Hôm nay,  

Nguyễn văn Thành: Cậu Ấm Phản Kháng

9/24/201300:00:00(View: 7871)
Cụ Nguyễn văn Thành đúng là một Cậu Ấm. Cụ sanh năm 1921 tại Huế. Con trai của Quan Phủ Nguyễn văn Thọ tùng sự tại Thành phố Vinh dưới thời Pháp thuộc và mẹ là một hoàng thân triều Nguyễn. Năm 17 tuổi, Nguyễn văn Thành tình nguyện gia nhập lực lượng lính thợ làm Giám thị-Thông ngôn theo lệnh tuyển mộ cưởng bách của chánh quyền bảo hộ. Ông phải nhờ cha xin đặc cách vì thiếu tuổi. Năm 1939, ông qua tới Marseille cùng với 20 000 lính thợ, đại đa số là nông dân, không biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Năm sau, Pháp thua trận, những người này không còn làm việc cho công binh xưởng quân đội pháp mà được Sở Nhơn công Bản xứ (M.O.I) thuộc Bộ Lao động, đem bán cho xí nghiệp tư. Từ đây, họ bị gởi đi làm công nhơn không chuyên môn ((ONS) ở các nơi, từ Toulon qua tới Bordeaux, luôn luôn thuộc phân nửa phia Nam nước Pháp. Tức trên phần lảnh thổ của Chánh quyền Vichy.

Tới năm 1952, chỉ còn hơn 1000 người chọn ở lại Pháp sanh sống. Cụ Nguyễn văn Thành là một trong những người này.

Cậu Ấm phản kháng

Khi nhà cầm quyền bảo hộ đặt xong nền cai trị ở Việt nam, nhận thấy hệ thống chánh quyền quân chủ có những cái hay của nó, người pháp tạm thời giữ lại và chỉ đặt quan chức pháp ở vị trí lãnh đạo. Quan chức việt nam luôn luôn làm phó. Thân phụ Cụ nguyễn văn Thành ở Vinh làm Phó Tỉnh, đứng đầu là một quan chức người pháp.

Trong nhà, Nguyễn văn Thành là con trai cả và con cưng nên ông thường xử sự với các em như ông là một thứ bạo chúa. Trái lại, đối đải với người ăn người làm trong phủ, ông tỏ ra thân thiện và những người này cũng dành cho ông nhiều quí mến.

Bà vú chăm sóc ông, thương yêu ông, cho ông nhiều ấu yếm hơn mẹ ruột đối với ông. Sống trong phủ, ông không khác một hoàng tử nên ông chẳng biết gì nhiều ở bên ngoài.

Một hôm, ông đi dạo chơi ra bên ngoài một mình. Một thiếu niên người pháp, trạc tuổi ông, đi ngược chiều với ông. Lề đường rộng đủ cho hai người tránh nhau và đi tiếp. Khi đi ngang qua ông, bổng thiếu niên người pháp cặp cổ ông và thoi vào mặt ông mấy cái đau điếng vừa văng tục chửi ông bằng tiếng việt. Khi thiêu niên pháp buông ông ra, ông co dò chạy thẳng về nhà. Đây là lần đầu tiên ông bị kẻ lạ hành hung thô bạo. Ông âm thầm lấy làm tức giận và xâu hổ với chính mình. Tại sao không phản ứng kịp thời ? Con quan, ông xưa nay nghĩ chẳng có ai dám đụng tới mình. Sự thô bạo xảy ra vừa rồi làm cho ông thấy tự ái bị tổn thương lại vừa sợ hải. Con người ông như rả rời, suy nhược.

Trong trường tây, Cậu Ấm Thành không được học chút gì về Việt nam. Con quan lại làm việc cho Nhà nước Đại Pháp nhưng ông vẫn cảm thấy mình là người Việt nam. Nhờ làm bạn với người giúp việc trong nhà, ông học được về những vị anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Trải, …tất cả đều chống lại quân xâm lược Tàu giành lại độc lập cho đất nước. Những điều học được ở những người giúp việc đem lại cho ông một tinh thần tự hào.

Sau vụ bị thiếu niên tây đánh, ông thường lân la tới khuya với những người giúp việc. Nhờ đó ông như được thức tỉnh. Ông càng cảm thấy cần biết thêm nhiều những giai thọai về anh hùng ái quốc dân tộc. Nhứt là chuyện các vua phảng kháng chống Tây. Các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân làm cho ông say mê tìm hiểu.

Từ đây, ông cảm thấy ghét đi học và muốn bỏ học. Ông thường trốn học.

Hằng ngày, mẹ ông kiểm soát bài vở của ông. Biết ông trốn học, bà bắt ông năm dài xuống, lấy roi mây đánh vào đít ông, mỗi lần từ 4,5 roi trở lên tùy theo lỗi nặng nhẹ. Đau điếng nhưng ông vẫn lơ là việc học vì ghét cái học theo Tây ở nhà trường.

