Hôm nay,  

Tại Sao Không Liếc Liếc?

20/07/201300:00:00(Xem: 6791)
Trong bang giao quốc tế, các chính khách cũng như các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận và tính toán trong ngôn ngữ cũng như cử chỉ của mình, vì cử chỉ của cơ thể cũng là một ngôn ngữ để bày tỏ.

Cách đây khá lâu, khi Trung Quốc (TQ) phát triển hoả tiển để bắn hạ vệ tinh ngoài không gian, các nhà ngoại giao của các nước khác nêu câu hỏi cho nhà ngoại giao TQ về mục đích của việc phát triển vũ khí tấn công này và được nhà ngoại giao TQ cho biết là để dùng vào việc bắn tan vẫn thạch từ ngoài không gian bay vào đụng quả địa cầu, cứu nhân loại không bị tiêu diệt. Các nhà ngoại giao tròn xoe đôi mắt trước lòng thương nhân loại của TQ. Chỉ cần tròn xoe đôi mắt thì cũng bằng hay hơn cả những câu nói phủ nhận là họ hoàn toàn không tin.

Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới, cho nên ngôn ngữ cơ thể của lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn hơn là bài phát biểu. Trong cuộc tranh cử năm 1992 giữa đương kim tổng thống George Bush (cha) và ứng cử viên tổng thống Bill Clinton, khi tranh luận với nhau, ông Bush nhìn đồng hồ đeo tay, ngôn ngữ cơ thể này đã vặn tắt cử tri, cho ông là người đã hết xăng và là một trong các yếu tố làm cho ông thất cử. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012 vừa qua, trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và ông Mitt Romney, ngôn ngữ cơ thể của ông Obama qua sự thả hồn đi đâu đâu, vì đó cũng là ngày sinh nhật của bà Michelle Obama, đã làm cho ông thua trong cuộc tranh luận đó.

Truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ là không ưa hoàng gia và các lễ nghi có tính cách phân biệt giai cấp của nó. Tổng thống Roosevelt có lần gầm gừ rằng "Nếu sắp tới mà tôi gặp vua, thì có thể là tôi sẽ cắn ông ta". Nhưng tháng Sáu năm 1994 TT Clinton tiếp Nhật Hoàng ở South Lawn của Toà Bạch Ốc, ông Clinton chỉ hơi cúi người (xem hình), tuy không sâu lắm, và Nhật Hoàng Akihito trong buổi tiệc sau đó đã nâng ly mời, phá lệ hoàng đế. Cả hai mỗi người đi nửa đoạn đường vì "tổng thống không cúi đầu và hoàng đế không nâng ly" của văn hoá hai nước. Vậy mà dư luận dậy lên sự phàn nàn là ông đã phá vỡ truyền thống 200 năm, để lại vết xấu.

Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Hoa Kỳ, tướng Douglas MacArthur tiến vào Tokyo và đặt bản doanh ở khách sạn chờ Nhật Hoàng Hirohito đến để giải quyết việc chiếm đóng. Hoàng gia Nhật đưa ra hai yêu cầu là ông đến hoàng cung và tuy không cúi rạp đầu nhưng quỳ một đầu gối. Tướng MacArthur từ chối, nói rằng Nhật Hoàng muốn giải quyết thì phải đến gặp ông vì hai bên không ngang hàng, Nhật Hoàng là kẻ chiến bại. Nhật Hoàng đã đến khách sạn và ông MacArthur đứng thẳng người để tiếp ông (xem hình). Ông MacArthur xử treo cổ thủ tướng Hideki Tojo nhưng giữ hoàng gia như một định chế nghi lễ và thống nhất nhân dân, trong một nền dân chủ mới nẩy mầm. Ông tôn trọng Nhật Hoàng, nhưng qua ngôn ngữ cơ thể thì nhiều người cho là không phải vậy.

