Hôm nay,  

Mùa Hè Và Những Niềm Vui

10/08/201300:00:00(Xem: 5894)
Viết về mùa hè rực rỡ khi đang ở vùng trời ấm áp, nhất là ở vùng đất thấp nổi tiếng với hoa uất kim hương xứ Hòa thì thật tuyệt vời.

Cây cối đâm chồi nảy lộc, khắp hang cùng ngõ hẻm nơi nào cũng thấy bông nở rộ; bước ra khỏi cửa nhà đã nhìn thấy bông hoa đủ mọi màu sắc thật bắt mắt, dù không phải là thi sĩ cũng có thể nảy ra những vần thơ, đúng là tức cảnh sinh tình. Nhưng còn vui hơn thế nữa vào mùa hè, vì là mùa mãn năm học của những người trẻ Việt Nam ở mọi trường lớp. Những gương học tập thật xuất sắc của những người trẻ gốc Việt ở những nơi, những nước được cả thế giới công nhận là những quốc gia tiên tiến hàng đầu của thế giới về: sắt thép, luyện kim, về xe hơi như BMW hay Mercedes, về điện tử; và mới đây về điện mặt trời, tạo điện sạch không cần đến chất đốt, dầu khí, hay những lò điện nguyên tử mà mỗi lần bị rò rỉ hay xẩy ra sự cố thì làm cho vô số người bị tai ương. Những em người Đức gốc Việt đã đạt được điểm rất cao trong những cuộc thi phổ thông cấp ba để vào đại học. Những em đó là người Việt Nam thân thương của tôi, khác nào những bông hoa tuyệt đẹp vào mùa hè nắng ấm của cái đất nước Hòa Lan hiền hòa này.

Tôi đến Cộng Hòa Liên Bang Đức lần thứ hai vào ngày 29-06-2013 đúng một năm sau, để dự lễ lãnh bằng tốt nghiệp phổ thông cấp ba của chương trình giáo dục Đức vừa được cải cách. Trước đây hệ thống giáo dục từ tiểu học, qua trung học cấp ba để vào đại học được kéo dài đến năm 19 tuổi, nay thu ngắn lại còn 18 tuổi; nếu người học sinh học hành chăm chỉ, cố gắng ở mức bình thường, còn những em học hành xuất sắc, được nhảy lớp, hay những em học chậm phải ở lại lớp thì chương trình này có thể ngắn hơn, hay dài hơn, tùy theo sự chăm chỉ và thông minh của các học sinh.

Đến một nước văn minh nhất nhì thế giới để dự một buổi lễ ra trường tốt nghiệp trung học cấp ba, để những học sinh bước vào đời sinh viên, mà buổi lễ ra trường lại mang nhiều sắc thái tôn giáo thì ta nên tìm hiểu cặn kẽ cái lý do của nó. Vùng trời u mà chúng ta người tỵ nạn Việt Nam đang được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, là một vùng đất đã ảnh hưởng thật nhiều văn minh Kitô giáo. Nhờ có nền văn minh này mà thế giới hôm nay mới có những tổ chức xã hội như Caritas, Hội chữ Thập Đỏ, đã đón tiếp người tỵ nạn chúng ta ngay từ khi mới bước chân đến đảo, đến các trại tỵ nạn. Những tổ chức xã hội tại một số quốc gia ở u Châu, ở Mỹ hay Úc châu như: an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, giáo dục, nhà ở, tình trạng những người vô gia cư; các tổ chức giúp đỡ những vùng, những miền bị xẩy ra tai ương hạn hán như, động đất, sóng thần, núi phun lửa, đất chuồi làm cho hàng trăm ngàn người mất nhà ở, không có lương thực và nước sạch để uống. Đây là những giúp đỡ tự nguyện mang nặng tính ảnh hưởng Kitô Giáo mà các nước phương tây đã và đang có như hôm nay. Nhưng xã hội Trời u hôm nay đang mất dần lòng tin ở một vị Thượng Đế thiêng liêng nào đó; một thế giới đang muốn đem tôn giáo ra ngoài mọi tổ chức xã hội.

Những quốc gia còn nhiều dấu ấn về trường Công Giáo là quốc gia Đức mà người viết đã có dịp đến dự lễ mãn khóa bậc trung học lần thứ hai. Lễ phát bằng bắt đầu không phải ở trong hội trường của trường trung học, mà bắt đầu tại một nhà thờ bằng một Thánh Lễ tạ ơn Thượng Đế. Đã ban cho các em nhiều nghị lực, ơn thông minh, sự kiên nhẫn, gìn giữ các em suốt một thời gian dài 8 năm hoặc 9 năm ở bậc trung học, thời gian kéo dài mài đũng quần trên ghế nhà trường với bao công khó của chính các em và các thầy cô hướng dẫn các môn học, để mới có buổi lễ ra trường hôm nay.

Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ vào lúc 9 giờ 30 ngày 29-06-2013. Mở đầu cho lễ phát văn bằng phổ thông cấp ba của trường: Bischoefliches St.Josef- Gymnasium Bochlt, Hemdener Weg 19, 46399 Bochlt, Germany.

Đây là một thánh đường cổ kính nằm ngoài thị xã Bochlt mà nhà trường họ mượn để đâng lễ tạ ơn, vì năm nay do chương trình giáo dục có thay đổi nên hệ 13 năm học cũ và hệ 12 năm học mới giáp nhau, số học sinh cấp ba của trường thay vì khoảng một trăm em, năm nay số đó tăng lên gấp đôi khoảng gần 200 em, cộng thêm với phụ huynh và thân nhân của các em đi theo mỗi em khoảng từ 4 đến 5 hoặc 6 người tùy theo mỗi gia đình, như vậy cần phải có ngôi thánh đường có sức chứa khoảng một ngàn hay hơn mới có thể dâng thánh lễ mãn khóa. Thánh lễ mãn khóa được cử hành do một Linh Mục dòng Phanxico của địa phận Munster cử về. Điều hành buổi lễ ở nhà thờ cũng do các thầy cô giáo, các học sinh tốt nghiệp của trường điều động, ca đòan hát trong lễ cũng do chính các học sinh tốt nghiệp của trường hát. Cuối thánh lễ ông hiệu trưởng của trường mới lên cám ơn Lm. Chủ tế, cám ơn các cộng tác viên lo cho buổi lễ và cám ơn các phụ huynh đã tụ về dự lễ tạ ơn, cầu nguyện cho các em trong dịp lễ mãn khóa năm nay. Sau đó ông mới mời tất cả về hội trường của trường Kapu tọa lạc ở trung tâm của thành phố Bochlt để dự lễ mãn khóa, trao bằng tốt nghiệp cho các học sinh.

Do đó sau thánh lễ khoảng 11 giờ 30, đoàn xe đông đảo tiếp nối nhau chạy vội vàng về trường, vì tất cả ai cũng hối hả về hội trường sớm, tìm chỗ đậu xe và giữ chỗ ngồi trong hội trường, vì hội trường thì cố định mà năm nay số học sinh ra trường tăng gấp đôi các năm trước. Khi vào đến bãi đậu xe của nhà trường, họ tổ chức thật ngăn nắp, xử dụng ngay các học sinh của trường để dẫn và chỉ cho xe vào chỗ đậu có hàng lối, để khi ra có lối và dễ dàng lái xe lúc ra về. Vào đến hội trường, gia đình nào cũng giữ chỗ ngồi cho các thân nhân của mình. Đến khoảng 12 giờ 30 mới ổn định xong và lễ phát bằng cho các học sinh ra trường bắt đầu từ đây.

Sau lời tuyên bố khai mạc của ông hiệu trưởng, có văn nghệ phụ diễn do chính các em làm hoạt cảnh, hát múa và trình bày. Từng lớp một được giới thiệu lên sân khấu, rồi người phụ trách xướng tên từng học sinh, đồng thời trên màn ảnh hiện lên hình học sinh đó khi mới nhập học vào trường này, rồi ông hiệu trưởng bắt tay và trao bằng tốt nghiệp cho em đó. Khi đã phát bằng xong cho từng em, người phụ trách của lớp đó đọc tên một hay hai em xuất sắc của lớp, và nhận quà tặng từ một cô hay thầy phục trách môn học đó. Các em lần lượt đi xuống khỏi sân khấu, nhận mỗi em một bông hồng màu đỏ do các em nhỏ hơn của lớp mới vào trao tặng, rồi ra khỏi phòng, đến một điểm tập trung chụp hình chung cả lớp làm kỷ niệm, sau đó lớp kế tiếp được mời lên sân khấu để lãnh bằng.

Khoảng 14 giờ mới kết thúc cuộc lễ phát bằng, sau lời tuyên bố cám ơn của nhà trường, và mọi người được mời dự một cuộc tiếp tân nhẹ do nhà trường tổ chức, bằng bánh và giải khát, chúng tôi ra về khoảng 15 giờ. Vì vào buổi chiều lúc 18 giờ còn có buổi tiếp tân ra trường với các em mới tốt nghiệp và các phụ huynh.

