Hôm nay,  

Chân Dung Triệu Phú Á Châu

3/6/201300:00:00(View: 6331)
Như một thế cực hoán đổi tập trung mới trong xu hướng phát triển toàn cầu, chính Hoa Kỳ và phương Tây đã thừa nhận rằng đang đặc biệt lưu tâm các vấn đề Á Châu với những chính sách đối ngoại, quân sự, kinh tế, xã hội. Một trong những vấn đề này là sự phát triển kinh tế tại Á Châu trong hơn một thập niên qua, mà kết quả đã tạo ra một giới tân triệu phú thành công về phương diện tài chính, giàu sức tiêu thụ. Năm 2012 vừa qua, lần đầu tiên con số triệu phú tại Á Châu đã qua mặt khu vực Bắc Mỹ, theo như báo cáo thường niên của Royal Bank of Canada và tổ chức phân tích Capgemini. Hãy xem qua chân dung của lớp tân trọc phú Á Châu này và xu hướng tiêu xài của họ như thế nào?

Tiêu chuẩn để đánh giá một gia đình triệu phú là, những gia đình này có tiền đầu tư hay tiền mặt trong ngân hàng tối thiểu trên một triệu đô la, không kể bất động sản và những tài sản khác. Trong khi số triệu phú tại khu vực Bắc Mỹ bị sụt giảm trong năm qua còn 3.35 triệu gia đình và Châu Âu có khoảng 3.1 triệu gia đình thì tại Á Châu, số gia đình triệu phú này đã tăng lên 3.7 triệu gia đình. Tất nhiên đây chỉ là một số liệu tương đối nếu so về tỉ lệ dân số, tuy nhiên những số liệu này đã cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong hơn một thập niên qua, khi những con rồng Châu Á đã bắt đầu vươn lên sự giàu sang mà các các quốc gia phương Tây đã thừa hưởng vài chục năm qua. Quả có những lý do, khi trong các phát biểu chính thức từ các nguyên thủ các quốc gia phương Tây trong vài năm qua, Châu Á được nhắc đến như một khu vực phát triển nhiều mặt để từng bước trở thành đối trọng với phương Tây.

Không cần biết lý do gì đã đem lại sự giàu có của một giới triệu phú Á Châu hay người dân tại lục địa này nói chung, đây là một thị trường béo bở cho các tập đoàn sản xuất và tiêu thụ thương phẩm phương Tây về một thị trường mới, giàu sức tiêu thụ trong khi sức tiêu thụ tại các quốc gia phát triển đã bão hòa. Theo các khảo sát thị trường của các tổ chức tiêu dùng quốc tế, như tại Tokyo, khoảng 94% các cô gái độ tuổi ngoài 20 đều sở hữu túi xách Louis Vuitton, trong khi các thương hiệu thời trang như Gucci và Hermes Birkin đã mở nhiều tiệm tại Hongkong hơn tại Paris, Ấn Độ thì giới có tiền phải đặt hàng cả ba tháng mới có những hàng hiệu đắt tiền. Và khó có một dealer xe BMW nào có thể bán đến 350 chiếc xe mỗi tháng như một dealer BMW tại Singapore, trong khi những loại xe này có giá tiền trên trăm ngàn đô la sau khi chịu các loại thuế xa xỉ tại các quốc gia này. Nhưng hơn hết, 10% các thương phẩm xa xỉ, đắt tiền của thế giới là được tiêu thụ tại Hoa Lục, nơi được xem là thị trường xa xí phẩm hàng đầu của thế giới hiện nay, khi trong năm qua đã mua sắm khoảng 27 tỉ đô la. Nhìn chung, Á Châu đã tiêu thụ hết một nửa, khoảng 40 tỉ đô la hàng hoá đắt tiền, xa xỉ của kỹ nghệ xa xí phẩm tổng thu 80 tỉ của cả thế giới. Nên quả có lý do để các thương hiệu tên tuổi như Ferrari, Lamborghini, Chanel, Rolex... đang đổ dồn sang thị trường phục vụ các tân "trọc phú" này, các 'thượng đế" của họ.

