Hôm nay,  

Lời Của Biển

28/05/201200:00:00(Xem: 10195)
Mùa hè đang thiền hành đến gần vạn hữu. Những thành phố ven biển, cư dân dường như không thể chờ lâu hơn. Cuối tuần, bãi biển đã đông, dù đôi khi gió vẫn lạnh. Người đi dạo, kẻ đi câu, nhóm này trượt nước, nhóm kia dong buồm, cô bé này nhặt vỏ sò thì cậu bé kia tỷ mỉ xây lâu đài cát …. Những hình ảnh quá thân quen với biển.

Biển muốn nói với người rằng, những mùa đông, chẳng phải chỉ người nhớ biển đâu, mà biển cũng rất nhớ người. Không tin, vào ngày mùa đông nào, người ráng chịu rét, thả bộ ra ven biển, xem có nghe biển tỉ tê thương nhớ qua sóng vỗ ghềnh đá hay không?

Làm sao nghe sóng mà hiểu lời biển ư?

Người quên rồi à? Bồ Tát Quan Thế Âm chỉ lặng nghe sóng biển mà lập ra pháp môn Nhĩ-Căn-Viên-Thông đấy! Biển đã từng rất hoan hỷ vì được là phương tiện để Bồ Tát quán chiếu, nhận ra Tánh-Nghe khác với Cái-Nghe.

Tánh-Nghe không sanh diệt, luôn sẵn đó, tiếp nhận âm thanh ở tầng sâu thẳm bằng sự trung thực tuyệt đối, không theo mô hình như Cái-Nghe, là phải có Căn duyên với Trần mới sanh Thức.

Chắc người nhớ giai thoại Đức Thế Tôn truyền ngài Anan thỉnh một tiếng chuông, rồi hỏi:

- Có nghe không?

- Dạ, có nghe.

Khi không thỉnh chuông nữa, Đức Thế Tôn lại hỏi:

- Có nghe không?

- Dạ, không nghe.

Biển thích nhất ở lời dạy tiếp theo:

- Sao ông biết là không nghe? Cái gì cho ông biết là không có tiếng chuông? Này Anan, hãy quán chiếu ngay đó. Cái ông “có nghe” là do Căn (tai) duyên với Trần (tiếng chuông) mà sanh Thức (nhận biết âm thanh). Còn cái cho ông biết không có tiếng chuông, thì chính là Tánh-Nghe. Cái-Nghe biến diệt theo căn trần. Tánh-Nghe thì lặng thinh, ở đó nhận diện mà không đi đâu cả.

Giai thoại này, biển chỉ biết được tới đó, do một lần có hai Phật tử thả bộ theo bờ cát, vừa hứng gió biển, vừa nói chuyện đạo. Biển quá rảnh rang, quanh năm suốt tháng chẳng có gì làm, nên biển nương theo tinh thần lời dạy này mà lân la, gần gũi, lắng nghe tâm sự của những người tìm đến biển, nhờ đó mới biết rằng cõi ta-bà, người người khổ quá!

Cũng chính vì lặng lẽ theo tâm người mà biển nghe được đôi lời dạy của Đức Thế Tôn. Nghe rồi, mới thấy lạ cho người, vì người biết nói, mà khi hành xử thì lý sự thường lại chẳng đi đôi!

Cậu sinh viên ngồi trên bờ đá, bứt đầu bứt tai, lầm rầm một mình: “Thi rớt rồi! Ăn làm sao, nói làm sao với cha mẹ đây!? Ai chả biết, học tài thi phận, nhưng thi rớt thì nhục qúa! nhục quá!”

Khiếp chưa? Làm như trên đời chỉ có một mình cậu ta thi rớt! Sao không chấp nhận thực tại là rớt rồi thì học chăm chỉ hơn, chờ thi lại. Thi rớt có phải là trời sập đâu mà ra biển gào khóc vậy!?

Rồi lại cặp vợ chồng luống tuổi, ngồi sau đụn cát, than thở:

- Con với cái, sao cùng một nhà mà chẳng giống nhau! Phải chi cái ngoan ngoãn hiếu thảo của con Ba, san sẻ bớt cho thằng Út thì mình đỡ khổ biết mấy! Khuyên học cái nọ lại đòi học cái kia, học dở chừng, kêu không thích, không hợp, lại đổi qua cái khác. Rầy la thì lớn tiếng cãi, quăng sách, quăng bút như quăng vào mặt mình. Biết thế, thà sanh ra quả trứng, đem luộc, còn có bữa ăn!

