Hôm nay,  

Chuyện Trẻ Con & Truyện Người Lớn

02/07/201300:00:00(Xem: 7253)
Luật trời ban cho mọi động vật cơ quan sinh dục để truyền giống.

Thuở xưa, ai đẻ nhiều con là hiếu thảo với ông bà tổ tiên nên người ta thi đua hưởng khoái lạc. Có gia đình 10 đứa chưa đủ, phải chẵn 12 mới vừa lòng thân phụ mẫu. Giầu thì nhiều vợ, nhiều con đã đành nhưng điều đáng nói là phận càng nghèo lại càng đông con tựa như sướng “cu” nên mù cả hai mắt...

Chỉ khổ đàn bà là “cái máy đẻ”! Ờ... thật tình cũng chẳng biết ai sướng, ai khổ bởi ở lãnh vực tình yêu, cái sướng đã nằm sẵn trong cái khổ nên ai cũng say mê chẳng có cảnh “quýt làm cam chịu” bao giờ! Luật bù trừ “sướng trước, khổ sau” cũng là chuyện bình thường.

Đối với hai phái nam nữ, “làm tình” là bản năng cần thiết có sẵn trong cơ thể, tạo cảm giác thú vị vào bậc nhất trần gian vì thế người đời coi chuyện ấy là một loại trong tứ khoái. Thời xưa, khoa học chưa khám phá ra cách phòng ngừa thụ thai, vợ chồng cũng vẫn thỏa thích yêu đương vì được tiếng thơm có phước đông con khi sanh nở.

Chuyện đời xoay vần hết trắng rồi lại đen. Ngày nay, mỗi gia đình duy nhất chỉ có một hay hai con... Xã hội cấm đẻ con nhiều ở quê nhà. Khoa học giúp họ ngăn ngừa hay lỡ mang bầu... con gái thì phá đi! Bố mẹ ai cũng biết chuyện thất đức ấy nhưng nhắm mắt làm ngơ, tự hỏi đến bao giờ gió sẽ đổi chiều: giữ con gái và phá con trai?

Có lẽ sẽ không lâu! Chuyến về thăm quê gần đây, tôi gặp toàn “cậu ấm” trong những gia đình trung lưu hay khá giả... Chưa khôn lớn mà duyên tình mai sau đã thấy nhiều trắc trở bởi vì con gái đã ít đến tuổi lại đi lấy chồng xứ ngoại để mong “xóa đói giảm nghèo” một bước làm vợ mà nên phận giầu sang do đó hay có những lỡ lầm đáng tiếc sẩy ra.

Không muốn lạc đề, tôi xin nói rõ việc sinh nở trai hay gái không phải là đề tài bài viết này mà sự giáo dục con cái trong cái xã hội “ít con” vào thời đại “điện tử” hôm nay làm tôi phân vân với những ý tưởng tiêu cực...

Miền quê Sơn Tây, tôi gặp cậu bé Khôi, tuổi lên 7, sống chung với bố mẹ và ông nội. Bố có gian hàng bán đồ thời trang nên dành hết thời giờ vào sự buôn bán. Mẹ may vá suốt ngày ở xưởng, chiều tối mang đồ về nhà tiếp tục ngồi may! Sau bữa cơm chiều, cố gắng đạp đến nửa khuya, ngủ được mấy tiếng, lúc trời còn mờ sương đã vội vàng trở dậy, đưa con đi học rồi lại đến xưởng may, cứ thế ngày qua ngày...

Sau giờ học, Khôi về nhà với ông nội và con chó vện. Thỉnh thoảng tôi đến thăm, bàn chuyện thời sự cho đỡ buồn vì Sơn Tây tỉnh nhỏ. Ông nó nghiện thuốc nên lúc nào phòng khách cũng mờ khói! Thằng Khôi chăm chú lắng nghe truyện người lớn trong lúc hít và thở khói thuốc. Nhiều lần, thấy nó đăm chiêu như tự vấn xem đề tài gì mà khó hiểu nên mặt đờ đẫn không dám hỏi.

Đôi lúc cao hứng, quên bẵng mình là trẻ con, nó cắt ngang lời ông và lên tiếng thì cứ 10 lần, thằng bé bị quở trách 8 lần vì ông đã dặn con nít không được xen vào truyện của người lớn. Nó bị ông phạt, ngồi một mình cả buổi trong phòng riêng nhưng chứng nào tật ấy... không chừa!

Khi con vện sủa vang nhà làm lời nói của ông bị đứt quãng, cũng quy vào lỗi nó vì chăm chú nghe nên không để tâm coi con vật nghiêm chỉnh. Mỗi buổi đến chơi, tôi thường liên tục nghe tiếng ông quát tháo “dậy bảo” thằng Khôi và con chó vện. Thằng Khôi tuổi đang lớn, thích nhận xét người lớn từ lời nói đến hành động để bắt chước nhưng ông nội lại “phiền” vì “thất sách”, trẻ con mà lại thích xen vào truyện người lớn.


