Hôm nay,  

Biển Đông: Đàm Phán Mỹ Trung: Tàu Chiến, Lửa Đạn Và Mùi Thuốc Súng ?

01/08/201200:00:00(Xem: 23131)
Hôm 24/7/2012 với thái độ khiêu khích trắng trợn của nước lớn, TQ làm lễ khánh thành Thành phố và Quân khu Tam Sa ngay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ đã chiếm đoạt vào năm 1974, trước sự làm ngơ, nếu không muốn nói là với sự đồng lõa Đào Như của Mỹ. Đài Tự Do Á châu-Rfa, hôm 26-7-2012 loan tin tàu Cảnh Sát Biển của ViệtNam và tàu Hải Giám của Trung Quốc đang đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré. Có phải chăng cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông đang ló dạng? Biển Đông thùng thuốc súng đang bốc cháy!

Nhân đây chúng tôi muốn đặt lại câu hỏi: Vì Ai và Vì Đâu mà “Biển Đông là Thùng Thuốc Súng Đang Bốc Cháy” để chúng ta cùng suy ngẫm và tự trả lời.

Trong thực tế, ngay trong lúc cuộc đối đầu qua ngôn ngữ, giữa tàu Cảnh Sát Biển của VN và tàu Hải Giám của TQ, ngoài khơi Cù Lao Ré, thì cuộc đàm phán giữa TQ và Mỹ về Quân sự và Ngoại giao đang diễn ra tại Bắc Kinh. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Nhà nước TQ hôm 26-7 cũng vừa tuyên bố: Trung Quốc và Hoa Kỳ vừa đạt được những thỏa thuận về nhiều điểm trong cuộc thảo luận giữa cố vấn An ninh của Toà Bach Ốc,Thomas Donilon, với các giới lãnh đạo hàng đầu về quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh trong hai ngày vừa qua. Nhưng rất tiếc ông Tập Cận Bình không cho biết những thoả thuận về quân sự và ngoại giao vừa đạt được giữa Mỹ và TQ có liên quan tới Biển Đông không? Cuộc đàm phán giữa TQ và Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày qua có phải là cuộc mặc cả về lợi ích của họ trên Biển Đông không?
dao_nhu_
Đào Như
Cùng lúc, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Chính phủ TQ cho biết Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Cố vấn Donilion tăng tiến quan hệ song phương giữa hai nước. Nhưng báo Nhân Dân viết tiếp một câu bỏ nhỏ nghe rất thân tình: Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu Donilion thận trọng trong những vấn đề gọi là tế nhị...

Ngay sau khi đàm phán với Mỹ, cùng ngày 26-7-2012, Bắc Kinh mạnh dạn bổ nhiệm đại tá Thái Hồng Thủy và đại tá Liêu Triều Nghi làm Tư lệnh và Chỉnh ủy khu cảnh bị Thành phố Tam Sa.

Những tường thuật cũng như câu tuyên bố nửa kín nửa hở nhiều gợi ý. Điều này nhắc lại việc bà Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Người Mỹ Gốc Việt, phỏng vấn Kurt Campbell, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, hôm 27-6-2012, bên lề buổi hội thảo của tổ chức SCIS hôm 27-28/6/2012 tại Hoa Thịnh Đốn:

- Thưa ông, hôm qua 26-6-2012 Trung Cộng cho mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên BIển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN. Và cũng trong thời gian đó Trung Cộng và Mỹ đang tiến tới những thỏa thuận để nói chuyện với nhau về quân sự. Liệu 2 sự kiện trên có liên hệ gì với nhau không? Và trong tiến hành đàm phán giữa Mỹ và Trung Cộng thì việc TQ gọi mời thầu 9 lô dầu khí thuộc chủ quyền lãnh thổ VN có được đưa ra trao đổi trong buổi họp đó không?.

Trợ lý Ngoại giao Mỹ, Kurt Campbell, từ chối “Không thảo luận vấn đề đó”…và ông nói:” Hoa Kỳ rất rất chú trọng việc nói chuyện riêng với chính phủ TQ, và hai bên cùng tìm hiểu nhau về quân sự…”

Câu hỏi ở đây: Tại sao Kurt Campbell lại từ chối,”không thảo luận về vấn đề đó”. Có phải chăng đó cũng là câu trả lời ở thể xác định một cách tế nhị của nhà ngoại giao Mỹ.

Trong hiện tại:

-Thái độ xâm lấn của TQ tại Biển Đông ngày cành hung hãn

-Thái độ áp lực của Mỹ muốn sử dụng căn cứ hải quân Cam ranh của VN, ngày càng mạnh

- và Thái độ của VN ngày càng kiên trì với “chính sách 3 không” công bố trong Bạch Thư Quốc phòng của VN năm 2009:

1-Không cho ngoại quốc đặt căn cứ quân sự tại VN,
2-Không liên minh với phe nào,
3- Không dung nước thứ ba để chống nước khác.

Bên cạnh đó là những buổi họp song phương giữa Mỹ và TQ về quân sự liên miên xảy cùng thời điểm với những hành động khủng bố chống VN của TQ trên Biển Đông.

Mặc dầu Mỹ đang cố gắng phong tỏa TQ, nhưng Mỹ lại không muốn tình trạng tranh chấp trên Biển Đông đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ vào tình trạng trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Đó là mâu thuẫn nội tại của nền ngoại giao của Mỹ trên hồ sơ Biển Đông. Mối quan ngại lớn nhất của ASEAN và nhất là ViệtNam về thái độ bị động của Mỹ trong mọi cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và TQ.