Ối trời ơi, biển nghe mà thấy khổ còn hơn đương sự khổ! Thế nhưng biển sửng sột khi bà vợ nhỏ nhẹ an ủi:

- Thôi ông à, sanh thì phải dưỡng, đó là bổn phận trách nhiệm mình. Nó nghe lời được bao nhiêu là duyên phận nó. Ông không nhớ trong kinh có dạy rằng cha mẹ, con cái, hay thân bằng quyến thuộc, có khi vì nhiều đời nhiều kiếp còn ràng buộc ân oán chưa xong mới lại tìm gặp nhau để ân đền oán trả. Ông khen con Ba ngoan, có lẽ nó tìm mình trả ơn thuở nào, còn thằng Út hư, chắc là mình nợ gì kiếp trước, nó đến đòi. Nhưng ngoan hay hư thì kiếp này chúng nó đều đang là con mình, mình cứ mang tình thương mà đùm bọc, có phải nhẹ lòng không?

Ông vin câu đó, nguýt bà một cái dài:

- Thì ra tôi cũng nợ bà hồi nảo hồi nào, nay bà tìm tôi mà càm ràm suốt ngày!

Bà phản ứng ngay:

- Ông mà nợ gì. Tui mới là con nợ nè, cơm bưng nước rót hơn bốn chục năm, chưa được một lời cám ơn ngọt ngào, chỉ toàn là trách với móc!

Như vậy thì chắc họ đều biết, đều tin có nhân quả, có sanh tử luân hồi. Rõ ràng người biết, mà lại hành xử như không biết! Răng mô dị rứa!?

Cũng như, biển vừa chứng kiến một hoạt cảnh, ngay tại đây, ngay bãi cát bên hàng dừa đó. Hai vợ chồng với ba con nhỏ, trải tấm khăn dưới gốc dừa rồi bầy thức ăn trưa, cùng nhau ăn uống vui vẻ. Ăn xong, hai người lớn đọc sách, hai bé gái chạy loanh quanh, còn bé trai thì bắt đầu chơi cái trò cổ điển ngoài bãi biển, là xây lâu đài cát. Bé khéo tay, khá thận trọng, tỷ mỉ, nên dần dà thành hình, tuy cái cổng thì to đùng, mà lâu đài thì lại quá nhỏ, so với cổng. Nhưng nhìn gương mặt hân hoan ngắm qua, nhìn lại của bé thì biển nghĩ rằng chẳng phải bé thiếu kỹ thuật, mà chắc có dụng ý gì. Ngay khi ấy, hai bé gái chơi rượt bắt nhau, chạy như mũi tên, cùng đâm sầm vào lâu đài, làm sụp đổ tan tành!

Bé trai vừa đấm hai bé gái túi bụi, vừa gào khóc:

- Sao làm đổ lâu đài của tui? Vua và quân lính sắp về tới rồi! Hu! Hu! Làm trả lại tui mau lên!

Bố mẹ cùng buông sách, chạy đến vỗ về bé trai. Người bố giảng giải:

-Nín đi con, có chi đâu mà tiếc, mà khóc. Lâu đài này bằng cát, có phải thật đâu! Có giữ mãi được đâu! Nếu hai chị không đạp phải thì lát nữa đây, gió lớn cũng đủ thổi bay hết!

Điều đó thật quá đi chứ! Lâu đài bằng cát mong manh, làm sao mà giữ lâu được. Đứa bé trai chắc cũng biết thế, vì nhiều phần, chẳng phải đây là lần đầu bé chơi trò này. Nhưng bé vẫn sụt sùi tiếc rẻ cái không thật. Tệ hơn nữa, không chừng bé còn đang lo lắng vì trí tưởng tượng là nhà vua và quân lính sắp về tới, mà thành siêu quách đổ rồi, vua sẽ ngự ở đâu?

Này, biển hỏi thật người, khi người dỗ dành đứa bé đừng khóc, đừng tiếc, vì lâu đài cát là cái không thật, không nắm giữ mãi được, người có phút nào nghĩ lại chính mình?

Biển từng chứng kiến bao cảnh đời, nghe bao nhiêu tâm sự, biển e rằng không chỉ các em bé xây lâu đài cát, khi đổ mất thì tiếc, thì khóc, mà người lớn cũng từng xây, chẳng phải một, mà có khi nhiều, thật nhiều lâu đài cát; rồi khi mất cũng đau khổ, khóc lóc tả tơi, có khi cuồng điên hủy mình vì mất cái không thật đó!

Lâu đài cát của người lớn nhiều hình dạng khác nhau lắm. Nghe này, xem biển nói có sai không. Đó là tình ái, danh vọng, tiền tài. Khai triển ba món này ra thì thấy ngay cơ man nào là nguyên nhân của những khổ đau!

Tình nào mà không khi đầy khi vơi? Danh vọng nào mà không khi sang khi hèn? Tiền tài nào mà không khi còn khi mất? Vậy mà suốt kiếp nhân sinh, người người đều lao vào những mục tiêu ảo tưởng này, như thiêu thân lao vào lửa. Khi không đạt được điều mong muốn, có phải người cũng khổ lo trăm mối vì những trí tưởng mơ hồ. Như đứa bé, bị phá vỡ “lâu đài không thật”, đã tiếc, lại còn buồn lo cuống cuồng vì “vua và quân lính không thật”, sắp về tới, sẽ ở đâu?

