Hôm nay,  

Tại Sao Không Liếc Liếc?

7/20/201300:00:00(View: 6600)
Trong bang giao quốc tế, các chính khách cũng như các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận và tính toán trong ngôn ngữ cũng như cử chỉ của mình, vì cử chỉ của cơ thể cũng là một ngôn ngữ để bày tỏ.

Cách đây khá lâu, khi Trung Quốc (TQ) phát triển hoả tiển để bắn hạ vệ tinh ngoài không gian, các nhà ngoại giao của các nước khác nêu câu hỏi cho nhà ngoại giao TQ về mục đích của việc phát triển vũ khí tấn công này và được nhà ngoại giao TQ cho biết là để dùng vào việc bắn tan vẫn thạch từ ngoài không gian bay vào đụng quả địa cầu, cứu nhân loại không bị tiêu diệt. Các nhà ngoại giao tròn xoe đôi mắt trước lòng thương nhân loại của TQ. Chỉ cần tròn xoe đôi mắt thì cũng bằng hay hơn cả những câu nói phủ nhận là họ hoàn toàn không tin.

Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới, cho nên ngôn ngữ cơ thể của lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn hơn là bài phát biểu. Trong cuộc tranh cử năm 1992 giữa đương kim tổng thống George Bush (cha) và ứng cử viên tổng thống Bill Clinton, khi tranh luận với nhau, ông Bush nhìn đồng hồ đeo tay, ngôn ngữ cơ thể này đã vặn tắt cử tri, cho ông là người đã hết xăng và là một trong các yếu tố làm cho ông thất cử. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012 vừa qua, trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và ông Mitt Romney, ngôn ngữ cơ thể của ông Obama qua sự thả hồn đi đâu đâu, vì đó cũng là ngày sinh nhật của bà Michelle Obama, đã làm cho ông thua trong cuộc tranh luận đó.

Truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ là không ưa hoàng gia và các lễ nghi có tính cách phân biệt giai cấp của nó. Tổng thống Roosevelt có lần gầm gừ rằng "Nếu sắp tới mà tôi gặp vua, thì có thể là tôi sẽ cắn ông ta". Nhưng tháng Sáu năm 1994 TT Clinton tiếp Nhật Hoàng ở South Lawn của Toà Bạch Ốc, ông Clinton chỉ hơi cúi người (xem hình), tuy không sâu lắm, và Nhật Hoàng Akihito trong buổi tiệc sau đó đã nâng ly mời, phá lệ hoàng đế. Cả hai mỗi người đi nửa đoạn đường vì "tổng thống không cúi đầu và hoàng đế không nâng ly" của văn hoá hai nước. Vậy mà dư luận dậy lên sự phàn nàn là ông đã phá vỡ truyền thống 200 năm, để lại vết xấu.

Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Hoa Kỳ, tướng Douglas MacArthur tiến vào Tokyo và đặt bản doanh ở khách sạn chờ Nhật Hoàng Hirohito đến để giải quyết việc chiếm đóng. Hoàng gia Nhật đưa ra hai yêu cầu là ông đến hoàng cung và tuy không cúi rạp đầu nhưng quỳ một đầu gối. Tướng MacArthur từ chối, nói rằng Nhật Hoàng muốn giải quyết thì phải đến gặp ông vì hai bên không ngang hàng, Nhật Hoàng là kẻ chiến bại. Nhật Hoàng đã đến khách sạn và ông MacArthur đứng thẳng người để tiếp ông (xem hình). Ông MacArthur xử treo cổ thủ tướng Hideki Tojo nhưng giữ hoàng gia như một định chế nghi lễ và thống nhất nhân dân, trong một nền dân chủ mới nẩy mầm. Ông tôn trọng Nhật Hoàng, nhưng qua ngôn ngữ cơ thể thì nhiều người cho là không phải vậy.

Đầu tháng Tư 2009 TT Obama cúi người chào ông vua Abdullah của Saudi Arabia (xem hình), ông Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng ông vì cao quá nên chỉ khom người chứ không cúi rạp, nhưng hình chụp không thể nói dối và dư luận Mỹ tỏ vẽ không hài lòng. Họ cho rằng ông đi vòng quanh thế giới để xin lỗi những lãnh tụ độc tài, nghĩ rằng nhờ vậy mà những ngày sắp tới có thể hoà thuận và ngồi chung với nhau để trở thành bạn bè, không còn thù nghịch Hoa Kỳ như đối với TT Bush tiền nhiệm.

Đến tháng Mười Một 2009, TT Obama khi viếng Nhật cũng đã cúi thấp đầu khi bắt tay Nhật Hoàng Akihito (xem hình), ngôn ngữ cơ thể này tuy chinh phục được lòng công dân Nhật, nhất là thế hệ người già, nhưng đã làm cho dân Mỹ chau mày bực mình, nói ông có xương sống dẽo, trong khi việc đứng thẳng người bắt tay thì trông hay hơn.