Các hãng chế tạo thương phẩm đắt tiền xem đây là một thị trường béo bở và họ có đủ khả năng để hiểu và khai thác về tâm lý tiêu dùng tại các quốc gia này. Nếu cơn sốt "hàng hiệu" này đã xảy ra vào thập niên 80, 90 tại các quốc gia Á Châu phát triển đầu tiên như Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn, thì hiện nay họ đang nhắm đến Hoa Lục, Thái Lan, Malaysia..., đặc biệt các thị trường "mới tinh" như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, nơi mà khoảng cách giàu nghèo đầy cách biệt nhưng vẫn có một giới trọc phú sẵn sàng vung tiền cho các món hàng này. Những quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Singapore kể trên, dù đủ "giàu" để vượt qua những vấn đề "đẳng cấp" nhưng vẫn còn là những thị trường tiêu thụ tốt vì họ có một lớp triệu phú thật sự, cũng như đời sống người dân khá giả, có những nhu cầu tiêu thụ cao. Còn các quốc gia trong vùng, đặc biệt như Hoa Lục, Việt Nam, phần lớn đồng tiền mà giới trọc phú từ chân đất qua đêm thành triệu phú này có được, không đến từ những con đường tài năng mà do những đặc quyền hay sự nhũng nhiễu, thao túng trong tranh sáng tối của một nền kinh tế thị trường chớm nở, họ thừa tiền cho nhiều hơn những thứ này. Louis Vuittton hiện đang có hai cửa tiệm tại Sài Gòn và Hà Nội, trong khi Chanel vừa bước vào thị trường VN hồi giữa năm qua, khi mở một tiệm sang trọng bề thế tại khách sạn Rex, ngay trung tâm Sài Gòn. Không cần biết đó một giới có tiền mới hay một "chân dài" của "đại gia", cứ đủ sức mua một túi xách đôi ba ngàn đô, sẽ được phục vụ tận tình. Vì các hãng này thấu hiểu thứ "văn hóa bề ngoài" của Á Châu, cho biết "anh là ai" qua xe cộ, túi xách, đồng hồ, đồ trang sức, không chỉ với giới triệu phú mà ảnh hưởng cả đến giới trung lưu hay thấp hơn, sẵn sàng chi những số tiền vượt quá khả năng hay vị thế xã hội của mình để "khẳng định đẳng cấp". Những thứ kém phổ biến hơn vì mức tiêu thụ giới hạn, nhưng vẫn nằm trong danh sách tiêu thụ tại Á Châu như máy bay cá nhân, du thuyền, cho đến các bộ tranh sưu tập, đồ cổ mà giới mua cũng thuộc giới trọc phú hơn là giới thượng lưu, chuộng nghệ thuật.


Sau những vấn đề "hàng hiệu" thì giới có tiền này đã bắt đầu tham gia những chuyến nghỉ mát dài ngày đến thế giới phương Tây, thay vì chỉ quanh trong các quốc gia trong vùng. Vốn có tiền và việc khai thác lợi nhuận du lịch tại các quốc gia phương Tây, việc cấp visa đã trở nên dễ dàng hơn. Đến những thành phố du lịch nổi tiếng tại Hoa Kỳ như New York, Las Vegas, San Franciso, Hawaii hay sang đến Paris, London tại Châu Âu, người ta dễ dàng nhận thấy nhiều đoàn du khách Á Châu đi theo từng nhóm có hướng dẫn viên nói bằng tiếng bản xứ của họ. Chỉ trong năm qua, du khách từ Hoa Lục đã bơm vào kinh tế Mỹ khoảng 8 tỉ đô la, theo số liệu của Bộ Thương Mại HK và cũng theo số liệu này, ước tính sẽ tăng gần ba lần vào năm 2016. Mỗi du khách Á Châu này ước tính trung bình đã tiêu khoảng 6,000 đô la khi vào Mỹ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mở thêm 50 văn phòng cấp visa tại Hoa Lục, cho những người đã từng được cấp visa đến Mỹ trong vòng 4 năm trước không cần phải đến phỏng vấn trực tiếp mà chỉ cần nộp đơn qua internet. Nhiều hệ thống khách sạn lớn tại Mỹ như Marriott và Hilton đã có những bộ ấm trà, đồ dùng, bảng hướng dẫn in bằng chữ Hoa. Họ tránh dùng màu đen trắng tang tóc theo quan niệm Á Châu mà thay bằng màu đỏ may mắn khi phục vụ du khách Á Châu này, cũng như hiểu rõ rằng không để du khách đến từ Hoa Lục ở tầng lầu số 4 vì nó đọc nghe như chữ "chết" trong Hoa ngữ, mà thay vào đó là tầng số 8, con số may mắn của họ.