Toàn là những cái “không thật”, luôn quay cuồng người người trong vòng “khổ thật”.

Lại một lần, thấy hai người trẻ ngồi trên ghế đá, tưởng họ thủ thỉ yêu đương, biển tò mò đến gần. Ai dè, họ đang chia sẻ về một đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ. Đoạn đó thế này:

“Cao sang nghèo khó, lớn nhỏ nam nữ, suy nhớ chồng chất, do tâm sai sử. Không ruộng lo ruộng, không nhà lo nhà, họ hàng của cải, có không cũng lo, được một thiếu một, lo cho bằng người, vừa được chút ít, lại càng lo hơn”

Vậy, sự đau khổ tự mình chuốc lấy, vì do không biết đủ, không biết chấp nhận hạnh phúc là cái mình đang có, phải vậy không?
Hiếm lắm mới có lần biển nghe được ai đó, nói câu này: “Người an vui với cuộc sống thì không cần phải có mọi thứ tốt nhất trên đời, mà chỉ cần sống tốt nhất với những gì đang có”

Biển thấy điều này đơn giản quá, đơn giản như câu chuyện của hai người chán đời đến mức muốn hủy đời, mà biển cũng tình cờ nghe kể. Chỉ tiếc, biển không nhớ xuất sứ. Nội dung câu chuyện thế này:

Đêm khuya, cô thiếu nữ bị tình phụ, lang thang ra biển với ý định tự trầm. Cũng giờ đó, tại nơi đó, anh thương gia thất bại trên thương trường, xấu hổ, tuyệt vọng, cũng muốn chết. Chàng phát hiện ra nàng trước. Chàng chạy đến:

- Này cô, đêm hôm khuya khoắt, cô một mình ra đây làm gì? Cô định tự tử hả?

Chạm đúng vết thương, nàng òa lên khóc:

- Anh ấy phụ tôi! Tôi đã tin tưởng. Tôi đã trao hết. Tôi đã mất hết. Thiếu anh ấy, tôi làm sao sống được!

Chàng nhìn nàng. Người thiếu nữ còn trẻ và đẹp, thiếu chi cơ hội để có hạnh phúc khác. Chàng đã ân cần an ủi nàng như thế. Và kỳ diệu thay, chàng sửng sốt khi nghe chính giọng mình dõng dạc nói tiếp với nàng rằng:

- Trước khi gặp người phụ bạc ấy, cô vẫn yêu đời, vẫn trẻ, vẫn đẹp, thì nay, không có người phụ bạc kia, cô nào mất gì đâu! Hãy đứng lên, và đi vào thành phố, ở đó, cô còn biết bao bạn bè, thân thuộc, yêu thương và đón chờ cô về.

Thiếu nữ mở to mắt, nhìn người đối diện.

Chẳng lời cám ơn nào giá trị hơn là giòng lệ tỉnh ngộ.

Lặng nhìn thiếu nữ đi vào thành phố bằng những bước chân sáo, chàng mới nhận ra rằng, đó chính là những lời mà trong sát na mầu nhiệm vừa rồi, chàng đã bật ra để nói với chính mình: “Ta vào đời với hai bàn tay trắng, giờ có làm ăn thất bại cũng chỉ là về với trắng tay! Có mất gì đâu!”

Nếu được chứng kiến, thế nào biển cũng tìm cách bảo anh chàng hãy chạy theo thiếu nữ, xin hộ tống nàng về nhà. Chỉ là nghĩa cử hào hiệp của bậc trượng phu thôi, nhưng biển thật tình tin rằng nếu trở thành đôi bạn thì đó sẽ là hai kẻ hạnh phúc lâu dài hơn những đôi bạn khác, vì họ đã có kinh nghiệm bản thân về những gì quý giá trong tầm tay. Chỉ khi nào biết nhìn thẳng vào những đau thương mất mát bằng con mắt trí tuệ với lòng dũng cảm rực lửa thì mới tìm được sự giải thoát.

Biển từng nghe một ông cụ, sảng khoái ngâm cho nhóm bạn già của mình thưởng thức hai câu thơ mà cụ nói tác giả là Thiền-sư Trúc Lâm, tức là vua Trần Nhân Tông của nước Việt Nam đấy:

“Áo rách ôm mây, ban mai húp cháo
Bình xưa dốc nguyệt, trời khuya nấu trà”

Người khổ công nhọc sức đến bao giờ thì tiền tài danh vọng mới mon men đến gần được như vua?

Vậy mà vua bỏ hết, lên non đạm bạc, hạnh phúc khôn cùng!

Nếu bắt chước vua khó quá, người đâu cần phải bỏ hết lên non. Chỉ cần biết đủ và trân quý hiện tại, là gánh nặng khổ đau phiền não sẽ lập tức được đặt xuống rồi.

Thế mà ít ai chịu buông.

Dieu seul le sait!
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh thất – giờ chỉ tịnh, một ngày tịnh tu, tháng Năm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.