Hôm nay,  

Nguyễn Chí Thiện: Nhà Đấu Tranh Nhân Quyền Kiên Cường Và Dũng Cảm

06/01/201300:00:00(Xem: 7600)
Hôm nay chúng ta hội họp nơi đây đề đánh dấu 100 ngày nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, một trong những vị cố vấn tâm huyết và khả kính của Mạng Lưới Nhân Quyền đã vĩnh viễn chia tay chúng ta. Đây cũng là dịp để chúng ta vinh danh một nhân vật kiệt xuất, vì ông là một nhà thơ lẫy lừng và là một chiến sĩ nhân quyền kiên cường, dũng cảm khó có ai bì kịp.

Thật vậy, Nguyễn Chí Thiện đã được biết đến như một trong những nhà thơ nỗi tiếng của Việt Nam hiện nay và đã từng được nhiều thân hữu trên văn đàn trên thế giới đề cử Giải Thưởng Nobel Văn Chương. Sự đóng góp giá trị của Nguyễn Chí Thiện trong lãnh vực văn chương trong chốc lát sẽ được nhà văn Trần Phong Vũ trình bày cùng quý vị. Riêng phần chúng tôi, thay mặt Mạng Lưới Nhân Quyền, chúng tôi chỉ đề cập đến sự đóng góp to lớn của Nguyễn Chí Thiện trong công cuộc tranh đấu vì Nhân Quyền và Dân Chủ cho toàn dân Việt Nam.

Vào cuối năm 1960, Nguyễn Chí Thiện trong lúc dạy lớp sử ký thay một thầy giáo bị ốm, thấy sách giáo khoa do CSVN biên soạn ghi rằng thế chiến thứ hai đã kết thúc sau khi Nhật bị hồng quân Nga đánh bại và phải đầu hàng, Nguyễn Chí Thiện đã đính chính cho các em học sinh rõ là Nhật thất trận và đầu hàng đồng minh sau khi bị Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử có sức tàn phá khủng khiếp chưa từng thấy xuống hai thành phố của Nhật. Vài tháng sau, Nguyễn Chí Thiện đã bị CSVN bắt bỏ tù mãi đến năm 1966 mới được thả.

Là một người trầm tĩnh, ít nói, nhưng ông lại là một người nhạy cảm, trực tính và can trường, không thể làm ngơ và chịu khuất phục trước những dối trá, bất công và đàn áp nhân quyền của CSVN, vì thế, ngay từ hồi còn vị thành niên, ông đã bắt đầu sáng tác nhiều bài thơ chỉ trích chế độ. Đến khi ông bị bỏ tù, sau những lần nếm mùi và chứng kiến sự đàn áp, đối xử dã man của nhà cầm quyền Hà Nội đối với cá nhân ông và đồng bào, ông càng hiểu rõ và thông cảm hơn sự uất hận và oan khiên của dân oan vô tội. Dù không có giấy bút để ghi chép, trong suốt 27 năm qua nhiều lần bị giam giữ trong ngục tù Cộng Sản, trong đó có những ngày ông bị xiềng xích, biệt giam và bỏ đói, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã sáng tác trên 700 bài thơ trong đầu. Sau khi thảo nháp, ông sửa đổi, hoàn chỉnh lại trong đầu và cố ghi khắc vào tâm khảm.

Đến năm 1977, sau khi được ra khỏi tù, Nguyễn Chí Thiện đã lập tức cố gắng moi lại trong ký ức những bài thơ mà ông đã sáng tác để ghi lại trên giấy, vì ông lo sợ không biết ngày nào sẽ bị bắt và bỏ tù trở lại. Ông tìm mọi cách để gởi các bài thơ của ông ra khỏi Việt Nam cho cộng đồng người Việt hải ngoại và thế giới biết được hoàn cảnh nghiệt ngã, oan khiên của nhân dân Việt Nam dưới chế độ CSVN, một chế độ chủ trương dối trá, lừa bịp và chà đạp nhân quyền tàn bạo chưa từng thấy. Nhưng mọi phương tiện truyền thông đều bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, cuối cùng, ngày 16-7-1979, ông đã lén đến tòa Sứ Quán Anh để xin tị nạn chính trị và nhờ họ chuyển tập thơ gồm 400 bài thơ của ông ra hải ngoại. Họ chỉ nhận sẽ chuyển tập thơ ra hải ngoại, nhưng không thể chấp nhận cho ông tị nạn. Hôm đó, ngay khi vừa bước ra khỏi cổng Sứ Quán Anh, ông đã bị công an cộng sản bắt và đưa vào tù trở lại.