Ở tiệm ăn, thằng Khôi được ông cho phép, thích gì cứ tự động gắp. Đĩa mực xào rau cần, người lớn chưa ai đụng đũa đã thành đĩa nộm vì thằng bé tung hê lên tìm hết con mực để ăn vì nó thích! Ông nội thấy bất bình thường nhưng lặng yên vì thương cháu.

Xét kỹ mới hiểu thằng Khôi cô đơn... Con nít thời nay ít chơi đùa ngoài phố vì chẳng có nhiều bạn như thời xưa. Bố mẹ nó chỉ biết lo cơm tiền nên vắng nhà, còn cha có mẹ mà như trẻ mồ côi! Sống với ông nội khác chi cảnh “cha già con cọc” và đành hấp thụ lối giáo dục “cổ lỗ sĩ” của một cụ già nhà quê.

Vào đến Sài Gòn, tôi gặp bé Tân, cũng trạc tuổi thằng Khôi nhưng thuộc gia đình giầu có ở chốn phồn hoa đô hội. Bố nó đi làm xa, lâu lâu ghé về thăm nên Tân sống với mẹ như một người bạn nhỏ.

Mỗi lần gập Tân, tôi thấy nó một mình một thế giới vì mọi tiếng cười, tiếng nói chung quanh không làm nó bận tâm... Bạn của nó chính là cái máy điện tử đắt tiền trên tay. Tân chơi “game” nên phải tập trung đầu óc, đôi mắt và cả hai tay để ăn thua với “bạn máy” đầy sức lôi cuốn.

Nó ngước đôi mắt lạnh lùng nhìn người đối diện khi bố hay mẹ ra lệnh phải chào hỏi người quen. Mẹ nói trước, nó nói sau, lập lại lời như con vẹt... Tôi đưa tay bắt làm quen, cười tỏ tình với nó nhưng chỉ giây phút sau câu chào là “mãn tuồng”, nó lại cúi đầu vào “bạn máy”. Mẹ nó hiện rõ nét mặt hân hoan tự đắc vì có đứa con “ngoan” nên bà yên thân nhẹ gánh mà tiếp khách.

Tân ngồi cùng bàn ăn với người lớn vì bố mẹ nó muốn thế... Nói cho cùng, nó là đứa trẻ duy nhất trong gia đình và bữa tiệc. Con nít ngày nay hiếm hoi nhưng lạ lùng khi thấy một sự thật đau thương là trẻ mồ côi trong cô nhi viện thì vô số kể!

Tuổi nhỏ nhưng vai trò của Tân lại rất to, nó ngoan ngoãn ngồi yên không cần biết ai và chẳng nghe ngóng câu truyện của người lớn. Bố mẹ nó nói mà không bao giờ sợ nó xen vào vì tâm hồn nó không ở bàn ăn... đầu cúi xuống và hai tay luôn luôn bận rộn. Mẹ gắp gì thì ăn nếu nhịn đói cũng chẳng sao vì nó không thể xa chiếc máy điện tử nhưng thân nó lúc nào cũng phốp pháp tròn trịa vì cơm canh thịt thà no đủ.

Trong đời sống, mọi chuyện đều là thói quen, liệu khi lớn lên Tân có còn biết phép xã giao bình thường mà tuổi nhỏ bây giờ đã vô tình đánh mất? Hình ảnh của Khôi và Tân chính là những câu chuyện trẻ con cô đơn nhưng hai cuộc sống hoàn toàn đối nghịch... Một đứa thì bạn với ông nội ở miền quê, cô đơn đang ở tuổi tò mò nên thích bắt chuyện người lớn và một đứa sống bên mẹ ở chốn thành thị, cũng đơn độc nhưng văn minh, mẹ kết bạn cho chiếc máy điện tử nên luôn luôn bận bịu với chính nó.

Phải chăng chuyện trẻ con vừa kể chính là truyện người lớn nếu bàn đến lãnh vực bổn phận giáo dục trẻ thơ? Những đứa bé như Khôi và Tân chính là nạn nhân của xã hội và gia đình thời “tân tiến”! Người lớn đã đưa đẩy cuộc đời hai đứa trẻ mỗi đứa vào một hoàn cảnh. Cả hai tuổi thơ ngây đều buồn... Đứa nói nhiều, đứa nói ít, không bạn bè cùng lứa nên cô đơn bất thường mà người lớn “vô tư” cố tình quên đi sự sai lầm!

Tính tình những đứa trẻ này mai sau sẽ phát triển ra sao? Liệu có nhiều phần khác nhau và tất cả sẽ bi quan hay tích cực lạc quan? Nếu ai trả lời đúng câu hỏi ấy thì có thể suy đoán được tương lai của đất nước.

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.