Hôm nay,  

Linda Lê: Cuộc Đời và Tác Phẩm

11/01/201200:00:00(Xem: 10304)

Linda Lê: Cuộc Đời và Tác Phẩm

Đào Như 

Có phải chăng quá sớm để nói về ‘ Đời và Tác Phẩm Cuộc ’của nhà văn nữ gốc Việt của nước Pháp, Linda Lê. Cô đang ở tuổi ngoại tứ tuần, đang trong dòng triều cương sáng tác, còn nhiều chuyển hóa, còn nhiều bước đi mới khám phá chính mình và thế giới, còn nhiều sáng tạo cống hiến cho đời… Như vậy “Cuộc Đời và Tác phẩm”ở đây xin được hiểu như là cuộc đời và tác phẩm của Linda Lê trong quá khứ, trước năm 2011. 

Báo Libération có bài phác họa chân dung của Linda Lê tác giả của nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp và nhận được nhiều giải văn chương có uy tín trên văn đàn Pháp: Les Trois Parques- (Ba Số Phận)- Colomnie (Vu Khống)- Autre Jeux avec le feu-( Lại Chơi Với Lửa)… Theo báo Liberation: Cá tính của Linda thích cô độc, nhất định từ chối không muốn có con. Trong tác phẩm của Linda: Hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người tình hờ hửng. Có những câu chuyện huyễn hoặc siêu thực như trong các tác phẩm của Shakespeare, hay hàm chứa hoang tưởng, ảo ảnh và hội chứng trầm cảm. 

Cuộc đời của Linda Lê là một chuổi dài của hạnh phúc đan xen với đau khổ, của tin yêu trộn lẫn với giận hờn, giữa những phút giây của thiên đường hôm qua và địa ngục hôm nay. Linda Lê sanh tại thành phố ĐàLạt, sương mù, lãng mạn và tình tự, năm 1963. Mẹ của Linda, một phụ nữ Việtnam thuộc tầng lớp cao, bẩm sinh quốc tịch Pháp. Cha của Linda là một người Việt thuộc tầng lớp xã hội thắp hơn mẹ, mặc dầu ông là một kỷ sư đương thời. Năm 1968, chạy giặc Mậu Thân từ Đalạt xuống Saigòn. Trên đường chạy nạn, lúc ấy Linda mới có 5 tuổi đã nhìn thấy những xác chết của trẻ thơ bên đường vì bom đạn chiến tranh. Hình ảnh đau thương của đất nước khắc sâu vào tâm trí cô mãi mãi sau này. Có lần Linda Lê đã phải thốt lên trên một trang viết: từ đó tôi có cảm tưởng trong tôi luôn luôn có một xác em bé đang chết…ViệtNam, quê hương tôi, giờ này sao như xác chết của một trẻ thơ- J’ai l’impression de porter en moi un corps mort. C’est surement, le VietNam que je porte comme un enfant mort. Thật là một định mệnh nghiệt ngã, và tuyệt vời, vận nước nổi trôi đã gắn liền với số mệnh, thân phận của người con gái với một tâm hồn nhạy cảm này quá sớm. Nhưng đó cũng là nguồn cảm xúc dâng tràn mỗi khi cô viết về người cha của cô bị bỏ quên ở lại cùng quê hương ViệtNam. 

Chạy giặc từ Đalạt vào Saigòn, theo truyền thống gia đình bên ngoại, Linda Lê theo học tại các trường Pháp. Chính ở Saigòn năm 1969, Linda Lê phát hiện cuộc sống tình cảm của cô có gì bất ổn. Những nguyên nhân thời cuộc bên ngoài làm sự quan hệ giữa cha và mẹ của Linda trở nên lỏng lẻo và tồi tệ. Linda Lê lúc đó đã sớm thấy mình bị rơi từ thiên đàn Đalạt xuống tận hố thẩm của địa ngục Saigòn. 