Dù phàn nàn như vậy nhưng dư luận cũng không quá bất mãn hay chống đối ông Obama vì hai lý do chính: Thứ nhất, tuy hình ảnh có xấu một chút nhưng Hoa Kỳ không có tương nhượng gì cả các quyền lợi quốc gia dân tộc, ngược lại còn chinh phục được tình cảm của thế giới, thêm bạn bớt thù, giúp cho HK trong việc chống khủng bố. Thứ Hai, dưới thời TT Bush tiền nhiệm, qua chủ trương "ai không theo ta tức là chống ta" cùng có những hành động vũ lực một mình trên sân khấu chính trị thế giới, nên đã đưa HK đến sự bị cô lập và khuynh hướng bao che khủng bố. Do đó, hành động hạ mình của TT Obama là để tái tạo vị thế mới phục vụ tốt cho quyền lợi của HK.

Bây giờ ta thử phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông Chủ Tịch Nước CSVN trong chuyến đi Bắc Kinh ngày 19-21/6/2013 mà ông đã cúi thấp đầu chào lính Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đứng thẳng. Ông Sang đại diện đất nước Việt Nam đang bị TQ lấn hiếp, thế giới ai cũng biết điều này và ai cũng biết VN là nhược tiểu so với TQ. Cho nên ông Sang không cần phải làm như vậy, vì thế giới không cần, vì dân TQ hả hê coi là đại diện Nam Man nên phải làm như vậy, vì dân VN đau buồn và cảm thấy bị nhục.

Ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Sang hoàn toàn tương phản với ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Obama. Một bên để tái xác định thân phận hèn mọn của dân tộc mình và một bên để tái tạo vị thế siêu cường của dân tộc mình. Ông Sang sẽ già và sẽ chết, nhưng những ngôn ngữ cơ thể của ông sẽ trường tồn cùng với Bản Tuyên Bố Chung và 10 thoả ước ông đã ký, để trở nên một thành phần của một giai đoạn u tối trong lịch sử Việt Nam.

Ban Lễ Tân của Bộ Ngoại Giao ở đâu sao không làm việc chặt chẽ với ông để tránh loại ngôn ngữ cơ thể này? hay đây là chủ trương của Đảng? hay đây là sự chấp nhận thân phận thấp hèn của cá nhân ông Sang?

Nếu tất cả những yếu tố trên đều không phải, thì tại sao ông Sang không giữ tư thế của dân tộc và của cá nhân mình? Có rất nhiều người VN, kể cả người viết bài này, không rành về chuyện lễ nghi, khi đi chùa hay đi tang giỗ không biết nên lạy hay nên xá và phải bao nhiêu lần. Trong những trường hợp như vậy thì cách hay nhất là liếc chừng người rành về việc này đang đứng gần bên và nhái theo các động tác của họ.

Đứng cạnh ông Tập Cận Bình, tại sao ông Sang không liếc liếc?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện: Chúng tôi nợ người đóng thuế ở Mỹ trách nhiệm giải thích cách chi tiêu tiền của họ. ✱ Colin H. Kahl, Thứ Trưởng Quốc phòng: ... bổ sung kho dự trữ của Hoa Kỳ, chia sẻ thông tin tình báo, kiểm tra các vũ khí, thiết bị, cách bảo trì chúng,... và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine, ✱ TNS McConnell: Các báo cáo về việc Đảng Cộng hòa không còn tha thiết ủng hộ vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ trên thế giới đã bị phóng đại quá mức. Các nhà lãnh đạo đảng của tôi hoàn toàn ủng hộ một nước Mỹ hùng mạnh, can dự vào một liên minh xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ . Đừng nhìn vào Twitter, hãy nhìn ... – Vì lợi ích cốt lõi quốc gia của chính nước Mỹ đang bị đe dọa.
Cách nay 6 năm, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã đề xướng “tổ chức đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thật phù hợp với lối suy nghĩ đen tối của cựu tổng thống. Những kẻ sợ hãi sẽ bỏ phiếu cho một nhà lãnh đạo độc tài. Nước Mỹ của Trump không phải là ánh bình minh với niềm tin cho tương lai, mà là đêm đen như mực.
Một năm sau cuộc « hành quân đặc biệt » của Putin ngày 24/02/2022, cuộc chiến Ukraine nay đã trở thành thứ chiến tranh toàn diện, có mục đích nhằm làm tiêu hao lực lượng của đối phương. Nga quyết chiến và kéo dài dựa vào số đông quân, tuy tử trận và bị thương nặng đã lên đến 200.000 người. Phía Ukraine vẫn giữ đất, tấn công giành đất nhờ viện trợ của Hoa Kỳ và Âu châu. Kết thúc cuộc chiến khó thấy ở bàn hội nghị hơn là ở khả năng chỉ huy cuộc chiến...
Tôi có cái thói hễ thấy người sang là bắt quàng làm họ. Nhưng riêng chuyện tôi cũng (muốn) là bạn của ông Dương Tường thì không hẳn thế. Ông ấy (rõ ràng) trông dáng bộ cũng bệ rạc y như tôi thôi, chứ có sang trọng quái gì đâu...
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.