏi: Có lập luận nào chính đáng chống lại một cuộc bầu cử mới ?

Bây giờ, câu hỏi trên có thể được trả lời dễ dàng: Bằng Luật cơ bản! Luật cơ bản Đức cho phép trong trường hợp việc thành lập chính phủ bất thành thì có thể ấn định ngày bầu cử mới. Nhưng đó là lý thuyết. Dù sao, nếu phe đối lập còn đủ lý trí. Một mình thủ tướng không thể thực thi cuộc bầu cử, theo lời luật sư chuyên về hiến pháp Đức, Joachim Wieland.


Luật cơ bản đã rút ra nhiều bài học từ những năm không ổn định thời Cộng hòa Weimar. Vai trò của Quốc hội trong sự chọn lựa thủ tướng (Kanzlerkuer) được tăng cường. Đổi lại, quyền hạn của người đứng đầu nhà nước - mà lúc đó cũng có thể được chỉ định một nội các mà không cần bỏ phiếu bầu đã thay đổi -, bị hủy bỏ. Tổng thống hiện nay được đánh giá như vị cứu tinh trong cuộc khủng hoảng. Điều kiện khách quan là ổn định.

Song song với các cơ quan hiến pháp bắt đầu theo Điều 63 với đề nghị một vị Thủ tướng từ Tổng thống Liên bang. Joachim Gauck do đó - không có gì khác trong tầm nhìn - chỉ định Thủ tướng Angela Merkel, nhưng Merkel phải được phần lớn các thượng nghị sĩ trong quốc hội ( vị chi 316 ) đồng ý bỏ phiếu chọn. Nếu vòng bỏ phiếu đầu tiên không thành công, Quốc hội có thể tự chọn đề nghị trong vòng 14 ngày, mà lần này muốn được trở thành thủ tướng cũng phải đạt đa số tuyệt đối cần thiết. Chậm nhất là tại thời điểm này mọi chuyện đều ổn thỏa. Giả thử rằng, cuộc đàm phán liên minh cho đến nay vẫn không thành công: Phe đối lập sẽ ít quan tâm đến chuyện bỏ phiếu chống lại Merkel và do đó có thể giúp đỡ cho đảng FDP (vừa bị loại trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua) trong một cuộc bầu cử mới lại được lọt vào Quốc hội Đức. Hoặc đối lập (nhắm mắt) bỏ phiếu để cho CDU/CSU có đa số tuyệt đối.

Hơn nữa, ngay cả khi Angela Merkel thất bại trong lần thứ hai, sau đó là vòng bầu thứ ba - và lần này chỉ cần đa số phiếu tương đối. Nếu nghị sĩ Liên đảng không chống lại ứng cử viên của mình thì Merkel có thể trở thành Thủ tướng của một chính phủ thiểu số. Nếu Tổng thống muốn như thế - và đây là cơ hội vị Tổng thống Đức có thể thực thi quyền lực chính trị thực sự của ông: chỉ định vị thủ tướng, mặc dù đa số tại quốc hội không chắc chắn, hay là tuyên bố giải tán quốc hội, tùy Tổng thống quyết định. Tất nhiên, có nhiều sự kiện cho thấy khó chấp nhận một chính phủ thiểu số. Mặt khác, Liên đảng CDU/CSU trong thời gian qua đã trở thành "dân chủ xã hội và xanh hơn" và nếu họ (luôn luôn) dựa vào chính sách giải cứu đồng euro thì có thể đạt được sự hỗ trợ rộng rãi của quốc hội. Từ căn bản và khía cạnh chính trị này, TT Gauck cũng có thể chấp thuận chính phủ thiểu số !

Con đường đưa đến 1 cuộc bầu cử mới (Neuwahl = New Election) như sau: Chính phủ thiểu số bị thất bại trong vài cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, hoặc chính thủ tướng đề nghị cuộc biểu quyết xác định sự tín nhiệm ( và để cho thất bại ). Nếu thủ tướng bị bất tín nhiệm thì TT Joachim Gauck sau đó sẽ tuyên bố giải tán quốc hội ( Bundestag ). Về lý thuyết, như đã nói. Bởi vì cho dù cử tri thực sự đã muốn ủng hộ Liên đảng với đa số phiếu bầu (41,5%) nhưng CDU không thể thành lập được chính phủ - điều này không có ghi trong Luật cơ bản Đức!

Trong bài trước tôi đã đề cập đến những khó khăn để thành lập liên minh lớn giữa CDU/CSU và SPD. Hai ngày qua lại có thêm những đòi hỏi, điều kiện khác từ SPD. Chắc giới chuyên gia chính trị Đức nghĩ rằng CDU khó thành công khi muốn tìm được một liên minh giữa hai đảng SPD và Xanh (ghi chú thêm là CDU sẽ nói chuyện với đảng Xanh vào tuần sau!) nên họ đã viết bài giải thích trường hợp nào sẽ xảy ra cuộc bầu cử mới mà người viết đã tóm lược, phóng tác ở trên. Chắc chắc sự "thương thảo" sẽ không đơn giản và cần nhiều thời gian, có thể đến cuối năm mới xong, nhưng dù muốn dù không cũng phải có quyết định: Liên minh thành lập Tân chính phủ dưới sự lãnh đạo của bà Merkel (CDU) hay sẽ bầu cử lại? Chờ xem.

Lá Thư từ Đức quốc khá dài rồi nên xin tạm dừng ở đây. Sẽ trở lại với quý độc giả nay mai với bài tham luận chính trị khác về FDP, nếu thời gian cho phép.

© Lê-Ngọc Châu (Munich, Chiều tối ngày 01.10.2013)
(Tài liệu tham khảo: SZ (Wolfgang Janisch), AFP, Spiegel Online, Yahoo-News)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.