Hôm nay,  

Vui Buồn Một Kiếp Tha Hương

30/07/201300:00:00(Xem: 11802)
Nói rõ tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ” bình thường mà thôi.

Tôi gõ chùa, gõ free, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để giải khuây, để cho vui, để khỏi nghĩ quẩn, để bắt trí não làm việc, đề phòng bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly, và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống.

Viết hay gõ được xem như là một trị liệu pháp vậy.

Thế cho nên, tôi gõ cho người đọc nhưng thật ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống tha hương của mình bớt phần tẻ nhạt.

“Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương” (Lam Phương- Kiếp tha hương)


Cơ duyên trong đời
Tôi chưa từng gõ báo bao giờ nhưng…

Năm 2000 tôi bạo gan, xăm mình, chập chửng bước đầu gõ ba cái chuyện ăn uống thịt thà cá mắm cho tờ Thời Báo Toronto.

Thôi thì cứ thử đại một vài lần xem sao.

Lúc đầu tính làm chơi, nhưng sau thành gõ thiệt. Thế rồi hết báo nầy đến báo khác…(chơi thành thiệt)

Có sao nói vậy

Tôi gõ như tôi đang nói chuyện thẳng với các bạn vậy. Tôi cố ý sử dụng những chữ thật bình dân, dí dỏm, tếu, và thường là những từ hoặc cụm từ rặc chảy miền Cần thơ cây xanh trái ngọt. Tôi thích sự chân thật. (Có sao nói vậy người ơi).

“…Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh -Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ
Chiều chiều quạ nói với diều-Ô Môn Bình Thủy có nhiều cá tôm
Cần Thơ gạo trắng nước trong-Ai đi đến đó lòng không muốn về…”


(Ngưng trích -Nguyễn Thị Kim Thu-THĂM LỤC TỈNH QUA CA DAO.)
http://namkyluctinh.org/a-dialy/kimthu-6tinhquacadao[6].pdf
vui_buon_voi_lan__resized
Vui buồn tha hương.
Cũng nhờ Internet

Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat, facebook…) giữa mọi người với nhau.

Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền... một loại ma túy nào đó. Ghiền Internet chỉ biết vâng lệnh chớ không cằn nhằn, cãi lại. Sướng.

Báo mạng, blogs xuất hiện nhiều vô số kể. Vàng thau lẫn lộn, thượng vàng hạ cám.

Tại hải ngoại, ai muốn gõ gì thì mại vô cứ việc tự do gõ loạn xà ngầu lên.Vui lắm.

Không ai cấm cản ai hết, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Quí.

Ngồi buồn, gõ phím sướng lăn tăn.
(bắt chước câu Ngồi buồn, gãi háng dái lăn tăn của cụ Trần V Hương)

Có cái lạ, là hể gặp tôi thì bạn bè hay người quen biết thường hay hỏi mình viết bài có tiền bạc gì không? Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là không. Chắc có người cũng dám nói lén chắc ổng vừa ngu và vừa khùng lắm đó.Tò mò.

Hầu như 90% người gõ đều làm “chùa” hay làm “công quả”. Đây không phải là chùa một cột, chùa Phật, chùa Chà, chùa nhà, chùa Bà, chùa Ông gì hết, nhưng chùa ở đây là free…Tình cho không biếu không.

Nội việc tờ báo giúp mình thi thố “tài năng” , đăng bài vở cũng đủ làm mình sướng tê mê rồi chẳng khác gì “Ngồi buồn, gõ phím sướng lăn tăn” cả thể xác lẫn tâm hồn rồi.Phê.

Quan trọng hơn hết là có người để ý, quan tâm, kiên nhẫn, chịu khó đọc, chê khen hổng thành vấn đề, thì quả thật đây làm điều làm mình bay bổng lên chín tầng mây.Đã.

Bất cứ chuyện gì cũng đã có người gõ cả rồi. Từ chuyện phòng bệnh, ăn uống sao cho sống lâu sống khỏe để có sức mà kéo cày ngày như đêm, để trả nợ đời, nợ nhà băng và đóng thuế cho tới ngày lên bàn thờ ngồi. Chuyện thiền, tu hành, chuyện tuổi già, chuyện dê, chuyện nam nữ vật lộn ạch đụi trên giường, chuyện vợ nổi cơn ghen cắt chim chồng. Chuyện xe cán chó, chuyện kinh bang tế thế, chuyện phe nhóm bôi bác đả kích, chửi bới nhau loạn xạ lên. Chuyện cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mendela chết chưa hay chưa chết. Chuyện vợ chồng hoàng tử William và Kate sanh con trai đầu lòng, mừng húm..