Phải chăng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền của những lô dầu lửa trên Biển Đông là chủ đề cho những cuộc thương thảo giữa Mỹ và Trung Quốc trong những ngày vừa qua. Cái nhiệt kế của Biển Đông đang trong tay của hai nước lớn này? Chúng ta, cũng như bà Nguyễn Ngọc Giao, ai cũng muốn Mỹ và TQ công khai vấn đề này trước thế giới. Chúng ta không muốn bất cứ ai song phương tranh cãi lợi ích của họ trên đầu của 600 triệu dân của cộng đồng ASEAN, ĐNÁ, trong đó có 90 triệu dân tộc ViệtNam.

Đào Như
Chicago-27-7-2012
CHÚ THÍCH NGUỒN
Thuốc súng Biển Đông đang cháy-RFA-26-7-2012
http://.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-detonator-burning-07262012153409.html

Ý kiến bạn đọc
04/08/201211:46:03
Khách
có thể giữa mỹ và trung cộng đã thoả thuận với nhau ,cho nên mới thấy trung cộng nó làm ào ào mà không
sợ gì đến ai hết .như trước 1975 việt nam cộng hoà bị trung cộng đánh hoàng sa ,tàu hàng không mẩu hạm ở
gần đó đâu có đến giúp đở hải quân việt nam cộng hoà .mỹ để cho hải quân việt nam cộng hoà bị hải quân trung cộng sơi thịt .kết cuộc mấy nước nhược tiểu là bị thiệt .thật ra mấy nước nhược tiểu như phi luật tân .
việt nam muốn mỹ giúp .thì khi mỹ yêu cầu làm gì thì làm đúng theo lời của chú sam yêu cầu thì chú sam sẽ
giúp đở .điển hình như [ ĐẠI HÀN ] xứ kim chi tức là nam hàn quá khôn ,họ biết bám theo và nghe lời chú sam
cho nên nước đại hàn mới được như ngày hôm nay .đã là nước nhược tiểu tài nguyên thì không có được bao nhiêu dân trí thì lại thấp .khi chú sam nói cái gì thì coi như pha ,điển hình là phi luật tân và việt nam .hồi mấy
chục năm trước dân phi luật tân và chính phủ phi đuổi mỹ về .không cho mỹ mướn [ cảng nữa ] nay phi bị trung cộng quạy thì dân phi và chính phủ đi cầu xin chú sam chở lại .như vậy đâu phải thật lòng với mỹ .hoa kỳ đã nói nhiều lần với CSVN là nên cải cách cho người dân được tự do dân chủ .không chịu nghe lại còn đàn áp bỏ tù người dân. hà nội coi lời nói của chú sam không có ký lô nào hết ,cho nên lần này chú sam không thèm đếm xỉa tới nữa chú sam cho CSVN mất hết các đảo ,mả còn mất luôn 9 lô dầu trông vùng biển của việt nam vào tay trung cộng .mỹ muốn cho CSVN biết cái tội cứng đầu .

vừa qua trương tấn sang chạy qua nga ,chắc đến nga để xin nga giúp đở ,tôi dám chắc là [ nga ] không có giúp cho hà nội đâu .tình hình biển thái bình dương hiện nay không có ai đủ sức để ngăn trung cộng .chỉ có một mình chú sam mới có sức mạnh để kiềm trung cộng mà thôi .nhưng chú sam có làm hay không đó mới là
điều quan trọng .thật ra mỏ dầu và khí đốt tại biển đông nam á đối với mỹ không quan trọng .lý do tại sao vậy
khoan dầu dưới đái biển tốn kém nhiều hơn khoan dầu trên đất liền .với lại lời không được nhiều .mỹ có rất là nhiều mỏ dầu cho nên hoa kỳ đâu cần phải đi giành với trung cộng .chú sam chỉ nói cho có nói ,đứng ở ngoài
coi thử mấy em trong hiệp hội đông nam á đối phó với trung cộng được bao xa .nhứt là việt nam và phi luật tân .lần này CSVN là bị nặng nhứt ,các đảo từ hoàng sa đến trường sa sẽ bị trung cộng chiếm hết .luôn cả 9 lô
dầu .lần này CSVN bị mất cả chì lẩn chày .DCSVN nên giải thể là vừa rồi ,tôi đề nghị mấy ông cấp lớn mới hay
củ nên tuyên bố với nhân dân là chao trả đất nước lại cho người dân để họ bầu lên một chính phủ mới .và điều
đình với người dân hay chính quyền mới cho mấy ông và gia đình đi ra ngoại quốc sinh sống .và không truy cứu tội tham nhũng của mấy ông .tôi nghĩ khi nhân dân việt nam mà nghe mấy ông chao trả đất nước lại .tôi
nghĩ người nghèo nhứt việt nam chắc cũng đi kiếm tiền để mua con heo cúng để ăn mừng .bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang .các ông cấp lớn vẩn còn kịp điều đình với người dân để được ra đi ngoại quốc mà không bị truy cứu đủ thứ tội .còn mà vẩn còn lòng tham không đái tới một ngày sắp đến mà bị nhân dân lật đổ
thì coi như cả chì lẩn chày điều mất hết .mà còn bị đi tù .làm chính trị mà [bất tài] lại quá [tham nhũng][ quá ác ] với nhân dân .thì ngày bị nhân dân [ lật đổ ] là không thể chánh khỏi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.