Hôm nay,  

Ôi! Barracuda

11/12/201200:00:00(Xem: 7449)
Ngày tôi lên mười tuổi, bố tôi phả vào tâm hồn trẻ thơ của tôi niềm kiêu hãnh dân tộc qua những quyển sách lịch sử nho nhỏ bằng lòng bàn tay. Bố tôi là một quân nhân phục vụ trong nghành an ninh quân đội. Những quyển sách ông đem về cho tôi là do Cục Chính Huấn xuất bản. Tôi đã say mê đọc nó; tôi ngưỡng mộ hình ảnh vị vua trẻ đời Trần, tôi hình dung ra cảnh nhà vua cởi ngựa đi trước xông pha tên đạn. Và tôi yêu lịch sử từ đó, tôi yêu hình ảnh của Phạm Ngũ Lão qua bài thơ "Tỏ Lòng" của ông. Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo; xông pha trận mạc đã mấy mùa thu để bảo vệ giang san tổ quốc của mình. Rồi tôi đã khóc khi đọc thấy có đến tám ngàn người lính quyết tử, đã hy sinh trong trận đánh ở đồn Ngọc Hồi trước khi Vua Quang Trung đuổi 30 vạn quân Thanh ra khỏi Bắc Hà.

Mãi sau này, tôi mới biết rằng ở tận miền Bắc cũng có một cậu bé yêu lịch sử và mơ màng sống với nó như tôi. Người lính nhiều khổ đau Lưu Quang Vũ, khi còn là một cậu bé cũng đã từng ra cửa bể Vân Đồn những ngày mùa thu biển lạnh. Vũ cũng mơ về thuở muôn trùng cờ xí, tiếng trống thúc trận và những người lính thú đời Trần như tôi. Những ngày ấy, áp đôi má trẻ thơ xuống bùn đất phù sa, có lẽ Vũ cũng nghe được tiếng rì rầm của đất, tiếng giáo gươm từ thuở ấy vọng về. Không hiểu sao, tôi thấy mình rất giống Lưu Quang Vũ ở một điều là tôi tin vào con người. Lưu Quang Vũ mất đã hơn ba thập niên, nếu ngày nay anh còn sống tôi không biết anh có còn tin vào điều đó hay không?

Có người bảo rằng "sản phẩm tinh tuý nhất của một quốc gia chính là những người dân sống trên quốc gia đó" điều này quả thật đúng với người dân nước Nhật. Cụ Phan Bội Châu đã từng kể chuyện về một người phu xe cụ được gặp ở Nhật. Cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến Đông Kinh để tìm gặp một người học sinh tên Ân Thừa Hiến. Khi người phu xe đưa hai cụ đến thì Ân Thừa Hiến đã không còn ở chỗ cũ. Người phu xe hứa đi tìm giúp địa chỉ mới của người học trò ấy cho hai cụ. Anh ta đi suốt buổi chiều mới tìm ra được, tuy nhiên khi cụ Phan tặng thêm tiền cho anh ta thì người phu xe từ chối mà bảo rằng: “Theo quy luật Nội vụ sảnh đã định thì từ ga Đông Kinh đến nhà này, giá xe chỉ có ngần ấy, vả lại các người là người ngoại quốc, yêu mến văn minh nước Nhật Bản mà đến, vậy nên ta hoan nghênh các người, chứ không phải hoan nghênh tiền đâu. Bây giờ các người cho tôi tiền xe quá lệ, thế là khinh bạc người Nhật Bản đó.”

Đáng quý thay, lời nói và tư cách của một người phu xe bình thường đã làm hai nhà cách mạng Việt Nam phải nể trọng. Và ngày nay, xuyên qua cách hành xử của người dân Nhật trong các vụ thiên tai, cả thế giới đã nghiêng mình trước văn hoá, và nhân cách của người dân nước này.

Nhìn về nước ta ngày nay, mọi nền tảng về luân lý, đạo đức xã hội đã không được xây dựng mà còn bị phá hỏng. Khi tìm mọi cách tiêu diệt cho bằng được ý chí phản kháng của người dân, kẻ cầm quyền đang giết chết dần nội lực của dân tộc. Đất nước sẽ ra sao nếu người dân mặc nhiên chấp nhận thái độ ươn hèn nhu nhược trước ngoại xâm của lãnh đạo? Xã hội sẽ ra sao nếu người ta chỉ nghĩ đến mình, cứ điềm nhiên sống mặc cho những oan sai của luật pháp, mặc những bất công, tham nhũng thối nát của xã hội chung quanh? Từ rất lâu rồi, cha mẹ, thầy cô, học đường đã truyền dạy con em mình phải biết sợ, dạy các em sống ích kỷ, dạy các em ngậm miệng trước những điều sai trái để được yên thân? Triết gia Hegel bảo rằng: “giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức”; với sự giáo dục như trên, chúng ta mong chờ gì ở các thế hệ tương lai?