Chuyện cao niên xuân thu nhị kỳ, trốn vợ già, về bên nhà tìm hoa lạ ngắm chơi đỡ ghiền… Yamaham
vui_buon_tha_huong
Vui buồn tha hương.
Như một chợ trời.

Có người viết để phổ biến những thông tin hữu ích, còn người khác thì viết để khuyên bảo bá tánh nên ăn chay sám hối, mau mau lo tu tập đi kẻo hổng còn kịp nữa đâu. Thời mạt Pháp đã tới rồi.Tốt.

Thậm chí có Ông Mỹ già Harold Camping bên Cali, một kỹ sư công chánh về hưu, cho biết dựa theo Kinh Thánh và sự tính toán riêng của ông thì chắc chắn như đinh đóng cột, là ngày 21/5/2011 là ngày tận thế. Ông nầy là sáng lập viên đài phát thanh Family Radio bên Cali... Thầy hù có khác. Tào lao.

Có người gõ để giải khuây cho tâm trí bớt khùng, có ngưòi gõ để xả xú bắp, có người gõ để chọc tức, chọc giận phe nầy, đá giò lái phe kia, để gây chia rẽ…để mình thấy sướng. Đời là thế.

Có người gõ, người đọc không biết họ nói cái gì, không thể hiểu nỗi. Cao siêu nhức đầu.

Có người gõ để hù cho thiên hạ sợ khơi khơi chơi. Đây là mấy cái thơ dây chuyền chain letters được gởi qua I Meo. Họ dọa thòng một câu bắt buộc mình phải chuyển thơ đi cho người khác nếu không thì mệt lắm. Bộ hết chuyện làm rồi sao? Bỏ qua đi tám.

Có người gõ để bán ảo tưởng. Để làm gì? Chắc ngày xưa ở gần nhà thương Chợ Quán hay Biên Hòa.

Có người gõ vì muốn phô trương, vì ganh tị, vì ghen ghét, để trả thù, để trả lời, để chửi cho đã tức. Sân si.

Có người gõ để xin tiền làm từ thiện, cứu đói, xây nhà tình thương, xây chùa, xây miểu, đúc tượng, sửa am. Tiền là tiên là Phật.

Có người gõ để cho biết là mình vẫn còn sống nhăn răng đây nè. Yêu cái tôi, thương cái ngã.

Ai thích thì cứ đọc. Không ai ép buộc ai cả. Tự do muôn năm.

Vậy, viết, gõ phải cẩn thận, coi trước ngó sau, cân nhắc chữ nghĩa cho kỹ. Nhắm mắt gõ đại dám bị người ta hiểu lầm, diễn giải sai ý, rắc rối lắm chớ hổng phải chơi đâu. Cẩn thận.

Rồi còn phải gõ cho đúng chữ nghĩa, cho chỉnh về chánh trị (politically correct) để khỏi bị bên nầy hay bên kia chụp mũ oan. Sợ
vui_buon_ngoi_go__resized
Vui buồn tha hương.
Mỗi người mỗi cách gõ

Gõ bừa, cương ẩu, gõ đại thì dễ.

Còn gõ đàng hoàng, có suy nghĩ thì khó hơn vì phải tốn thì giờ, phải phối kiểm tin tức, tra cứu tự điển, hỏi han ý kiến bạn bè và các người chuyên môn, nhưng đôi khi cũng bị tổ trác như thường. Cẩn thận.

Tôi yêu tiếng nước tôi.

Danh từ chuyên môn, danh từ khoa học, tiếng Tây tiếng U (Usa) thì đã khó rồi nhưng tiếng mẹ đẻ của mình cũng không phải dễ gì hơn. Mỗi vùng, mỗi miền đều có cách nói, cách gõ khác nhau. Bắc, Trung, Nam. Danh từ chuyên môn bên nhà, các ổng mỗi người viết mỗi cách.Vậy, chữ nào thấy không chắc ăn là tôi hay thêm tiếng Tây tiếng U bên cạnh cho rõ nghĩa hơn. Gõ cho đúng, bà con cô bác mới hiểu, vui vẻ cả làng, khó lắm. Lo.

