Hôm nay,  

Vai Trò Của Nhà Nước Trong Khủng Hoảng Kinh Tế

16/04/201300:00:00(Xem: 9274)
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2007 kéo dài đến nay cho thấy nhà nước nắm vai trò chủ động giúp nền kinh tế phục hồi sớm hay chậm. Tuy nhiên áp dụng các biện pháp nào, cho những mục tiêu gì, và mức độ can thiệp sâu hay cạn vẫn là những đề tài tranh luận sôi nổi của giới hoạch định chính sách và chuyên viên kinh tế.

Trọng tâm vẫn là làm thế nào để vai trò của nhà nước không cản trở sinh hoạt lành mạnh của nền kinh tế trong đó luật đào thải các doanh nghiệp yếu kém là một trong các nền tảng căn bản nhất của thị trường tự do.

Gần đây có hai cụm từ rất chính xác và dễ hiểu được áp dụng vào kinh tế là “ỷ thế làm liều” (chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa) và “con dại cái mang” (tác giả Nguyễn Văn Thạnh), mỗi cách nói nhắm vào một góc cạnh trong việc tìm hiểu đâu là vai trò và giới hạn của nhà nước trong thị trường tự do.

Trước hết chúng ta cần minh định rỏ sư khác biệt giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân: mục tiêu của doanh nghiệp là gây lợi nhuận, trong lúc chức năng chính của nhà nước nhằm bảo đảm an sinh của mọi tầng lớp dân chúng.

Một thí dụ dễ hiểu là doanh nghiệp có quyền sa thải các nhân viên kém cỏi để tăng tính cạnh tranh. Còn trong một quốc gia có người già, người khuyết tật là những thành phần phi sản xuất nhưng không vì vậy mà chính quyền có thể lơ là không chăm sóc.

Khi nền kinh tế sinh hoạt bình thường thì nhà nước làm trọng tài thực thi các quy định bảo vệ người lao động, môi trường và tính cạnh tranh (không gian lận, hợp đồng phải tôn trọng, v.v…). Trong hầu hết quốc gia chính quyền còn đóng thêm vai trò tích cực khi đặt ra mục tiêu chiến lược để phát triển nền kinh tế, bằng những cách như kiểm soát giá hối đoái, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nâng đỡ phát triển các công nghiệp mũi nhọn v.v…Chức năng của nhà nước trong hoàn cảnh này được đồng ý rộng rãi mà không có nhiều tranh luận (cho dù vẫn có ngoại lệ như trường hợp không ít các chuyên gia phân tách về vai trò của nhà nước tại Hoa Lục.

Nhưng khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng như trong những năm 2007-12 khiến nhà nước trực tiếp nhảy vào can thiệp – khi đó không còn là trọng tài hay người điều khiển cuộc chơi nhưng đã trở thành một tác nhân chủ động trong nền kinh tế, thì các tranh cải lại rất sôi nổi về mục tiêu, biện pháp và giới hạn của nhà nước.

Trước hết là ngành ngân hàng, nếu cho vay cẩu thả để thua lổ thì nhà nước có nên cứu giúp hay không, do bởi được nâng đỡ lần này lại sẽ “ỷ thế làm liều” tái phạm trong tương lai?

Bài học thực tế khi chính phủ Mỹ để mặt cho Lehman Brothers phá sản vào tháng 9/2008 nhằm cảnh cáo giới ngân hàng đầu tư, nhưng sau đó lại khiến thị trường tài chánh sụp đổ dây chuyền là ít có nhà nước nào còn dám không can thiệp. Tiền tệ là huyết quản của thị trường, khi hệ thống ngân hàng bị bế tắc cũng giống như nghẽn mạch máu thì cần ngay luồn điện bên ngoài giúp bắp thịt tim co giãn mạnh nếu không sẽ chết ngay tức khắc.

Bộ Tài Chánh sau đó tung hàng ngàn tỷ USD để mua lại nợ xấu và trái phiếu của các ngân hàng cùng hai cơ quan đầu tư địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac (các cơ quan này trước đây mua lại nợ địa ốc của ngân hàng). Nhưng sau đó thị trường tín dụng vẫn bị siết chặt bởi các ngân hàng giống như chim sợ ná không dám cho vay khi sổ sách vẫn chưa rõ rệt là nợ xấu bao nhiêu. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ không vay được tiền nên không thể phát triễn làm ăn, dẫn đến thất nghiệp cao, tiêu thụ giảm. Cho nên Quỹ Dự Trữ Trung Ương mỗi tháng phải bơm vào kinh tế hàng chục tỷ USD, nhờ đó mà thị trường dần dần khôi phục.