Rồi chuyện gì phải đến đã đến: Hai năm sau biến cố 30-4-75, Linda cùng mẹ và ba chị em gái di cư sang Pháp năm 1977. Ở Pháp cũng như ở Sàigòn, Linda Lê vùi mình trong văn chương, nghiền ngẫm tư tưởng các văn hào và triết gia Pháp. Phải chăng đó là là một đam mê thiên phú? Hay đó chỉ là cuộc chạy trốn chính mình - ego escape - hầu để quên đi quá khứ của mình ở đó sừng sửng hình ảnh của một người cha bị phản bội tàn tệ, bị bỏ quên cùng một quê hương ViệtNam cấm kị không được nói đến. 

Năm 1981 Linda Lê tốt nghiệp lớp 12 tại trường Trung học thời danh Henri IV ở Paris. Năm sau đó, Linda được nhận vào học văn chương tại đại học Sorbone. Tài năng văn chương của Linda Lê được phát hiện rất sớm từ lúc cô còn tuổi vị thành niên, cô đã được sự hâm mộ và dẫn dắt của các vị giáo sư ở ngay bậc Trung học. Chính những vị giáo sư này đã đưa Linda vào đại học Sorbone. Những năm của thập niên 1980, những tác phẩm của Linda Lê đi theo một tiến trình căn bản và vậm vở: Từ ‘Un si tendre vampire’- (Về một con dơi ác độc triều mến) -1985-đến ‘Les Évangiles du Crime’-(Phúc âm của Tội ác)- 1992. Nội dung của “Les Évangiles du Crime”, cho chúng ta thấy thấp thoáng ẩn hiện về cái chết và ý nghĩ về một sự tự vận của Linda Lê từ thuở ấy. Cùng trong thời khoản này, Linda Lê cũng cho ra đời những tác phẩm khác được coi như là thứ yếu: Fuir (1988) Solo (1989)…vì phần nhiều những tác phẩm này không mang được những dấu ấn gì đáng ghi nhớ trong văn nghiệp của Linda Lê sau này. 

Năm 1995 là năm định mệnh giáng xuống đời cô những tai nạn đau xót ngất lịm hồn người. Đó là lúc cô được tin người cha của cô vừa qua đời tại Saigòn sau cơn đột quị trong lúc ông sửa soạn lên đường sang Pháp để tìm lại thăm cô và gia đình. Người cha vô vàn thương yêu ấy trong gần suốt 20 năm qua, cha con không gặp lại nhau dù cho chỉ một lần. Tuy thế, hai cha con không ngừng thư từ liên lạc chặt chẽ với nhau, có những cảm nhận về hoàn cảnh và thân phận của nhau và những tin yêu sâu sắc. Liền sau đó Linda Lê quyết định về ViệtNam để tiển đưa người cha mình đến nơi an nghỉ cuối cùng và cũng để thăm lại quê hương. 

Với một nội tâm đầy xúc động và phẫn uất dường ấy làm sao Linda Lê chịu đựng nổi những nỗi đau đớn sau cái chết nghiệt ngã của người cha. Sau ngày trở lại Paris, Linda Lê rơi vào thế giới ảo giác, vây hãm bởi những mặc cảm tội lỗi, ý nghĩ về một sự tự tử - homicidal, suicidal ideation. Đối với Linda Lê, cái chết của người cha của cô còn có ý nghĩa cái chết của một thần tượng đời cô, người đã thông hiểu được nội tâm của cô. Sự ra đi của người để lại cho Linda Lê một thế giới trống rỗng không có niềm tin-un monde sans dieu. Sau đó Linda Lê đã phải nhập viện bịnh tâm thần. Đó là khoản thời gian hai tập truyện Voix -Tiếng nói -và Lettre Morte- Thư chết…Tất cả hai tác phẩm này đều miêu tả sự khổ lụy tận cùng của Linda khi nghĩ về người cha xấu số bị ruồng bỏ và chết với nỗi oan khiên khôn nguôi. Linda tin rằng trong lòng người cha luôn luôn có hình ảnh của cô cũng như tiếng nói của người vẫn còn vang vọng đâu đây bên cô. Cũng như hình ảnh của những bức thư chết của người cũng thoáng hiện về với những dòng chữ còn xanh màu mực… 