Giới triệu phú này cũng có xu hướng đầu tư địa ốc ra nước ngoài nhiều hơn. Từ những căn nhà trị giá vài trăm ngàn đô cho đến những trung tâm thương mại, khách sạn, khu nghỉ mát, lô đất trị giá vài chục triệu đô. Sự phát triển tại Á Châu đã đẩy giá địa ốc tại khu vực này lên cao ngất ngưởng, không riêng những thành phố vốn nổi tiếng về sự đắt đỏ như Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải..., mà đến cả Phnom Penh, Sài Gòn, Jakarta... Như tại Việt Nam, giá một căn chung cư trong các chung cư cao tầng "cao cấp" tại Sài Gòn hay Hà Nội đã có lúc đến khoảng 3,000 đô/mét vuông, tức gần $300/sq ft. Các lý do đầu tư cũng khác nhau, trong khi giới giàu có người Nhật đầu tư địa ốc vào Mỹ vì họ không muốn đầu tư thêm vào địa ốc ngay chính quốc gia mình, nơi động đất có thể xảy ra thường xuyên, thì giới có tiền tại Hoa Lục hay Việt Nam mua nhà tại Mỹ với lý do đơn giản hơn: cho con cái đang du học ở, vừa khỏi mất tiền thuê nhà vừa đầu tư vào một mội trường ổn định, an toàn. Theo ước tính của một phân tích gia tài chính trên Wall Street Journal, dân triệu phú Á Châu đầu tư khoảng 10-25% tài sản của họ tại Hoa Kỳ. Mỹ và Canada có chính sách nhập cư cho những người đầu tư từ một triệu đô la hay chỉ cần 500,000 đô la, tùy theo loại đầu tư, để "hút" tiền vào mình.

Tin hay không về sự trở mình tại Á Châu thì thị trường tiêu thụ tại đây là một thị trường có thật, mới mẻ và đầy "hào phóng", nhất là khi con số triệu phú tại lục địa này đang tiếp tục gia tăng. Trong khi vẫn còn tình trạng nhập siêu, tức nhập cảng cao hơn xuất cảng, thì trong năm qua Mỹ đã xuất cảng tăng gấp nhiều lần sang những quốc gia Châu Á, đặc biệt với Hoa Lục, Ấn Độ, Việt Nam... so với các năm trước. Thấu hiểu về thị trường, văn hoá, tâm lý tiêu dùng..., liệu có phải đây là một "cuộc chiến kinh tế" âm thầm đồng thời với chính sách ngọai giao, quân sự, để Hoa Kỳ từng bước tạo lại ảnh hưởng và vị thế của mình tại châu lục này thay vì chỉ vũ khí, súng đạn, cấm vận... như trước đây. Những chiêu thức ngoại giao xem như hoà hoãn của Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu này không phải không có ý đồ của nó.

Đinh Yên Thảo

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện: Chúng tôi nợ người đóng thuế ở Mỹ trách nhiệm giải thích cách chi tiêu tiền của họ. ✱ Colin H. Kahl, Thứ Trưởng Quốc phòng: ... bổ sung kho dự trữ của Hoa Kỳ, chia sẻ thông tin tình báo, kiểm tra các vũ khí, thiết bị, cách bảo trì chúng,... và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine, ✱ TNS McConnell: Các báo cáo về việc Đảng Cộng hòa không còn tha thiết ủng hộ vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ trên thế giới đã bị phóng đại quá mức. Các nhà lãnh đạo đảng của tôi hoàn toàn ủng hộ một nước Mỹ hùng mạnh, can dự vào một liên minh xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ . Đừng nhìn vào Twitter, hãy nhìn ... – Vì lợi ích cốt lõi quốc gia của chính nước Mỹ đang bị đe dọa.
Cách nay 6 năm, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã đề xướng “tổ chức đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thật phù hợp với lối suy nghĩ đen tối của cựu tổng thống. Những kẻ sợ hãi sẽ bỏ phiếu cho một nhà lãnh đạo độc tài. Nước Mỹ của Trump không phải là ánh bình minh với niềm tin cho tương lai, mà là đêm đen như mực.
Một năm sau cuộc « hành quân đặc biệt » của Putin ngày 24/02/2022, cuộc chiến Ukraine nay đã trở thành thứ chiến tranh toàn diện, có mục đích nhằm làm tiêu hao lực lượng của đối phương. Nga quyết chiến và kéo dài dựa vào số đông quân, tuy tử trận và bị thương nặng đã lên đến 200.000 người. Phía Ukraine vẫn giữ đất, tấn công giành đất nhờ viện trợ của Hoa Kỳ và Âu châu. Kết thúc cuộc chiến khó thấy ở bàn hội nghị hơn là ở khả năng chỉ huy cuộc chiến...
Tôi có cái thói hễ thấy người sang là bắt quàng làm họ. Nhưng riêng chuyện tôi cũng (muốn) là bạn của ông Dương Tường thì không hẳn thế. Ông ấy (rõ ràng) trông dáng bộ cũng bệ rạc y như tôi thôi, chứ có sang trọng quái gì đâu...
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.