Hôm nay,  

Vui Buồn Với Nhà Văn-Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung

26/04/201200:00:00(Xem: 11160)
Tính theo thời gian, tôi và Nhà văn, Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung đã quen nhau ngót nửa Thế kỷ.

Hình ảnh một Sỹ quan ít nói nhất tại Phòng Báo chí Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ở đường Hồng Thập Tự, bên cạnh Việt Nam Thông Tấn Xã năm 1967 đã đập vào mắt tôi từ khi Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc Gia(Quốc trưởng) và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỷ giữ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng).

Khi ấy ông Hà Bỉnh Trung đeo lon Đại úy nhưng tôi không hề biết ông đã là một Nhà văn, một Nhà báo và một Nhà thơ ở Hà Nội từ trước khi đất nước bị chia đôi năm 1954.

Giữa chúng tôi không có liên hệ đồng ngũ hay đồng nghiệp nên tôi chỉ biết ông qua nhiệm vụ liên lạc với báo chí mỗi khi tôi đến nhận bản tin phổ biến từ Dinh Độc Lập.

Nếu đám nhà báo có thắc mắc gì về bản tin thì có cậy răng Đại úy Trung cũng lắc đầu không nói nửa lời. Cung cách “nhà binh” theo lệnh thượng cấp thời Quân đội nắm quyền ở miền Nam từ 1965 là như thế.

Rồi thời gian trôi đi, mối giao hảo giữa chúng tôi cũng nguội dần cho đến khi gặp lại nhau lần đầu tại một buổi ra mắt sách ở trường Luật, Đại học George Mason vào thập niên 80.

Đại úy Trung đã là Thiếu tá và giải ngũ trước ngày miền Nam rơi vào tay quân đội Cộng sản nên khi gặp nhau, do mái đầu tóc bạc bồng bềnh quen thuộc của ông đập vào mắt tôi hôm ấy, tôi đã hỏi ông :”Thiếu tá qua đây hồi nào mà tôi không gặp ?”

Ông đáp mau với cái bắt tay ấm áp: “ Tôi thỉnh thỏang vẫn đến đây tìm anh em quen mà hôm nay mới gặp anh Phạm Trần.”

Chúng tôi bắt đầu nối lại mối thân tình từ đấy.

Bỗng một hôm, Ông bà Hà Bỉnh Trung và một số anh chị em Văn nghệ đến nhà tôi chơi và ngỏ ý muốn tôi tham gia sinh họat với Câu Lạc Bộ Văn học Nghệ thuật do ông làm Chủ tịch.

Ông nói rằng, trong Câu Lạc Bộ chưa có giới làm báo nên muốn mời tôi tham gia. Tôi tán thành.

Trong các lần nói chuyện sau đó tôi mới biết tiếng nói của người phụ nữ bên cạnh cuộc đời của ông, Bà Hà Bỉnh Trung, đã đóng vai quan trọng trong quyết định dấn thân vào Câu Lạc Bộ của Nhà văn.

Bà nói với tôi: “Tôi thấy trong vùng mình có nhiều Văn-Nghệ sỹ mà không có nơi để hội họp, không có nơi để trao đổi với nhau, không có một chỗ để tổ chức Văn nghệ, làm phòng đọc báo cho đồng bào thì thật thiếu sót vì vậy tôi mới nói với Nhà tôi là phải bàn với anh em để thực hiện.”

Câu Lạc Bộ chính thức thành lập năm 2000, bắt đầu một Thế kỷ mới nhưng sinh hoạt chỉ bùng lên từ năm 2001 ở địa điểm sinh hoạt có đông người đến dự, không đâu khác hơn chính là nhà của ông và các con ở Springfield, Virginia.

Cuộc họp mặt đầu tiên dưới dạng phỏng vấn và ca hát những sáng tác của các Nhạc sỹ Nhật Bằng, Nguyễn Túc, Phạm Tuân, Nguyễn Đức Nam và Nguyễn Thiện Lý đến từ Philadelphia đã lôi cuốn nhiều người đến với các sinh hoạt sau đó của Câu Lạc Bộ.

nhavanhabinhtrung

Nhà thơ Hà Bỉnh Trung.
Các buổi sinh hoạt của các Nhà văn, Nhà thơ nữ trong vùng như Vi Khuê, Lê Thị Nhị, Lê Thị Ý, Qùynh Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hồng Thủy, v.v… và Cuộc phỏng vấn với một số người trẻ về vai trò của họ đối với Cộng đồng đã được thực hiện.

Dần dà, giấc mơ gây qũy cho kế họach tìm nơi sinh hoạt cố dịnh cho Câu Lạc Bộ đã thành sự thật vào năm 2009, sau 4 năm làm việc không ngừng của 3 Nhà văn cột trụ của nhóm là Hà Bỉnh Trung, Lê Thị Nhị và Hồng Thủy.

Chỉ tiếc rằng trong ngày ra mắt đầu tiên của trụ sở mới đã không có mặt người có sáng kiến ban đầu thành lập ngôi Nhà Việt Nam là Bà Hà Bỉnh Trung, người đã qua đời năm 2004.

Đến nay, theo tin của Câu Lạc Bộ thì: “Vì nhà Việt Nam nằm trong một khu vực dân cư nên sau nhiều lần sinh hoạt, những nhà lân cận đã khiếu nại lên chính quyền địa phương nên Nhà Việt Nam đã phải dời đến địa điểm mới tại thành phố Falls Church, cách trung tâm Eden, khu chợ của người Việt Nam, chưa đến một kilômét.