Trong số người ăn người làm trong nhà, ông kính trọng và thương hơn hết là Bà Vú và Chú Kéo. Ai cũng gọi « Chú Kéo » vì công việc làm của chú là kéo xe đưa ông bà phủ đi và Cậu Ấm Thành đi học hằng ngày. Gọi Chú Kéo thành quen nên mọi người không ai nhớ tên thật của chú nữa.
nguyen-van-thanh-o-lattes
Nguyễn Văn Thành.

Chú Kéo là người khiêm tốn, kín đáo, ngay thẳng. Không bao giờ chú xuất hiện trước người khác, nhưng lúc nào cần là có chú ngay. Chú chẳng những được người ăn người làm trong phủ kính trọng mà cả ông bà phủ cũng lắng nghe ý kiến của chú. Khi khuyên ai việc gì, chú thường nói lại những lời xưa nhưng chú dùng rất chính xác làm cho người nghe dể hiểu và dể nhớ.

Cậu Ấm Thành rất sung sướng và an tâm bên cạnh Chú Kéo và Bà Vú. Hai người luôn luôn chịu lắng nghe Cậu, cả đôi khi la rầy Cậu khi Cậu có lời không phải hay hành động không phải. Cậu Thành rất thích chơi với An, con trai Chú Kéo. An lớn hơn Thành vài tuổi, không biết chữ, nhưng thông mình. Chơi với Thành, An luôn luôn khéo léo nhường nhịn Thành mà không chạm tự ái của Thành.

Cậu Thành thương yêu những người này và được những người này hết lòng thương yêu lại. Cậu cũng muốn cha mẹ, gia đình Cậu cũng đối xử và được đối xử như vậy, nhưng tập tục chỉ cho con người ta bổn phận và tuân thủ.

An, con trai Chú Kéo, thông minh nhưng không được đi học. Ngày kia lớn lên sẽ nối nghiệp Chú Kéo, tiếp tục phục vụ gia đình chủ. Lớp người này chỉ mong có được việc làm, tận tụy làm việc để việc làm được bền vững nhờ chủ thương. Họ nghĩ thân phận của họ đã được an bài như vậy nên không dám mong đợi một sự thay đổi tốt hơn. Điều này làm cho Cậu Ấm Thành không khỏi nghĩ ngợi với một nỗi buồn rìêng khó tả.

Mặc dầu ở tuổi thiếu niên, Cậu Ấm Thành đã bắt đầu nhận thấy sự bất công và bất bình đẳng giữa người với người cùng lứa tuổi, những người cùng ở chung trong một nhà. Cậu cảm thấy bị dày vò bỡi thân phận người ăn người làm. Vào làm việc cho một gia đình giàu có, quyền thế, là tìm được cho bản thân và gia đình cơm ăn, chổ ở tránh nắng mưa nhưng cũng từ đây bắt đầu thân phận kẻ ăn người ở phụ thuộc vào chủ từ thế hệ này qua thế hệ kia. Cậu Ấm Thành hiểu như vậy nhưng lại không dám đem nói chuyện với cha mẹ điều Cậu khám phá.

Một hôm Cậu Ấm Thành đem sự thắc mắc của mình nói ra với Chú Kéo. Chăm chỉ lắng nghe nhưng Chú Kép không trả lời thẳng với Thành, mà chỉ nói vắn tắt « Cậu muốn tôi nói điều gì với Cậu bây giờ ! Chúng tôi nghèo và chúng tôi may mắn được việc làm ở đây. Cha mẹ Cậu đối xử với chúng tôi đầy tình nghĩa. Chúng tôi phải biết giữ sự trung tín đối với gia đình Cậu.

Cậu nhìn thấy An thông minh, lanh lẹ nhưng nó không biết chữ. Và sẽ không bao giờ nó biết chữ được. Lúc nào đó, tôi mong ông bà sẽ cho phép nó thay thế tôi tiếp tục phục vụ gia đình Cậu. Làm công việc kiếm cơm này, nó chỉ cần có cặp giò khỏe là đủ !

Cậu Ấm Thành cảm thấy như có sự cay đắng trong lời nói của Chú Kéo. Chú phải buồn lòng chớ vì Chú đã không tạo được tương lai cho con. Cậu nghĩ tiếp những người ăn ở trong nhà được gia đình Cậu nuôi ăn, nuôi ở, phát quần áo, thương mến thật lòng đi nữa, nhưng họ vẫn không thể làm chủ được chính thân phận của họ. Tình trạng lệ thuộc này có thể liên tục kéo dài qua nhiều thế hệ.

Những suy nghĩ này đã manh nha ở Cậu Ấm Thành ý niệm đầu tiên về tinh thần phản kháng chống lại một cái gì mơ hồ bất công, một sự pha trộn truyền thống, cơ chế xã hội, kẻ giàu người nghèo, sự phí phạm tài nguyên con người, …

Quyết định thôi học

Môt hôm Cậu Thành lấy quyết định thôi học. Cậu đem nói với mẹ quyết định của Cậu. Bà lắng nghe và không phản ứng. Cậu viết thư báo tin cho cha vì lúc bấy giờ gia đình ở tại Huế, chỉ trừ cha của Cậu ở ngoài Vinh vì công vụ. Như vậy Cậu Ấm Thành học chưa xong hết chương trình Trung học phổ thông.

