Hôm nay,  

Thơ Từ Trong Tù Gửi Về Các Bạn

8/28/201300:00:00(View: 11990)
Tôi bị công an cộng sản bắt từ tháng 4 năm 1990. Sau khi bị giam giữ suốt 30 tháng tại 4 trại giam ở Saigon, thì vào tháng 10 năm 1992 tôi được chuyển ra trại Z30D ở Hàm Tân Phan Thiết – để gọi là “thi hành án” - do Tòa án Saigon trong phiên xử vào ngày 14 tháng 5 năm 1992 xử phạt tôi 12 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội” - theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trong các năm 1994 – 96, lúc ở Hàm Tân tôi có làm được một số bài thơ, nhưng vì không có ghi ra giấy, nên lâu ngày cũng quên đi nhiều.

Đến khi qua định cư ở Mỹ vào năm 1996, tôi có ghi lại được một số bài mà mình vẫn còn nhớ được. Một số bài thơ này đã được đăng tải rải rác trên các báo ở hải ngọai. Nay xin ghi lại vài bài ngắn tôi làm vào hồi 1994 – 96 đó để gửi riêng cho một số bạn hữu thân thiết. Đại khái như sau đây.


1 - Gửi các bạn thân thương
Gửi bạn thân yêu - niềm thương nhớ
Đẹp biết bao - kỷ niệm một thời
Bởi duyên lành – ta luôn gắn bó
Suốt cả đời – mãi mãi thương mến nhau.
Rừng Lá Hàm Tân, Tiết Thu Ất Hợi 1995

2 - Gửi bạn xưa
Canh khuya chợt giấc – nhớ bạn xưa
Từng với nhau – lo lắng vui đùa
Dẫu mấy phũ phàng – cơn bão táp
Vẫn lòng son sắt – chẳng buông thua.
Rừng Lá Hàm Tân, tháng Giêng 1996

3 – Thơ Xuân Bính Tý
(gửi riêng các bạn tù chính trị còn ở lại Hàm Tân)
Nắng thiêu, sương giá – khung trời hẹp
Nguyện ước Mai Đào – vẫn thắm Xuân
Rừng Lá Hàm Tân, tháng Giêng 1996.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư. Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán).
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Nguyễn Khải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến đều đã đi vào cõi vĩnh hằng. Lớp người Việt kế tiếp, đám thường dân Bốn Thôi cỡ như thì sống cũng không khác xưa là mấy. Tuy không còn phải “né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ” như trong thời chiến nhưng cuộc sống của họ (xem ra) cũng không được an lành hay yên ổn gì cho cho lắm
Như vậy là bao trùm mọi lĩnh vực quốc phòng, an ninh xã hội có nhiệm vụ bảo vệ đảng và chế độ bằng mọi giá. Nhưng tại sao, giữa lúc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn ngổng ngang thì lại xẩy ra chuyện cán bộ nội chính lừng khừng trong nhiệm vụ?
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.
Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2021 trước đây tôi đã giới thiệu lần lượt ba ứng cử viên: Scholz của SPD, Laschet (CDU) và Baerbock (Xanh). Nhưng trong những tháng qua có khá nhiều tin giật gân nên để rộng đường dư luận tôi lại mạn phép ghi ra vài điểm chính bằng Việt ngữ từ vài tin tức liên quan đến cuộc bầu cử 2021 được truyền thông và báo chí Đức loan tải.
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh. Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.