Hôm nay,  

Hội Nghị Trung Ương 6: Trái Núi Và Con Chuột

10/17/201200:00:00(View: 7436)
Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) đã kết thúc. Và quả như mọi người đã tiên đoán, «trái núi đã sinh ra con chuột nhắt». Cuộc tắm gội chỉ là vờ vịt qua loa, xong lại còn bôi nước hoa cho nhau, sau khi 2 nhóm đối lập đã chịu hòa giải nhân nhượng, vì họ sợ nhân dân, sợ công luận, sợ lẽ phải, sợ công bằng và pháp luật. Họ làm như thế để tránh tình trạng sụp đổ, không thì chết cả nút.

Phát biểu trong phiên họp bế mạc hội nghị chiều ngày 15/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị (BCT) xin được hưởng kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị, nhưng Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Trung ương nương tay không nỡ: BCHTW cũng nhận lỗi lầm trước toàn đảng, nhưng rồi mọi sự xí xóa, thể tất cho nhau. Thế gọi là hòa cả làng. Là vui vẻ cả. Mọi người đều yên vị.

Ngoài biện pháp màu mè có một không hai đó, còn có một nét rất hề là hội nghị không dám nêu tên một người, chỉ nói là «một ủy viên Bộ Chính trị», tuy họ thừa biết rằng cả nước cũng như mọi người Việt Nam ở hải ngoại có quan tâm theo dõi tình hình trong nước đều rõ «ủy viên» này là ai.

Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị BCHTW lần thứ 6, đã có khối người nín thở, chờ đợi, hy vọng. Vì được quảng cáo, tuyên truyền cực kỳ hấp dẫn. Nào là quan trọng chưa từng có, kéo dài chưa từng có, sẽ bàn cãi đến nơi đến chốn những vấn đề then chốt: đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, vấn đề ruộng đất trong Luật đất đai, đổi mới nền giáo dục quốc dân, sắp xếp lại các tập đoàn quốc doanh, chuẩn bị lớp lãnh đạo thế hệ mới, tự phê và phê bình chân thành không khoan nhượng từng cá nhân trong 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết, đặc biệt là 14 ủy viên BCT, sẽ có thi hành kỷ luật và pháp luật nghiêm, không ngoại trừ ai và cũng sẽ có thể có thay đổi nhân sự quan trọng.

Đã có những nhận định trái ngược nhau. Có người cho rằng Hội nghị Trung ương này rất là bất thường, đột ngột triệu tập sáng thứ hai 1-10-2012 (ngày quốc khánh Trung Quốc), kéo dài 15 ngày, đầy ắp công việc lớn, có giá trị như một đại hội đảng, có thể bằng một cuộc cách mạng. Nhưng cũng có người cho rằng sẽ lại «Vũ Như Cẫn» mà thôi, khi mà họ là những người lãnh đạo đảng vẫn một mực kiên trì chủ nghĩa Mác, kiên trì chuyên chính vô sản, kiên trị độc quyền đảng trị, kiên trì quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế.

Có những điều chắc chắn. Cuộc họp tuy dài, nhưng chỉ thực tế tập trung vào vấn đề nhân sự ở chóp bu, ai đi ai ở, thuộc phe nào phái nào. Còn những vấn đề thật sự hệ trọng của quốc gia, như hiện tình kinh tế xã hội gay gắt, vấn đề ruộng đất và sở hữu đất đai, nền giáo dục của đất nước, các tập đoàn kinh tế lớn nhất suy sụp…thì chẳng có ai bàn cãi đến nơi đến chốn. Vẫn sẽ là treo lơ lửng, cứ dò dẫm mà đi.


Vấn đề lớn hơn là vì sao số phận đất nước ta, nhân dân ta lại phải nằm trong tay của 200 vị mà nhân dân ta không hề lựa chọn và bầu ra, họ chỉ được lựa chọn bởi BCT gồm 14 ông vua tập thể, mà 14 người này cũng không do nhân dân tuyển lựa nốt. Trong cuộc họp này, tài năng các vị ra sao đều ghi rõ trong 313 trang giấy bị giữ kín, e rằng nhân dân mà tỏ tường thì các vị sẽ bị mời về vườn hết.