Địa điểm mới này của nhà Việt Nam hiện là nơi sinh hoạt thường xuyên của Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật vùng Hoa Thịnh Đốn, Trường Việt Ngữ Thăng Long và Truyền hình Việt Mỹ VATV. Đây chỉ là nơi sinh hoạt tạm của câu lạc bộ vì phải thuê mướn cơ sở này.”

Dù sao thì công lao của ông bà Hà Bỉnh Trung đối với sinh hoạt văn hoá đầu tiên của người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn đã được ghi lại và sẽ mãi mãi tồn tại với tên “Nhà Việt Nam”.

Dấu tích phục vụ văn học này, cũng như những tinh hoa của trên 30 Tác phẩm Tiểu thuyết, Kịch và Thơ của Nhà văn họ Hà để lại cho đời sẽ mãi mãi ở lại với dòng Văn học Việt Nam ở nước ngòai, sau khi ông ra đi vĩnh viễn vì bạo bệnh vào sáng ngày 24/04 (2012) tại Bệnh viện Fairfax, Virginia, hưởng thọ 90 tuổi.

Theo Tiểu sử , Nhà văn Hà Bỉnh Trung, thuộc dòng dõi con nhà Quan, sinh năm 1922 tại Cao Bằng, Việt Nam.

Ông viết Tiểu thuyết rất sớm với Tác phẩm đầu tay nổi tiếng là truyện dài “Răng Đen Ai Nhuộm Cho mình” xuất bản năm 1952 tại Hà Nội, khi ông 30 tuổi, nhưng ông được nhiều độc gỉa biết đến trong tư cách một Nhà Thơ, kể cả Thơ viết bằng Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

Ông cũng là Tác giả của tập thơ dịch Anh-Việt đối chiếu có tên là Hoa Thơm ra mắt tại Hà Nội trước năm 1954.

Có ít nhất 40 Bài Thơ của ông đã được 16 Nhạc sỹ Phổ nhạc.

Ông là hội viên của Văn Bút Việt Nam từ năm 1964; Hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam trước năm 1963; Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại Miền Đông Hoa Kỳ hai nhiệm kỳ (1997–1999) và (2001-2002). Ông còn là cây viết cột trụ của 2 Tạp chí Cỏ Thơm và Kỷ Nguyên Mới xuất bản trong vùng Hoa Thịnh Đốn.

Phỏng vấn vào dịp kỷ niệm 60 năm cầm bút vào năm 2007, Nhà văn Hà Bỉnh Trung cho tôi biết Ông viết báo từ 1950 tại Hà Nội trên các tờ Ngày Mai, Chính Đạo, Thời Luận và làm Chủ Bút cho Tuần Báo Quê Hương. Tại Saigon ông viết cho Ánh Sáng, Thời Luận, Tự Do, Phụng Sự và Tiền Tuyến của Quân Đội trước ngày miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

Thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Tác gỉa Hà Bỉnh Trung là trong chu kỳ 18 năm, từ 1987 đến năm2005 tại Hoa Kỳ, với 19 tác phẩm, truyện dài, truyện ngắn, thơ và một tập kịch thơ.

Khi tôi phỏng vấn thì có Bà Hà Bỉnh Trung cùng ngồi nghe và được hỏi.

Bà nói rằng, nhiều khi thấy Nhà văn làm nhiều Thơ và viết Truyện tình thì Bà cũng tò mò muốn đọc trước khi đem in nhưng không bao giờ Bà có ý nghĩ sai về các nhân vật trong Tiểu thuyết, hay trong Thơ.

Bà nói: “Nếu tôi ghen thì làm sao ông ấy viết được những Tác phẩm hay. Vả lại nếu Tiểu thuyết hay Thơ mà không có tình cảm ướt át thì làm sao hấp dân, lổi kéo được người đọc.”

Theo Nhà văn Hà Bỉnh Trung, đã là vợ Nhà văn thì người đàn bả phải hiểu chồng mình hơn người thường, vì vậy ông nói : “ Tôi phải nói tôi rất cám ơn Nhà tôi đã để cho tôi được tự do sáng tác nên tôi mới có được một số Tác phẩm ưng ý.”

Tuy nhiên, nếu sự nghiệp viết văn, làm thơ của ông đã giúp Nhà văn thành danh thì ngược lại ông lại rất thiếu may mắn trong cuộc đời binh nghiệp.

Ông Hà Bỉnh Trung được gọi động viên năm 1953, đi học Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng vì quân trường không còn chỗ nên phải chuyển lên Đà Lạt học tại Trường Võ Bị Đà Lạt Liên Quân.

Sau khi ra trường, có lẽ vì qúa hiền lành nên ông phải đeo lon Trung Úy trong suốt 12 năm. Đến khi giải ngũ thì mang cấp bực Thiếu Tá, trong khi các bạn ông đã đeo lon cấp Tướng từ lâu.

Có lúc ông là Phụ Tá Báo Chí của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu nhưng ông không bao giờ ngỏ ý xin xỏ điều gì. Ông cũng từng là Sĩ Quan phục vụ lâu năm tại Phòng Báo Chí Phủ Tổng Thống VNCH, nhưng có lẽ vì nhân cách “con nhà Quan” của mình mà ông đã không cho phép tự hạ mình xuống để đổi lấy danh vọng.

Có lẽ vì thế mà tên tuổi Nhà văn Hà Bỉnh Trung vẫn trong sáng cho đến ngày ông từ gĩa cõi đời để về với người vợ hiền đã xa ông 8 năm trước đó. -/-

Phạm Trần
(04/012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.