Ngôn ngữ của mình mang theo là tiếng Việt xài trước 75, còn bây giờ thì có nhiều từ nhiều chữ lạ quá, và có quá nhiều tiếng mới lạ mà tôi bù trất. Chịu thua.

Khoa học không biên giới

Gõ một đề tài về khoa học để quảng bá thông tin đến đại chúng rất phức tạp chớ không đơn giản chút nào hết. Phải tốn rất nhiều thời giờ để sưu tra tài liệu, phải gõ sao cho dễ hiểu bằng cách tránh né tối đa những khía cạnh quá chuyên môn, quá kinh điển, quá kỹ thuật technicité chỉ làm cho bài gõ trở nên khó hiểu, quá khô khan nhàm chán mà không có mấy người muốn đọc. Quan trọng là phải kèm theo tài liệu, links tham khảo để kiểm chứng.Nói có sách mách có chứng.

Mỗi người mỗi kiểu

Mỗi người gõ mỗi kiểu, mỗi cách, mỗi văn phong khác nhau. Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Wow!

Gõ sao cho mọi người đều hiểu hết là điều rất cần thiết.. Đó là ý muốn và mục đích chung của nhà gõ, cũng như của tất cả các nhà văn nhà thơ...

Một gạch nối với bà con hải ngoại.

Nhờ những bài viết cho cộng đồng VN tại Canada phổ biến kiến thức vệ sinh ăn uống, đồng thời cũng là sợi dây liên lạc của cơ quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) với cộng đồng VN, Gs Nguyễn Thượng Chánh được trao tặng giải thưởng Presidential Prize, Community Services tại cơ quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) Ottawa, Nov 2000. Các người trong hình là President, Vice presidents personnel và program của CFIA.

Chanh Nguyen Thuong se fait communicateur auprès de la communauté vietnamienne

Par Rhonda Wilson, Affaires publiques
http://www.advite.com/ChanhNguyen.htm
vui_buon_giai_thuong__resized
Vui buồn tha hương.
Văn là người?

Đôi khi mình thấy bài nào hay trong báoTây, báo Mẽo thì dịch ra, xào nấu nêm nếm lại cho đúng gu người “Việt trung bình” nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi bị người ta gán mình vào nhân vật đã được nêu ra trong bài. Chắc ổng như vậy nên ổng mới viết. Không chắc đâu.

Có khi bị sửa lưng, sao ổng nói vậy mà ổng lại làm khác. Chỉ biết cười trừ mà thôi. Nghe những gì tui nói nhưng đừng có coi tui làm.

Người nào chê mình là thầy mình. Phải cố gắng thêm hơn nữa để không phụ lòng mong đợi của bà con bá tánh. Xả.

Trăm người trăm ý

Vậy thì không thể nào thỏa mãn, gõ đúng như ý muốn của tất cả mọi người được hết. Vô ích.

Phản hồi mặn để sửa lưng, để bắt giò, bắt cẳng thường thấy hơn phản hồi ngọt để khen tặng và khích lệ mầm già. Cám ơn.

Nghĩ tới chuyện các người mù rờ con voi, mình thấy tâm hồn được an ủi phần nào. Bình thản trong tỉnh thức…

Kẹt

Chuyện trích dăng lại bài vở của người khác từ một blog, từ một báo mạng không phải là một vấn đề gì quá đáng, hiếm thấy xảy ra đâu. Người gõ cũng thường làm. Đó là chia sẻ thông tin.

Nhưng cần phải tôn trọng tác giả, tôn trọng nội dung bài viết. Phải có chút liêm sĩ. Không được lờ cái tên của người ta, không được sửa lại tên cúng cơm hay bút hiệu của người ta, không được thêm những gì người ta hổng có viết trong bài gốc. Và cũng nhớ ghi thêm là trích lại từ báo nào, từ website nào… theo đúng luật giang hồ.

