Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc, 10-01-2013: Đức quốc và Những Chuyện Bên Lề Cuộc Tranh Cử 2013

11/01/201300:00:00(Xem: 5590)
Lê Ngọc Châu
(Munich)

Hôm nay, người viết hân hạnh được trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc và xin tóm lược ngắn tình hình chính trị Đức trong ba ngày qua.

Như chúng ta biết, FDP đã nhóm họp nhân Lễ Ba Vua, Chủ Nhật 06-01-2013 tại Stuttgart. Trước và sau khi họp, chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP) Philipp Rưsler phải gánh chịu áp lực rất lớn từ trong nội đảng, ngay cả việc thảo luận về việc thay thế ông cũng đã được công khai hóa. Tuy có sự "chỉ trích gắt gao ban lãnh đạo đảng" nhưng nói cho cùng thì tất cả cũng "vì sự tồn tại của đảng FDP."

Tại Stuttgart, chủ tịch khối dân biểu của FDP tại quốc hội Đức, ông Rainer Bruederle "động viên sự can đảm những thành viên đảng thiếu niềm tin" qua một bài phát biểu súc tích. Ông nói: "Chúng ta phải tin vào chính mình, sau đó nhiều người sẽ tin chúng ta!". Ông Bruederle kêu gọi FDP nên lấy lại niềm tin: "Hãy đi và giành chiến thắng!"

Ngoài ra Bruederle đặc biệt tấn công đảng Xanh trong bài phát biểu của mình. Cụ thể chỉ trích kế hoạch của họ về chỉ thuế trên cao và thuế tài sản. Ông cáo buộc đảng Xanh muốn cài đặt một "loại thuế tài sản-Stasi có màu xanh lá cây".

Bên cạnh đó, SPD và Xanh cho rằng Philipp Roesler đã bị thương nặng và là mục tiêu cho các cuộc tấn công từ phe đối lập trong nội đảng. Ứng cử viên hàng đầu của Xanh, Katrin Gưring-Eckardt cho rằng ngày lãnh đạo FDP của Roesler đã được đánh số!. Giám đốc điều hành của SPD tại quốc hội, Thomas Oppermann nói: "Cuộc họp tại Stuttgart xem như là một sự kiện chia tay dành cho nhà lãnh đạo FDP Roesler" và phe đối lập dự kiến là sau cuộc bầu cử sắp tới tại Niedersachsen Roesler sẽ nhanh chóng bị thay thế! Kế vị trong chức vụ chủ tịch đảng FDP có lẽ là ông Rainer Bruederle.

Hậu quả của sự tranh chấp lãnh đạo vẫn đang diễn ra trong FDP có ảnh hưởng xa hơn và tiếp tục làm mất đi sự ủng hộ cử tri cách trầm trọng. Dựa theo kết quả "xu hướng bầu cử mới" của tạp chí Stern và đài truyền hình RTL, thì FDP xấu đi nhiều, từ bốn phần trăm trước Giáng sinh nay chỉ còn có hai phần trăm (2%), sau cuộc họp tại Stuttgart hôm 06-01-2013 vừa qua. Ngay cả SPD cũng mất đi lòng tin của cử tri, giảm thêm hai điểm xuống còn 25%. Liên đảng CDU+CSU tuy tăng một điểm đạt đến kỷ lục mới cao 42% - một kết quả tốt nhất qua cuộc thăm dò của Forsa kể từ khi Angela Merkel được bầu vào chức thủ tướng Đứcvào mùa thu năm 2005.

Vị chi CDU+CSU hơn SDP đến 17%. Theo "Xếp của viện nghiên cứu Forsa", Manfred Gullner cho biết qua báo Stern thì CDU+CSU được hưởng lợi từ sự suy giảm của đang Tự Do Dân Chủ Đức (FDP). Gần một nửa số cử tri đã bầu cho FDP trong năm 2009 nay quay sang chọn CDU/CSU.

Riêng những cử tri "vỡ mộng" với SPD thì lại ủng hộ Xanh (Greens) và đảng Tả Khuynh (die Linke). Đảng Xanh được thêm hai điểm lên 15%. Tả khuynh hiện có 9% (+1). Còn Hải Tặc tiếp tục nằm ở mức thấp là 3%, qua đó chưa được quyền tham chính (mức tối thiểu phải đạt là 5%).