Được biết, trường Kapu ở Bochlt niên học 2012-2013 có 183 em thi ra trường, trong đó có 9 em ra trường với điểm thi cao, những em này ưu tiên được xin vào học những ngành nghề mà các em khác cũng cùng ra trường, cùng đậu bằng nhưng điểm thấp hơn không xin vào học được. Một trong 9 em có điểm cao khi thi ra trường năm nay là Hoàng Tường Vân người gốc Việt sinh tại Đức. Em này ngoài việc có điểm thi xuất sắc khi ra trường 1.1, còn nói tiếng Việt Nam lưu loát trong gia đình, trả lời thư email của các người thân bằng tiếng Việt có bỏ dấu tử tế. Thật là một niềm vui cho người Việt Nam ở hải ngoại.

Trong cuộc hàn huyên sau lễ phát bằng, một người không quen biết đến bắt tay người viết chào hỏi chúc mừng, như là một người đã quen biết, ông nói một tràng tiếng Đức với nét mặt hớn hở và hãnh diện, nhưng người viết không hiểu được vì ngôn ngữ Đức và ngôn ngữ Hòa Lan cũng khác biệt, sao may có phụ huynh của em Việt Nam đứng kế bên dịch lại cho biết. Ông ta cũng là người ngoại quốc sống ở Đức (người Albania) nghe ông hiệu trưởng nói trong hội trường về một em gốc nước ngoài (Việt Nam) học giỏi, thi điểm cao khi ra trường, ông cũng mừng lây, nên khi thấy bóng dáng phụ huynh Việt Nam có mặt là ông đến bắt tay chúc mừng. Đúng là “đồng bệnh tương lân”. Trên đường về được cho biết ông ta nguyên là bộ trưởng gì đó trong chế độ độc tài Cộng Sản của nước Albania, trước năm 1998 ông ta xin tỵ nạn tại CHLB Đức, hiện đang làm công nhân trong một nhà máy của Đức và có hoạt động trong Công Đoàn.

Hồi tưởng.

Có tham dự lễ ra trường mới cảm thông được tâm tư của người trẻ. Có phải lang thang không nhà mới cảm thông được nỗi cô quạnh của người vô gia cư, như tâm tình trong bản Thánh ca Lời Kinh Hòa Bình của Phi Nguyễn. Chính trong giờ phút này lòng người viết bâng khuâng trở về quá khứ của hàng nửa thế kỷ trước, khi đất nước hình cong chữ S của tôi xẩy ra chiến tranh, loạn lạc. Khi những người học sinh cắp sách đến trường trong thế hệ thời ấy phập phồng, lo âu khi kỳ thi sắp tới, ngồi học thi mà nghe tiếng súng, tiếng đạn pháo từ xa vọng về, báo những điều chẳng lành nếu mai đây thi đậu thì còn được mài đũng quần trên ghế các giảng đường đại học, còn nếu chẳng may không đủ điểm thì sẽ khăn gói lên đường nhập ngũ (ngày ấy tỷ lệ thi đậu chỉ chừng 30%). Phần lớn sau cuộc thi phổ thông cấp hai hay cấp ba, bạn bè cùng lớp tản mạn đi khắp các quân trường và ra đơn vị ở khắp bốn vùng chiến thuật, tình cờ lắm mới có dịp gặp lại nhau mỗi người mang trên mình một màu áo trận; chuyện thương tật, sống chết thật dễ xẩy ra trong một đất nước ly loạn với người trai thời chinh chiến.

Không như hôm nay ở dất nước bình yên, những người trẻ chỉ chuyên tâm vào học tập, không lo nếu mai đi thi không đủ điểm đậu thì phải khăn gói lên đường nhập ngũ, vì không còn được hoãn dịch vì lý do học vấn nữa. Cái thủa cắp sách đến trường trong một đất nước ly loạn ngày ấy của cha ông đầy lo âu, không như thời con, cháu được cắp sách đến trường ở những đất nước thanh bình, chuyên tâm học tập nên được phát huy tất cả tài năng sẵn có của tuổi trẻ. Nhất là được hưởng một nền giáo dục nhân bản, công bằng, không bắt buộc học những điều vô bổ như trong chế độ độc tài hiện nay ở trong nước.

Sống lại với tuổi trẻ là sống lại những ước mơ, mơ một ngày trong tương lai những người tốt nghiệp phổ thông hôm nay, họ bước vào các ngưỡng cửa đại học, miệt mài nghiên cứu học tập những giá trị văn chương, triết học, y khoa, toán học, để ra đời với những tấm bằng phục vụ cho xã hội và mang lại đời sống ấm lo cho họ, cho gia đình và tương lai của họ, khác với thế hệ thủa chúng tôi bị lăn mình vào một cuộc chiến không thể thoát ra, và không có được cái may mắn như các em ra trường như hôm nay./-

Bùi Văn Đỗ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.