Đầu tháng Tư 2009 TT Obama cúi người chào ông vua Abdullah của Saudi Arabia (xem hình), ông Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng ông vì cao quá nên chỉ khom người chứ không cúi rạp, nhưng hình chụp không thể nói dối và dư luận Mỹ tỏ vẽ không hài lòng. Họ cho rằng ông đi vòng quanh thế giới để xin lỗi những lãnh tụ độc tài, nghĩ rằng nhờ vậy mà những ngày sắp tới có thể hoà thuận và ngồi chung với nhau để trở thành bạn bè, không còn thù nghịch Hoa Kỳ như đối với TT Bush tiền nhiệm.

Đến tháng Mười Một 2009, TT Obama khi viếng Nhật cũng đã cúi thấp đầu khi bắt tay Nhật Hoàng Akihito (xem hình), ngôn ngữ cơ thể này tuy chinh phục được lòng công dân Nhật, nhất là thế hệ người già, nhưng đã làm cho dân Mỹ chau mày bực mình, nói ông có xương sống dẽo, trong khi việc đứng thẳng người bắt tay thì trông hay hơn.

Dù phàn nàn như vậy nhưng dư luận cũng không quá bất mãn hay chống đối ông Obama vì hai lý do chính: Thứ nhất, tuy hình ảnh có xấu một chút nhưng Hoa Kỳ không có tương nhượng gì cả các quyền lợi quốc gia dân tộc, ngược lại còn chinh phục được tình cảm của thế giới, thêm bạn bớt thù, giúp cho HK trong việc chống khủng bố. Thứ Hai, dưới thời TT Bush tiền nhiệm, qua chủ trương "ai không theo ta tức là chống ta" cùng có những hành động vũ lực một mình trên sân khấu chính trị thế giới, nên đã đưa HK đến sự bị cô lập và khuynh hướng bao che khủng bố. Do đó, hành động hạ mình của TT Obama là để tái tạo vị thế mới phục vụ tốt cho quyền lợi của HK.

Bây giờ ta thử phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông Chủ Tịch Nước CSVN trong chuyến đi Bắc Kinh ngày 19-21/6/2013 mà ông đã cúi thấp đầu chào lính Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đứng thẳng. Ông Sang đại diện đất nước Việt Nam đang bị TQ lấn hiếp, thế giới ai cũng biết điều này và ai cũng biết VN là nhược tiểu so với TQ. Cho nên ông Sang không cần phải làm như vậy, vì thế giới không cần, vì dân TQ hả hê coi là đại diện Nam Man nên phải làm như vậy, vì dân VN đau buồn và cảm thấy bị nhục.

Ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Sang hoàn toàn tương phản với ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Obama. Một bên để tái xác định thân phận hèn mọn của dân tộc mình và một bên để tái tạo vị thế siêu cường của dân tộc mình. Ông Sang sẽ già và sẽ chết, nhưng những ngôn ngữ cơ thể của ông sẽ trường tồn cùng với Bản Tuyên Bố Chung và 10 thoả ước ông đã ký, để trở nên một thành phần của một giai đoạn u tối trong lịch sử Việt Nam.

Ban Lễ Tân của Bộ Ngoại Giao ở đâu sao không làm việc chặt chẽ với ông để tránh loại ngôn ngữ cơ thể này? hay đây là chủ trương của Đảng? hay đây là sự chấp nhận thân phận thấp hèn của cá nhân ông Sang?

Nếu tất cả những yếu tố trên đều không phải, thì tại sao ông Sang không giữ tư thế của dân tộc và của cá nhân mình? Có rất nhiều người VN, kể cả người viết bài này, không rành về chuyện lễ nghi, khi đi chùa hay đi tang giỗ không biết nên lạy hay nên xá và phải bao nhiêu lần. Trong những trường hợp như vậy thì cách hay nhất là liếc chừng người rành về việc này đang đứng gần bên và nhái theo các động tác của họ.