Tác hại lớn đối với SPD theo ông Gullner đặc biệt là vì sự chỉ trích của SPD ứng cử viên liên quan đến mức lương thấp dành cho thủ tướng cuối năm 2012, lý do cử tri Đức đánh giá: "hiện tại Steinbrueck trở thành tiêu cực hơn"! Họ so sánh, khi Gerhard Schrưder là ứng cử viên thủ tướng vào năm 1998, đã gây ra sức kéo (Sog) cho SPD, ngược lại Steinbruck "thì kéo SPD đi xuống".

Chỉ tính riêng Liên đảng CDU+CSU với 42% hiện nay dựa theo kết quả thăm dò ý kiến 1503 cử tri trong khoảng thời gian từ 02 đến 04-01-2013 mặc dầu nhiều hơn so với SPD và đảng Xanh cộng lại là 40% nhưng để hình thành một chính phủ CDU/CSU sẽ phải lệ thuộc vào Xanh, nếu không muốn có một liên minh lới với SPD, điều mà chính Steinbrueck đã khẳng định không bao giờ xảy ra với ông ta trước đây, khi được bầu làm ứng cử viên thủ tướng của đảng SDP. Sau các cuộc tranh luận bắt đầu vì Peer Steinbruck "cho rằng luơng thủ tướng Đức (khoảng 220 ngàn Euro/năm) như vậy là thấp" thì uy tín ứng cử viên của SPD đã giảm sút đáng kể. Bây giờ nếu người Đức có thể trực tiếp bầu thủ tướng của họ thì chỉ còn có 22% sẽ bầu cho Peer Steinbruck - ít hơn 4% so với trước Giáng sinh 2012.


Trong khi đó, uy tín của tướng Đức Angela Merkel (CDU) đã tăng lên: 58% (+7%). Hơn 8 tháng trước cuộc bầu cử năm 2013, bà Merkel hơn đối thủ Steinbrueck (SPD) đến 36 điểm.

Ngược lại uy tín của ứng cử viên SPD theo kết quả một cuộc khảo sát tạp chí "Stern", có hơn một nửa cử tri Đức (51%) cho rằng Steinbrueck không phải là một vị thủ tướng tốt. Cuối tháng mười một 2012 chỉ có 37% đã bày tỏ quan điểm này. Thêm vào đó, 49% nói rằng ông không phải là ứng viên thù tướng phù hợp cho đảng SPD (cuối tháng 11-2012 là 36%). Đa số (51%) trước đây đã đánh giá Steinbrueck đúng là một ứng cử viên thủ tướng!

Mặc dù đã có những lời chỉ trích Peer Steinbruck nêu trên nhưng chủ tịch khối nghị sĩ của SPD tại quốc hội Đức, Frank-Walter Steinmeier không đồng ý một sự thay đổi ứng cử viên thủ tướng. Khi được hỏi liệu có một sự thay đổi ứng cử viên từ SPD, Steinmeier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Stuttgarter Zeitung rõ ràng "không". Ông nghĩ rằng sự tin tưởng từ ban lãnh đạo của SPD dành cho ứng viên Steinbrueck vẫn không thay đổi.

Thay lời kết:

Đi từ những dữ kiện nêu trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây:

- Theo kết quả thăm dò ý kiến mới công bố thì FDP chỉ còn 2% cử tri Đức ủng hộ. Vì lo sợ FDP mất hẳn ảnh hưởng trên chính trường, thế nào sự chống đối Roesler cũng sẽ bộc phát mạnh hơn nữa nay mai. Muốn đạt được mức tối thiểu 5% để từ đó mới có quyền tham chính qua sự tranh chấp nội bộ là điều rất khó đối với FDP trong tình trạng hiện tại. Giới chuyên gia chính trị Đức dự kiến là FDP sẽ bị ra khỏi chính quyền Đức trong năm 2013.

- Trong trường hợp FDP bị thất cử, một mình liên đảng CDU/CSU theo kết quả thăm dò chưa hội đủ đa số phiếu để thành lập chính phủ.

- Uy tín đóng một vai trò rất lớn, nhất là đối với những chính trị gia hàng đầu, thành phần lãnh đạo đảng phái hay chính phủ. Chỉ tuyên bố không cân nhắc là uy tín sút giảm ngay và chính ông Steinbrueck đã vấp phải chuyện này như đã đề cập ở trên.