Một thời gian sau đó Linda Lê xuất viện và dòng đời cứ tiếp tục trôi chảy thầm lặng. Linda Lê tiếp tục viết với những dằn vặt: “Les Trois Parques’ năm 1997 và “Autre Jeux Avec le Feu” (Lại Chơi Với Lửa)-năm 2002. Năm 2003 Linda Lê thực hiện Personne-(Không Còn Ai) nói lên sự trống vánh, cuộc đời chan chứa cô đơn của người con gái vừa đúng bốn mươi, không còn cha, không còn quê hương, không chồng, không con… 

Với một ý nghĩ thật là ngộ nghĩnh, Linda Lê cho hay cô đang chuẩn bị xuất bản một bức thư gửi cho đứa con mà Linda Lê đã và sẻ không bao giờ có. Từ năm 15 tuổi, cô đã chia sẽ ý nghĩ không muốn có con với người bạn trai của mình: Cô sợ mang thai, sợ cho con bú, vì ngại rằng từ bầu vú của cô sẽ tiết ra tia sữa đắng, truyền nỗi cô đơn của mình cho đứa con vô tội. Như vậy có con không những không khỏa lấp được nỗi buồn mà còn làm cho cô thêm mặc cảm tội lỗi …Trong những năm gần đây, Linda Lê cũng có những bạn trai thành khẩn chia sẻ với cô mong cô có con với lý lẽ khi Linda có con, ngoài ý nghĩ mình là người đàn bà, Linda còn là một bà mẹ yêu thương bảo vệ nuôi nấng con, có con sẽ mang lại cho cô hạnh phúc, niềm hy vọng về tương lai, tất cả sẽ làm cho cô thấy thanh thản, dịu dàng. Nhưng Linda Lê đã đáp lại bằng cuộc sống lứa đôi không nhất thiết phải có con mới tồn tại. 

Cũng như trong cuộc đời lứa đôi tình cảm, Linda Lê đã chọn một chỗ đứng cho mình trong dòng văn học của Pháp đặc thù Linda Lê, thóat ra ngoài mẫu mực giềng mối của của Simone De Beauvoir, một feminist Existentialist- Marguerite Yourcenar, tác giả của những đầu sách thời danh: Alexis, Memoires d’Hadrien, hay Virginia Woolf, nhà văn nữ của vương quốc Anh, tác giả của Mrs Dolloway, Orlando… Nhưng chưa bao giờ Linda Lê cảm thấy cô đơn trong dòng văn học Pháp hiện tại. Trái lại cô được các giới trí thức và báo chí văn học Pháp tích cực chia sẻ với cô. Tác phẩm của Linda Lê, chẳng những được trọng vọng tại Pháp, được nhiều giải văn học tầm cỡ của Pháp, mà còn được dịch sang Anh ngữ, Đức ngữ… 

Hôm nay, đầu năm dương lịch 2012, ở tuổi 49 Linda Lê nghĩ gì về thân phận con người trong chiến tranh và sau chiến tranh và nhất là thân phận của người di tản tị nạn chiến tranh, sống lưu vong cùng khắp thế giới hơn 35 năm qua. Chúng ta và Linda Lê có chung một vùng đất đứng, chung một tâm trạng: Tư Cố Hương, nhớ về quá khứ, quê hương và những người thân yêu đang còn hay đã khuất. Cám ơn Linda Lê đã thể hiện tuyệt vời tâm hồn và suy tư của người Việt tị nạn. Hy vọng, trong tương lai gần Linda Lê sẽ phản ảnh nhiều hơn nữa lên văn đàn nước Pháp và thế giới niềm đau thống thiết của cộng đồng ViệtNam, của cộng đồng nhân loại vì chiến tranh. Nghĩ cho cùng, trường hợp của Linda Lê đặc thù văn học nghệ thuật- hiện tượng thụ tinh chéo- cross fertilization- Linda Lê mượn ngôn ngữ xứ người, ngôn ngữ Pháp, để miêu tả nội tâm của chính mình, của cộng đồng Việtnam khi nghĩ về hậu quả và hệ lụy của chiến tranh. Phải chăng Linda Lê chỉ là nạn nhân của Hội Chứng Hậu Chiến-Post Traumatic-Stress-Disorders Syndromes- cũng như hàng triệu người Việt khác đang sống trong nước hay đang sống lưu vong trên cùng khắp 92 lãnh thổ quốc gia trên thế giới./. 

Oak park, Illinois-USA 

thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.