Đứng cạnh ông Tập Cận Bình, tại sao ông Sang không liếc liếc?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tối 31 tháng 12, trên chương trình 20 giờ TV, Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp đọc diễn văn chúc mừng Năm mới nhơn dân Pháp. Theo thành kiến, người Pháp chúc mừng Năm mới phải sau 12 giờ đêm 31 tháng 12. Cũng như chúc mừng Noël cũng phải sau 12 giờ đêm 24/12.
Hiện nay, dân chúng quan tâm nhất là vấn đề Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, cụ thể là trong năm 2020, Trung Quốc đã có 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc ở vịnh Bắc bộ và 5 cuộc ở Hoàng Sa, trong khi phản ứng “thành công ngoại giao“ của Đảng là kiên trì trong im lặng.
Chào em năm 2021. Năm cũ qua đi, năm mới đến và chúng ta mơ ước, hi vọng những ngày sắp tới tươi đẹp hơn. Chỉ có mơ ước, hi vọng và niềm tin là liều thuốc hay nhất để làm cuộc sống đẹp hơn.
Xem như thế thì trẻ con trấn lột bạn học (nhỏ con hơn) cùng lớp, hay cùng trường là chuyện tất nhiên. Nhà nước hiện nay xây dựng trên căn bản cá lớn nuốt cá bé mà. Tụi nhỏ đã “sống và chiến đấu” trong một xã hội như thế nên tự rèn luyện kỹ năng trấn lột ngay từ thuở ấu thời (để sinh tồn) kể thì cũng tốt thôi!
Chào Năm Mới mùa Đông sương tuyết / Tết quê người tính nhẩm một năm qua / Lá thu xanh hóa đỏ ngỡ là hoa / Tóc bạc trắng tưởng mình thành tượng đá
Đêm nay trước ngưỡng cửa giao thừa năm 2021, đã 85 tuổi không biết sẽ băt đầu viết gì đây? Không biết gửi tấc lòng về đâu trong những ngày cuối năm. Tôi mạo muội viết vài dòng gửi đến bạn bè thân thiết, và những ai đã một thời cùng tôi tri kỷ.... Đã hơn 45 năm, kể từ ngày ly loạn, gần nửa thế kỷ. Biết bao nước chảy qua cầu, biển xanh biến thành nương dâu, đổi đời dị biệt, “một triệu người vui cũng có một triệu người buồn”..Thuở ấy!.
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã thổi phồng thành công chống đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ năm 2020 phản ảnh “tính ưu việt của hệ thống chính trị”, nhưng lại cố tình giấu đi đe dọa có thật của Trung Cộng ở Biển Đông và trên đất liền. Chuyện tréo cẳng ngỗng này không thể là vô tình mà cố ý, vì Trung Cộng vẫn là mối đe dọa toàn diện và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021.
Viện nghiên cứu The Centre for Economics and Business Research dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2028, tức là 5 năm sớm hơn các tính toán trước đây do tác động của đại dịch Vũ Hán [1] (Việt Nam sẽ nhảy vọt từ hạng 38 năm 2021 lên 24 năm 2030).
Một loại virus mới bắt đầu lây lan ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tháng 12 năm 2019, nhà chức trách thông báo có những ca nhiễm đầu tiên cùng lúc với căn bệnh phổi mà nguyên nhân chưa được xác minh. Ngày 6 tháng 1, có 59 trường hợp mắc bệnh, sau này gọi chung là Covid-19 được công bố chính thức. Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo đối phó với loại virus mới Corona, SarsCoV-2. Từ giữa tháng Giêng, các quốc gia khác cũng biết các trường hợp đầu tiên. Đức xác nhận trường hợp Covid-19 đầu tiên vào ngày 28 tháng 1. Theo bản tin của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, kể từ khi đại dịch bắt đầu cho đến ngày 25/12, số lượng các ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới lên đến hơn 80 triệu người, số người chết ước khoảng 1,75 triệu. Số liệu này tương đối vì có các trường hợp không được báo cáo hoặc cập nhật thường xuyên. Với gần 20 triệu người nhiễm và hơn 340.000 người chết, Hoa Kỳ là bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.
Từ giữa tháng Năm, Hạ Viện Dân Chủ đã đưa ra dự luật HEROS Act với ngân sách 3,000 tỉ đô la, nhằm giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp, cũng như kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dự luật bao gồm nhiều điều khoản nhưng vài điều liên quan trực tiếp đến người dân và người lao động bao gồm việc cung cấp $1,200 đến mỗi người dân bất kể lớn nhỏ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.