Hôm nay,  

Collaborators

30/01/201200:00:00(Xem: 9830)
Collaborators

cong_an_dap_mat_dan-large-contentCông an CSVN đạp mặt người biểu tình.

Quang Tường

Trong Thế Chiến Thứ Hai, Phát-xít Đức xâm chiếm các quốc gia Âu châu như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Ba Lan, Na-Uy, v.v.... Tại các quốc gia bị chiếm đóng, các chính phủ bù nhìn hợp tác với quân đội Phát-xít Đức ở nhiều mức độ khác nhau. Sử sách gọi chung các thành phần hợp tác này là Nazi collaborators.
Để thi hành những chính sách, luật lệ do quân xâm lược Phát-xít Đức đề ra, các chính phủ bù nhìn phải nhờ đến lực lượng cảnh sát, mật vụ bản xứ. Mức độ tuân hành của các lực lượng này có khác biệt nhau tùy theo quốc gia. Ở Na-Uy, lực lượng cảnh sát chọn thái độ thụ động, hững hờ, làm chiếu lệ. Nếu có lệnh của Phát-xít Đức bắt giữ những người tình nghi có liên hệ đến lực lượng kháng cự thì cảnh sát Na-Uy sẽ gọi điện thoại trước đến nhà những người này và thông báo là có lệnh bắt họ và yêu cầu họ có mặt ở nhà ngày mai để cảnh sát đến bắt. Dĩ nhiên là khi cảnh sát đến nhà họ thì các nhân sự liên hệ đã trốn vào rừng hay đã đi biệt tích!
Ở một thái cực hoàn toàn khác với cảnh sát Na-Uy là lực lượng cảnh sát (gendarme) và mật vụ Pháp của chính phủ bù nhìn Vichy dưới thời chiếm đóng của Phát-xít Đức từ 1940-1945. Sự tuân lệnh, tận tụy, cần mẫn của lực lượng cảnh sát và mật vụ Pháp vượt quá sự mong đợi của chính các viên chức Phát-xít Đức. Cảnh sát Pháp rất sốt sắng để lùng sục, lùa bắt dân Pháp gốc Do Thái và những người dân Âu châu gốc Do Thái đang tỵ nạn tại Pháp để đưa vào các trại tập trung trước khi chuyển giao cho Phát-xít Đức. Sau đó, số mệnh những người gốc Do Thái đáng thương này ra sao thì cả thế giới đã biết. Trong thời gian chiếm đóng nước Pháp của Phát-xít Đức, có gần 100 ngàn người gốc Do Thái bị lùa vào các trại diệt chủng. Cảnh sát Pháp hưởng hoàn toàn “công trạng” này.
Tệ hơn nữa, mật vụ Pháp cũng cần mẫn không kém trong việc lùng bắt quân kháng chiến Pháp. Họ ra tay tra tấn, khảo hạch các partisan (tên gọi các thành viên lực lượng kháng chiến Pháp chống xâm lược Đức) để tìm ra manh mối các ổ kháng cự để lập công với Phát-xít Đức. Có thể nói không ngoa là tại Pháp, lực lượng cảnh sát và mật vụ Pháp đã thay mặt Phát-xít Đức để làm công việc bình định và duy trì sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã trên đất Pháp.
Cũng vì thế mà sau ngày giải phóng nước Pháp, chính người dân Pháp vì quá phẫn nộ đã ra tay trả thù thành phần collaborators này. Có gần 10 ngàn collaborators bị thủ tiêu trước khi chính phủ lâm thời của tướng De Gaulle ra lệnh chấm dứt tình trạng trả thù ngoài vòng pháp luật này.

Cho đến nay, đối với người Pháp nhắc đến chữ "collaborator" vẫn đánh thức một mối nhức nhối ở cấp quốc gia. Với truyền thống cách mạng và nền văn minh mà người Pháp luôn tự hào, lại sản sinh một thành phần "collaborator" với giặc như thế là một điều vô cùng nhục nhã.
Nhiều sử gia đánh giá rằng sự hợp tác thành khẩn của thành phần collaborators tại Pháp là một sự việc chưa từng thấy trong lịch sử....
... cho đến 70 năm sau có lẽ người ta mới thấy lại một tình trạng collaboration như thế tại Á châu.
Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng bành trướng tại Á châu, các quốc gia lân cận từ Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan xuống đến Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Singapore, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam đều phải e dè.
Chính sách, thái độ, và phản ứng của mỗi quốc gia cũng có khác biệt nhau về mức độ. Nhưng không đâu bằng phản ứng của nhà nước Việt Nam. Đối với sự xâm lấn biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, đối với sự hiếp đáp ngư dân Việt Nam của hải quân Trung Quốc, nhà nước Việt Nam không có phản ứng cứng cỏi của một chính quyền độc lập như các quốc gia lân cận, mà ngược lại có thái độ nhu nhược và phản bội dân tộc của một chính phủ bù nhìn như chính phủ Vichy dưới thời chiếm đóng của Phát-xít Đức.
Tại Hồng Kông, nay đã thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng mỗi năm đến ngày kỷ niệm vụ thảm sát Thiên-An-Môn, dân chúng lại kéo xuống đường rất đông. Giới cầm quyền và cảnh sát Hồng Kông vẫn để yên cho dân biểu tình và chỉ đóng vai giữ trật tự. Trong khi đó tại Việt Nam, một quốc gia độc lập, những người biểu tình yêu nước chỉ muốn tuyên xưng chủ quyền đất nước cho Hoàng Sa, Trường Sa lại bị chính công an Việt Nam đàn áp thẳng tay ngay trên đường phố.
Sự tận tụy, cần mẫn của lực lượng công an, mật vụ Việt Nam ngày nay trong việc đàn áp những người yêu nước chống bá quyền Trung Quốc chắc hẳn vượt quá sự mong đợi của chính các lãnh đạo Bắc Kinh. Với đà nhu nhược và phản bội này của nhà cầm quyền Việt Nam — mà nhiều người gói gọn trong 6 chữ Hèn với giặc Ác với dân — để bóp nghẹt lòng yêu nước của dân tộc, thì khi đất nước rơi hoàn toàn vào tay bá quyền Trung Quốc, quân xâm lược Bắc Kinh đã có sẵn một thành phần cung cúc, tận tụy với chủ mới; đó chính là lực lượng công an, mật vụ Duỵn-Nàn (Việt Nam), hãnh diện đóng vai ngôi sao thứ sáu trên màu cờ đỏ rực của đế chế Trung Quốc.
Sử gia gọi thành phần hợp tác với Phát-xít Đức 70 năm về trước là Nazi collaborators. Ngày nay tên gọi thành phần collaborators với Trung Quốc ngay trên đất Việt là gì? Kính nhờ bạn đọc đặt tên tiếng Việt dùm thay cho tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.