- SPD đã quyết định chọn Steinbrueck làm ứng cử viên thủ tướng. Đành rằng SDP có thể chọn người khác vì còn 9 tháng nữa mới bầu cử Quốc hội nhưng sợ rằng làm như thế SPD sẽ bị đánh giá tệ hơn nữa là đã chọn "không đúng ứng cử viên" hay kẹt hơn nếu bị đánh giá "SPD chắc hết người tài rồi mới đã phải chọn Steinbrueck" thì theo ý của tôi lại càng khó ăn nói với cử tri Đức và từ đó ảnh hưởng xấu liên quan đến sự ủng hộ của dân chúng Đức. Với các dẫn chứng ở trên, Steinbrueck không thể nào đánh bại bà Merkel (CDU) được cũng như riêng SPD khó mà thắng nổi đảng CDU trong cuộc bầu cử vào tháng 09-2013.

Và nhận định cuối cùng là cho dù ban lãnh đạo FDP vẫn còn ủng hộ Roesler cũng như kêu gọi liên tục "thành viên FDP hãy đoàn kết, chú tâm vào hai cuộc tranh cử, ngày 20-01-2013 và quốc hội 09-2013" nhưng cử tri Đức hầu như không còn tin tưởng vào FDP nữa. FDP nói riêng có cố vấn giỏi, có nguyên một ban lãnh đạo gồm những chính trị gia tên tuổi, nhiều kinh nghiệm và đã lấy quyết định chung mà còn vấp phải khó khăn trên chính trường. Không riêng gì FDP, hầu hết các đảng phái Đức luôn ưu tiên chuyện "đội ngũ làm việc chung" với nhau (Teamwork), hội thảo bàn bạc rất rốt ráo và dân chủ khi giải quyết một vấn đề nào mà còn không tránh khỏi những quyết định sai lầm. Nói theo kiểu bình dân "nhiều cái đầu cùng suy nghĩ và cùng quyết định" mà đã không thể tránh được sơ sót ảnh hưởng đến sự "sống còn của FDP trên chính trường Đức".

Tóm lại, dù thế nào đi chăng nữa cũng đừng nên coi thường "giới cử tri thầm lặng". Một hội đoàn, tổ chức hay đảng phái nếu không đáp ứng được sự mong đợi của "thành phần thầm lặng này" thì họ sẽ không ủng hộ nữa, thậm chí có người còn trả lại thẻ đảng.

Chính lá phiếu dân chủ quyết định số phận của một chính trị gia hay đảng phái và đây có lẽ là điều đáng để cho mỗi người trong chúng ta tự phẩm định và suy nghĩ vậy!.

Lá Thư ngắn từ Đức quốc tạm dừng ở đây. Sẽ trở lại với quý độc giả vào dịp khác.

© Lê-Ngọc Châu (Munich, 10-01-2013)

(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào chả là ngày của mẹ.  Mang nặng đẻ đau, chín tháng mười ngày, chúng ta ai cũng phải có một bà mẹ. 
Các chế độ độc tài tồn tại được chính yếu là nhờ nắm hầu hết quyền lực quốc gia trong tay. Người dân bị kiểm soát bao tử và toàn thể xã hội bị khống chế
Khi nghe tin Thị Trưởng Chuck Reed và Nghị Viên Madison Nguyễn đưa đề nghị để cử tri toàn thành phố San Jose
Thói thường, trong xã hội sống theo văn minh Âu Mỹ, thiên hạ cho những con người khôn ngoan, thực tế, thành công, là những người biết tự tạo cho mình
Ở Việt Nam bây giờ, đi học chữ thì khó mà biết tham nhũng thì  không cần phải học. Càng có chức trọng quyền cao càng giỏi ăn đất
Người xưa nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng". Có duyên với nhau thì tự nhiên gặp
Tên ông mới nghe tưởng ông là thầy thuốc nam, có tiệm thuốc bắc bên cầu Sắt miệt Gia Định. Nhưng ngoài đời ông lại là một bác sĩ Tây y
Nhân dịp sách mới “Giải Khăn Sô Cho Huế” vừa được phát hành, xin trích đăng lại những chuyện liên quan tới cuốn sách. Gồm hai trích đoạn trong “Hồi Ký Nhã Ca”
Tình cờ nhà cháu bắt gặp trên mạng một cái tựa đề thật bắt mắt “100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20” vừa mới được công bố tại Quốc Tử Giám Hà Nội
Bốn chữ tắt YMCA còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam, nhưng hôm nay, lần đầu tiên, Cộng đồng người Việt tại Orange County được dịp tìm hiểu cặn kẽ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.