Hôm nay,  

Đảng CSVN Thiếu Chính Danh

29/08/201300:00:00(Xem: 9973)
Giáo sư Hoàng Xuân Phú là một nhà toán học lớn. Ông tốt nghiệp Tiến sỹ Toán học ở Viện đại học Humboldt của CH Liên bang Đức, hiện là Tổng Thư ký Viện Toán VN kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Toán của Viện.

Gs Hoàng Xuân Phú cũng là một nhà báo đặc sắc, có Blog riêng mang tên ông. Ông dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, từng có mặt trong một số cuộc «Chủ nhật xuống đường» chống bành trướng. Ông từng có luận văn sắc sảo phản đối việc khai phá bauxite ở vùng Tây Nguyên, chỉ rõ hiểm họa xây dựng điện hạt nhân ở nước ta, và gần đây tích cực tham gia cuộc thảo luận về việc thành lập một đảng mới để cạnh tranh lành mạnh với đảng CS do luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận nêu lên.

Là giáo sư toán học, ông có nếp lập luận chặt chẽ, luôn chứng minh từ thực tế, truy tìm tận nguồn ngọn của vấn đề. Ông nghiên cứu kỹ các văn bản, hồ sơ lưu trữ, các đạo luật, nghị định liên quan đến việc lập hội, như Luật về Mặt trận Tổ quốc, Luật về Đoàn thanh niên, về Tổng liên đoàn Lao động... Từ đó ông phát hiện ra một vấn đề có thể nói là kinh thiên động địa: đó là Nhà nước đã quy định bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào hoạt động trên lãnh thổ VN đều phải làm đơn xin phép, khai lý lịch, tôn chỉ mục đích và chỉ được hoạt động khi có quyết định của chính quyền xét duyệt điều lệ, tôn chỉ mục đích và quy định rõ phạm vi, thể thức hoạt động, các mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức khác trong xã hội. Vậy mà ông không tìm ra một lưu trữ nào nói rằng đảng CS Việt Nam đã tuân theo các thủ tục vừa kể.

Đảng CS Đông Dương, rồi đảng Lao động VN, rồi đảng CS Việt Nam chưa hề nộp một giấy xin phép nào cho cơ quan hành chính, nhà nước, cũng chưa nhận được giấy phép hợp lệ nào. Nhà toán học cả đời làm vô vàn chứng minh cho các bài toán gai góc nhất của mình, bỗng đứng trước một kết luận rất đáng buồn cho đảng CS, cũng rất buồn cười cho toàn xã hội, là đảng CS Việt Nam trên thực tế là một đảng bất hợp pháp, là một đảng … chui, nghĩa là hoạt động không có giấy phép.

Vậy mà trong Điều lệ Đảng CS ghi rõ: «Đảng CS VN hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật». Nó nói vậy nhưng không hề làm.

Giáo sư Hoàng Xuân Phú cho rằng xét về thủ tục hành chính, đảng CS đã tự cho mình đặc quyền hành chính, không ghi danh, cũng không làm đơn xin phép hoạt động. Đây là một lỗ hổng hành chính đáng trách.

Theo ông, về mặt thực thi Hiến pháp, mỗi điều khoản Hiến pháp đều có một đạo luật tương ứng hướng dẫn thể thức, phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn áp dụng trong cuộc sống. Thiếu một đạo luật như thế, một điều khoản Hiến pháp như Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của đảng CS trong xã hội không thể, chưa thể đưa ra thực hiện được. Lẽ ra việc thực hiện phải bị treo lại cho đến khi có luật về đảng CS, hay luật về các đảng chính trị nói chung, trong đó có đảng CS. Gs Hoàng Xuân Phú chỉ ra rằng trong một phiên họp quốc hội, từng có ý kiến của lãnh đạo là Hiến pháp tuy có quy định quyền biểu tình, nhưng vì chưa có Luật về biểu tình nên quyền đó phải bị treo lại để chờ luật; vậy chưa có Luật về đảng CS thì mọi hoạt động của đảng CS lẽ ra cũng phải bị treo lại.

Giữa cuộc tranh luận trên, ông Nguyễn Ngọc Già trên mạng Dân Làm Báo chất vấn ông Vũ Minh Giang, từng là phó giám đốc Đại học Quốc gia, rằng Điều 4 Hiến pháp do đảng CS tự mình đề ra có giá trị gì không, người dân công nhận điều đó bằng cách nào? Không có thảo luận, không có trưng cầu dân ý. Tất cả chỉ là tự vỗ ngực mình rồi bảo là toàn dân công nhận, qua một cái gọi là Quốc hội, thật ra là đảng hội, vì đảng viên CS chiếm 90% số ghế. Dân không hề có ý kiến. Rõ ràng lại một kiểu ăn gian, phi pháp, thiếu đạo đức được chứng minh.

Vẫn chưa hết. Gs Hoàng Xuân Phú muốn đưa cuộc tranh luận đến tận cùng chân lý. Ông đặt vấn đề đảng CS khẳng định trong điều lệ là đảng trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, mang bản chất của giai cấp công nhân, trung thành với quyền lợi của công nhân, lao động và dân tộc, hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và luật pháp, tất cả 4 vấn đề then chốt ấy đều không hề được chứng minh trong thực tế, trong cuộc sống.

Chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn đã bị lịch sử lên án với đấu tranh giai cấp tàn khốc và chuyên chính vô sản đẫm máu; đảng CS không cho công nhân được lập công đoàn tự do của mình, chuyên bênh các chủ đầu tư tư bản; đảng CS xóa bỏ quyền người cày có ruộng của nông dân; tự đặt mình trên Hiến pháp và ngoài luật pháp; tất cả đều chứng minh đảng CS đã sai lầm tận gốc trong cả 4 vấn đề then chốt. Nó nói một đằng làm một nẻo, chuyên đi ngược lòng dân, chiều lòng bọn bành trướng; tính thiếu chính đáng, tính bất hợp hiến và bất hợp pháp của nó, tính thiếu đạo lý đạo đức lương thiện của nó cùng với tệ nhũng lạm nặng nề không sao ngăn chặn, đang hiện rõ.

Trong tháng 10 Quốc hội sẽ họp để thông qua bản sửa đổi Hiến pháp cuối cùng. Chẳng lẽ cả 500 vị đại biểu Quốc hội – mà 90% là đảng viên CS cấp cao - đã mất hoàn toàn mối liên hệ với nhân dân, với cử tri, với những trí thức trung thực, thức tỉnh, như giáo sư Hoàng Xuân Phú và hàng vạn trí thức ký tên bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội từng thông qua hồi đầu năm hay sao?

Đảng CS như một lâu đài được xây dựng trên cát lỏng, đang có nguy cơ chìm nghỉm.

Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.