Báo Quốc Nội Copy Hải Ngoại Xóa Tên Tác Giả, Ghi Tên Khác

Tác giả : Phan Tấn Hải

“Báo Quốc Nội Copy Hải Ngoại Xóa Tên Tác Giả, Ghi Tên Khác; Tác giả Nguyễn Thượng Chánh yêu cầu tờ Tin Tức Xã Luận đính chánh và xin lỗi, vì tự ý copy bài, xóa tên tác giả và ghi tên khác vào…”(Ngưng trích PTH, Việt báo Cali)
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-184341/

Một nhà báo chuyên nghiệp mách nước

“Khó khăn nhất là cách dùng chữ sao cho khéo léo và tế nhị, nơi dễ bị hiểu nhầm và gây đau đớn, nhất là:

- về chính trị (thí dụ, dùng chữ TPHCM);

- về tôn giáo (thí dụ, khi dịch tin Vatican bao che các linh mục lạm dụng trẻ em);

- về đảng phái (thí dụ, khi có bài nào nhắc tới đảng tranh, xưa thì là thời ông Diệm, gần là các đảng trong cộng đồng bây giờ);

- về thẩm định nghệ thuật (thí dụ, lỡ lời chê văn thơ người này, người kia dở).

Đề tài dễ câu khách là sex, về chuyện gay cấn tình, tiền, về y khoa, sức khỏe, bảo hiểm... nhưng với nhiều độc giả thì họ chỉ quan tâm về tình hình quê nhà. Không thể biết chính xác bao nhiêu phần trăm độc giả ưa thích.

Vui thì viết là vui, lại là môn thể thao luyện chữ, luyện Anh văn, thấy mình giúp nhiều cho đồng bào... Buồn là khi đọc các thông tin quê nhà làm mình khóc, như đọc về cảnh dân nghèo, về Lời Tuyên Bố của TS Cù Huy Hà Vũ, về bài của TS Nguyễn Thanh Giang viế "Thương Hạnh Lắm" và nhiều nữa...

Phản ứng thì trả lời tế nhị, nếu thấy càng gây thêm chia rẽ, thì đành im lặng... Thêm nữa, có những người hình như ngồi 24 giờ gửi bài lên các diễn đàn mạng, trong khi mình đâu có dư thì giờ mà đọc kỹ từng email, mà trả lời hết các ý mình muốn nói...

Muốn viết không đụng chạm ai hết là nên làm thơ tình, nhưng đừng gia nhập các hội văn nghệ, kể cả Văn Bút, vì mất thì giờ, rồi có khi chia phe, tan rã lại buồn, lại nghe đổ tội cho nhau...

Bài viết lý tưởng? Không biết. Xấu đẹp, hay dở tùy người đối diện”.(Ngưng trích Cư sĩ Nguyên Giác PhanTấn Hải, Việt Báo Cali)

Kết luận

Vui buồn một kiếp tha hương. /.

Mời các bạn nghe một bài hát hay:

Vidéo Khánh Ly –Kiếp tha hương (Lam Phương)
http://www.youtube.com/watch?v=T6cJh9xOo6Y

Chiều đi lặng lẽ màn đêm dần trôi.
Bâng khuâng vì gió đông đến tim côi
Ngã mình che lá khô nhẹ rơi.
Thấy lòng bớt cô đơn
giữa ánh đèn kinh đô sáng soi.
.
Hồn theo làn khói về nơi mộng mơ.
Chim non mỏi cánh tung gió chơi vơi.
Thẫn thờ nghe tiếng chuông ban chiều,
ngỡ rằng câu hát mỹ miều
vì đời mình chỉ biết cô liêu.
.
Thương cho thân gái đường xa
mang vào kiếp không nhà
trời đông thiếu chăn êm.
Thương ai chốn xa xôi,
chiều nay trên bến sông
nghe đông sang lạnh lùng.
.
Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương.


Sáng tác: Lam Phương
Montreal, July 30, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không quản ngại thời tiết băng giá, tối ngày 3 tháng Giêng vừa qua cử tri bang Iowa đã rủ nhau đến những địa điểm hội họp để bắt đầu tiến trình
Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, sắp đến Tết  Mậu Tý 2008, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước mưa đông lạnh thành nước đá đóng mặt đường
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.