Giáo sư Patrick Honey đã được Sứ Quán Anh nhờ mang tập thơ của Nguyễn Chí Thiện về Anh. Vài tháng sau, vào đầu năm 1980 Hoa Địa Ngục đã được xuất hiện trên sách báo Việt Nam tại hải ngoại. Năm 1981, tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố Nguyễn Chí Thiện là một tù nhân lương tâm và bắt đầu chiến dịch viết thư vận động nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho ông.


Năm 1984, tập thơ Hoa Địa Ngục được dịch giả Huỳnh Sanh Thông tại Đại Học Yale dịch sang Anh ngữ, với tên sách “Flowers from Hell”.

Song song với nỗ lực của dịch giả Huỳnh Sanh Thông, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cũng đã dày công thu thập tất cả các bài thơ có được của Nguyễn Chí Thiện để dịch sang Anh ngữ, nhờ đó, đến khi Nguyễn Chí Thiện sang Mỹ tị nạn ngày 1-11-1995, thì chỉ ba tháng sau, ngày 2-2-1996, tập thơ song ngữ dày hơn 550 trang với tựa đề Hoa Địa Ngục- The Flowers of Hell của Nguyễn Chí Thiện và dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, đã được trình làng.

Nguyễn Chí Thiện không làm thơ với lời lẽ văn hoa, bóng bẩy mà chỉ dùng những ngôn ngữ bình dân mộc mạc và chân thành. Tất cả là tiếng nói từ trái tim nhân bản của ông. Ông thẳng thắn chỉ trích và lên án chế độ Cộng Sản Việt Nam vì họ chủ trương dối trá, ác độc và chà đạp nhân quyền. Thơ của ông là những bức tranh rất thực, vẽ ra các cảnh đời đen tối, oan khiên của người dân thấp cổ bé miệng. Ai đọc thơ ông cũng có thể cảm thông và xúc động trước những bất công, tàn bạo và phi nhân của nhà cầm quyền. Cũng vì thế, thơ của ông có sức thu hút độc giả rất mạnh, không những chỉ đối với đồng bào ông, mà ngay cả với độc giả ngoại quốc cũng thế. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ, thơ của Nguyễn Chí Thiện đã được dịch từ Việt ngữ sang rất nhiều ngoai ngữ, như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Tiệp Khắc, Trung Hoa, Đại Hàn, v.v. Tại vài quốc gia, như ở Đức người ta đã đưa thơ ông vào giảng dạy tại học đường.

Sau khi đến Mỹ được đúng một tuần, ông đã được mời đến Quốc Hội điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, dưới sự chủ tọa của Dân biểu Chris Smith. Sau đó, ông đã được mời đi diễn thuyết tại nhiều thành phố ở Mỹ, Canada, Úc Châu và Âu Châu trước các diễn đàn của người Việt hải ngoại và của thế giới. Trong những lần đi diễn thuyết đó, có lần ông đã tranh luận với Jean- Louis Margolin, tác giả bài viết về tội ác của CSVN trong sách Le Livre Noir du Communisme. Theo ông, Margolin chưa kể hết các tội ác tày trời của CSVN, và ông đã dưa ra những sự kiện lịch sử để chứng minh cho lời nói của ông. Trong một lần ông đến Pháp diễn thuyết về nhân quyền, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã tham dự như một quan khách danh dự.

Trong tất cả các buổi thuyết trình, dù đề tài là Nhân Quyền Việt Nam hay thuần túy văn chương, bao giờ Nguyễn Chí Thiện cũng đề cập đến bối cảnh nhân quyền, để qua đó, ông gởi đến thính giả một thông điệp rất rõ ràng về thảm trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Theo thiển ý của chúng tôi, những chuyến du hành để diễn thuyết tại nhiều nơi trên thế giới của Nguyễn Chí Thiện và sự hiện diện của các tập thơ Hoa Địa Ngục- Flowers from Hell và The Flowers of Hell phải được xem là các biến cố quan trọng hàng đầu về văn học và nhân quyền của cộng đồng người Việt trong 20 năm qua. Nhờ các hoạt động đó, dư luận thế giới đã biết rõ hơn về sự vi phạm nhân quyền có hệ thống, tàn bạo và phi nhân của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nói tóm lại, Nguyễn Chí Thiện là một người yêu nước và là một kẻ sĩ can trường trọn đời hy sinh tranh đấu không biết mỏi mệt vì lý tưởng Nhân Quyền và Dân Chủ cho dân tộc Việt Nam.

(Nguyễn Thanh Trang, ngày 6-1-2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.