Biết được quyết định nghỉ học của Cậu Thành, ông viết thư cho Cậu, thư viết bằng tiếng pháp, chấp nhận quyết định của con vì ông biết con trai cả của ông không thể tiến thân theo văn nghiệp, càng không thể theo quan trường. Ông chỉ muốn biết con của ông lúc này muốn điều gì, có chọn lựa gì ? Ông đồng ý Cậu Thành có thể làm nghề tay chân vì, theo ông, không có nghề xấu, chỉ có con người xấu. Ông gởi Cậu Thành cho một ga-ra để học nghề sửa xe hơi. Biết đâu ngày kia, Cậu Thành không trở thành một ông chủ.
nguyenvanthanh-saigonmarseille
Nguyễn Văn Thành.

Nhưng Thành cũng bỏ học nghề.

Tháng 7/1939, Hoàng đế Bảo Đại đưa ra lởi kêu gọi để tuyển mộ 20 000 người tình nguyện qua Pháp làm việc. Không phải đánh giặc, mà làm việc trong công binh xưởng. Ở Việt nam người ta chỉ biết lờ mờ là Pháp đang sửa soạn để đánh Đức quốc xã của Hitler vì người có bộ râu cứt mủi đó muốn chiếm cả thế giới và thống trị mọi người.

Số người tình nguyện hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng Đế Bảo Đại quá ít nên chỉ mấy hôm sau, nhà cầm quyền pháp làm áp lực lên nhà vua đổi lời kêu gọi thành lệnh động viên. Những người tình nguyện chỉ ai nói được ít nhiều tiếng pháp. Thế là Cậu Ấm Thành ghi tên tình nguyện đi Tây làm Giám thị-Thông ngôn.

Việc động viên thanh niên từ 18 tới 45 tuổi làm mất đi những cột trụ gia đình, gây xáo trộn đời sống xã thôn. Đúng là phép vua thua lẽ làng. Dân làng bèn thay thế cột trụ gia đình bằng vị thành niên hoặc ngưòi lớn tuổi và mất năng xuất lao động. Chánh quyền ở làng đồng lỏa trong việc gian lận này, miển làm sao nộp đủ số người yêu cầu đồng thời họ cũng kiếm được chút tiền còm bỏ túi. Vả lại việc gian lận lại giúp cho nhiều gia đình không bị mất lao động chủ lực. Cả hai đều có lợi.

Có một trường hợp cưòi ra nước mắt. Người cha của một gia đình đi làm ăn xa, bị bắt đưa tới một trại tập trung chờ ngày xuống tàu đi tây. Ở đây, một buổi sáng tạp dịch, ông đối mặt với người con trai ở nhà cũng bị bắt theo lệnh động viên. Thế là cà hai cha con đều chờ ngày xuống tàu đi Tây một lược.

Từ nay, đi xa, đi qua xứ Tây, ý nghĩ này cứ chiếm lấy đầu óc Thành. Đi khỏi xứ đối với Thành như một tia sáng lóe lên ở đầu đường hầm bên kia. Hay đi để không còn nghĩ ngợi gì cả, hay đúng hơn, để làm một cử dộng. Hay phạm một cử động. Đi tới đâu, không quan trọng vì Thành không ao ước phải tới nơi nào. Thành đi không phải để tìm một giải pháp. Càng ngày, đầu óc Thành càng bám chặc vào ý nghĩ ngông cuồng này « Rời khỏi đây, đi tới một nơi khác, ngay cả tới cái chết đi nữa cũng được ».

Cậu Ấm Thành tới nhà người yêu - Cậu yêu thầm lặng - để từ giả nhưng Cậu không dám gặp, chỉ dừng lại cách nhà lối hai mươi thước để thấy bóng dáng nàng bên cửa sổ. Vậy cũng đủ lắm rồi!

Thành đi ra ngoài Vinh với cả gia đình để gặp cha. Trong bửa cơm đầu tiên, Thành lấy giọng cứng rắn thưa lại với cha lần cuối cùng quyết định của mình đi Tây theo lời kêu gọi của Vua Bảo Đại. Mặc dầu lời can gián của cha mẹ, Thành vẫn cương quyết giữ quyết định của mình. Thấy không thể thay đổi được ý kiến của Thành, mẹ của cậu bèn lo hành trang cho cậu. Cha cậu lo giấy tờ. Thấy chưa đủ tuổi, ông đặt vấn đề với nhơn viên tuyển mộ, và nêu lên luôn, mắt của Thành cận thị nặng, hi vọng hồ sơ tình nguyện của Thành sẽ bị từ chối. Nhưng viên Trung sĩ Phòng tuyển mộ ghi vào hồ sơ «Hồ sơ tốt, chấp thuận».

Nguyễn thị Cỏ May

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.