Vấn đề mấu chốt cuối cùng qua cuộc họp Trung ương lần thứ 6 (khóa XI) là Quốc hội hiện tại do đảng chọn dân bầu lại bị chính họ khinh thường và phủ định một cách ngạo mạn, tự họ thách thức điều ghi trong hiến pháp hiện hành:« Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam». Theo họ, mọi sự đã có đảng lo thì họp Quốc hội làm gì nữa? Mọi sự đã có Thiên triều bảo hộ. Mọi sự vẫn như cũ. Quốc hội coi như không có quyền hành gì.

Tuy nhiên, phần lớn nhân dân tinh đời cho rằng những người có chức có quyền sẽ chỉ gầm gừ, đánh võ mồm với nhau, để cuối cùng là cò kè bớt một thêm hai, thỏa hiệp với nhau vì trăm nỗi sợ. Họ sợ phơi bày tội lỗi ra hết của nhau thì còn gì là thể thống, sợ kỷ luật nghiêm thì còn ai để cầm quyền, sợ của gian phải trả lại cho dân, cho công quỹ thì đau và tiếc; nhà cửa, biệt thự, vàng bạc, kim cương, chứng khoán, ngoại tệ, tài khoản trong và ngoài nước ê hề, nay bị niêm phong, cuộc biệt ly sẽ đau hơn hoạn.

Trừ phi có một cá nhân hay một nhóm trong cuộc nổi trội hẳn lên về trí tuệ, nhân cách, phất cờ chính nghĩa dân tộc, trái tim đập nhịp chung với nhân dân nghèo khổ, vụt đứng dậy được triệu triệu công dân suy tôn và bảo vệ, như Vaclav Havel, như Lech Walesa, như Gorbachev hay Yeltsin ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Liên Xô hồi nào. Hay như bà Aung San Suu Kyi ờ Miến Điện hiện nay. Chuyện như thế trong nước ta có vẻ như còn ở tương lai. Chưa thấy bóng dáng nào, hơi hướng nào như vậy.

Hội nghị 6 như thế là đã xong, và mọi việc đã được thảo luận và giải quyết ổn thỏa như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài phát biểu bế mạc. Hay ít ra là những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay muốn tin như thế, hy vọng như thế. Nhưng nhân dân lương thiện đâu chịu hòa cả làng. Dân đen bị moi túi, cả xã hội bị móc túi hàng mấy trăm ngàn tỷ đồng để họ chia chác giữa các nhóm tư bản thân hữu thì làm sao mà chịu hòa được.

Giữa cơn khủng hoảng gay gắt về niềm tin, họ lại đổ thêm dầu vào ngọn lửa đấu tranh đòi công lý và công tâm. Họ khiêu khích thêm nhân dân lương thiện, khiêu khích một bộ phận đảng viên còn nhân cách. Họ đang đón chờ những phản ứng mạnh mẽ, sâu sắc, trầm tĩnh, đàng hoàng của nhân dân đang thức tỉnh.

Bùi Tín
Blog / Bùi Tín / VOA

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án « chuyến bay giải cứu », đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để « khắc phục hậu quả » : lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án...
Hôm 25 tháng 5 năm 2016, Pearl Pinson (một nữ sinh 15 tuổi) bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường và biệt tích luôn kể từ ngày đó. Tuy hơn 7 năm đã qua nhưng thân nhân của em vẫn cứ nuôi hy vọng là sẽ có ngày đoàn tụ, nhân viên điều tra vẫn không ngưng việc kiếm tìm, và báo giới (hàng năm) vẫn không ngừng nhắc nhớ đến câu chuyện buồn lòng này.*
Cứ mỗi lần cầm bút là Lê Anh Hùng nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 38 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói, ‘Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này...
Thất bại trong phòng, chống tham nhũng của CSVN xem như đã vĩnh viễn, không còn cứu được nữa. Bằng chứng này dựa vào những tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức có trách nhiệm trong “quốc nạn” này...
Tôi “nhặt” được câu danh ngôn (thượng dẫn) trong Chuyện Kể Năm 2000, tập II, của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ có điều đáng tiếc là tác giả quên ghi rõ là đồng chí TBT nào đã phát biểu một câu nói “đắt giá” tới cỡ đó. Mãi đến khi cùng cụng ly với tác giả ở California (ông chơi một ly sinh tố to đùng, ngó mà ớn chè đậu) tôi mới có dịp nêu thắc mắc, và nhận được câu trả lời hóm hỉnh : “Thì ông TBT nào mà chả nói thế.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.