Tác giả Andrew Matthews, một diễn giả tài năng đã kể lại câu chuyện của con cá barracuda. Đây là một cuộc thí nghiệm được thực hiện tại Viện Hải dương học Woods Hole. Cuộc thử nghiệm được tiến hành như sau:

Người ta dùng một hồ nuôi cá bằng thuỷ tinh, họ ngăn chiếc hồ ra làm hai bằng một miếng kính trong suốt. Một bên họ thả con cá barracuda và bên kia là một con cá đối. Cá barracuda là loài cá ăn thịt cá đối, trong nháy mắt, con cá barracuda đã lao hết sức mình về phía con cá đối và nó đập đầu vào thành của tấm kính. Nó tiếp tục bị đập đầu như thế cho đến khi nó hình thành niềm tin là nếu săn bắt con cá đối nó sẽ bị đau như vậy và bỏ cuộc. Sau đó, người ta bỏ tấm kính ngăn ra; con barracuda cứ nằm lì bên phần này của hồ cá cho đến hết cuộc đời nó. Nó thà nằm chịu chết đói, trong khi đó con cá đối vẫn bơi tung tăng không cách xa nó là mấy. Con barracuda biết giới hạn của mình và nó sẽ không bao giờ vượt qua giới hạn đó.

Câu chuyện của con cá barracuda có làm cho chúng ta đau đớn không? Hình ảnh chú cá barracuda sung mãn nằm bẹp dí một góc hồ làm chúng ta liên tưởng đến thân phận mình. Cho đến thời điểm này, sự ngang ngược và dã tâm xâm lược của Trung Quốc đã quá rõ ràng; nhưng số người tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối của người dân trong nước vẫn còn quá giới hạn. Điều gì ngăn cản dân ta nói lên lòng yêu nước? Điều gì ngăn cấm dân ta bảo vệ lãnh thổ đất nước mình? Đâu rồi một dân tộc lẫy lừng đã từng đánh thắng một đội quân hung hãn đang làm rung chuyển một nữa thế giới? Đâu rồi những con người từng tự hào “từ ức triệu năm nay, không biết nhục, không biết thua, không biết sợ”[1]?! Nếu quả thật chỉ vì sợ hãi mà tám chục triệu người bỏ mặc vận mệnh quốc gia trong tay vài chục kẻ cầm quyền bạc nhược; thì cái tấm kính trong suốt kia là do chính tay chúng ta dựng lên đó thôi. Rồi các thế hệ tương lai cũng sẽ chấp nhận cái định mệnh đã được đặt để cho họ. Và cái giấc mơ về một xã hội công bằng, tự do, dân chủ sẽ chỉ thuộc về nơi nào khác, cho những người khác, không phải dân tộc mình. Câu nói của triết gia người Pháp Joseph de Maistre nghe mới thật cay đắng: "Dân tộc nào thì chế độ đó" (Every country gets the government it deserves).

Cách đây hai năm, một youtube mang tên "Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi" được phát tán trên mạng. Cảnh một bầy sư tử hung bạo rượt theo bầy trâu nước và cuối cùng vồ bắt được chú nghé con. Tôi chắc ai coi youtube này đều cảm được nỗi sợ hãi của bầy trâu nước, và đều mừng rỡ khi chú nghé con yếu ớt thoát được nanh vuốt và trở về trong vòng bao bọc của bầy trâu. Không hiểu sao hình ảnh của chú nghé con ấy không rời khỏi tâm trí tôi. Sao mà chú giống tổ quốc tôi đến vậy! Chắc chú cũng đau đớn lắm, có ai cảm được nỗi đau của chú không? Bị cắn đầu, cắn đuôi, rức thịt rức da; tổ quốc tôi cũng vậy, thác Bản Giốc mất tức tưởi, Hoàng Sa mất đau đớn, ngư trường mất, Cao nguyên mất…

Bầy trâu chắc nghe được tiếng rên của chú nghé con. Có ai nghe được tiếng kêu của tổ quốc tôi không?

Một trăm năm nữa qua đi, các cô bé cậu bé sẽ nghĩ gì khi đọc lại lịch sử những năm tháng đen tối này? Chúng sẽ nghĩ gì về thế hệ cha anh của chúng? Câu chuyện về vị nguyên soái đòi được chém đầu trước khi hàng giặc sẽ chỉ là huyền thoại. Những buổi chiều chạng vạng cánh dơi, sẽ không còn cậu bé Lưu Quang Vũ nào tìm ra bãi sông, ngồi lắng nghe tiếng trống thúc trận; tiếng những hồn người xưa nói chuyện với cậu về những Đông bộ đầu, Chương Dương độ, Hàm tử quan…

Ôi! “Bao gương mặt ngày xưa/Bây giờ ai nhớ nữa?”[2]
- - -
[1] Nhất định thắng - Trần Dần
[2] Đất nước đàn bẩu – Lưu Quang Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.