Câu hỏi đặt ra là tiền đổ ra ào ạt như vậy nhưng sau nước Mỹ vẫn vay mượn được với giá cực rẽ (tiền lời khoảng 1%) và không bị lạm phát? Lý do nhờ Hoa Kỳ có hai lợi thế độc đáo: (1) họ vay bằng đô-la, thì họ có thể in đô-la trả nợ (2) tình hình thêm bắp bênh thì các nước càng gởi tiền cho Mỹ vì đây vẫn là nơi an toàn nhất. Nhưng do Hoa Kỳ đang lạm dụng hai ưu thế này nên cũng sẽ có ngày trả giá rất đắt.

Trở lại việc “ỷ thế làm liều”, để tránh việc cho vay cẩu thả trong tương lai nên Quốc Hội chuẩn bị nhiều dự luật giám sát khắc khe nhằm giới hạn môi trường đầu tư của ngân hàng để giảm bớt rủi rọ. Cuộc tranh luận trở nên vô cùng phức tạp và chuyên môn vì đụng chạm đến quyền lợi của các đại gia tư bản; đồng thời kiểm soát quá chặc chẻ sẽ triệt tiêu năng lực sáng tạo của thị trường tài chánh khi đi đầu tư gieo mầm trong các sinh hoạt kinh tế nhiều triển vọng nhưng cũng lắm bất trắc.

Một nhận xét ngắn về lịch sử: nền kinh tế giống như quả lúc lắc giữa hai chu kỳ mỗi 30-40 năm: sau một cuộc khủng hoảng thị trường bị giám sát chặc chẻ, ổn định rồi thành trì trệ; để thúc đẩy phát triễn nhà nước phải nới lỏng quy định, kinh tế tăng trưởng dần dần dần đến khủng hoảng. Trạng thái cân bằng không thể có ngày nào mà còn các sáng tạo về khoa học, kỷ thuật hay trong môi trường buôn bán (chẳng hạn như toàn cầu hoá) là những tác động kích thích con lắc phải lung chạy.

Sang đến thị trường địa ốc, trong nhiều năm chính quyền Hoa Kỳ cũng có các biện pháp giúp đỡ mua nhà nhưng không mấy hiệu quả. Nhưng giá nhà hiện tăng vọt kể từ năm 2012, có lẽ vì nền kinh tế dần ổn định nên đây là cơ hội để mua khi tiền lời còn cực thấp.

Nhưng nước Mỹ đã bỏ rất nhiều tiền cứu vớt đại công ty bảo hiểm AIG, cùng những hảng xe hơi Ford và GM, vốn bị liên lụi trực tiếp hay gián tiếp bởi ngành ngân hàng. Lý do là các doanh nghiệp này sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu hoặc hàng chục triệu dân chúng trong hoàn cảnh nền kinh tế đang suy sụp càng khiến tình hình thêm phần nghiêm trọng. Điều may mắn là những công ty này đều phục hồi vào trả lại gần hết số nợ của nhà nước. Đây là thí dụ điển hình về “con dại cái mạng”

Những biện pháp nói trên áp dụng ở Mỹ và các nền kinh tế thị trường. Những vấn đề tại một nền kinh tế phi thị trường lại khác rất nhiều, cho dù bề ngoài có nhiều biện pháp giống nhau nhưng mục tiêu nhằm cứu vãn thị trường hay để duy trì lợi ích và quyền lực bè phái.

Hai yếu tố chính để kiểm soát sự can thiệp của nhà nước, là tự do báo chí và tự do bầu cử. Phải có báo chí và những chuyên gia phân tích từ cả cánh tả lẫn cánh hữu mới thấy điều hơn lẽ thiệt của mỗi chính sách. Nhưng cho dù khuyên can thế nào mà một chính quyền không sợ bị thay đổi thì họ vẫn có thể bỏ mặt ngoài tai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.