Hôm nay,  

Bài Toán Của TT Obama

20/12/201100:00:00(Xem: 11645)

Bài Toán Của TT Obama

Vũ Linh

...dân Mỹ cũng đã bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi...

Nếu ta mở báo ra đọc, bất cứ báo nào, sẽ thấy tràn ngập thăm dò dư luận về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm tới. Về phiá Cộng Hòa, bức tranh vẫn mù mịt, sớm lắm chắc cũng phải đợi hết tháng Hai sau khi một vài tiểu bang bắt đầu bầu sơ bộ mới thấy được ai nhiều hy vọng. Mà cũng chưa chắc. Giống như cuộc chạy đua giữa ông Obama và bà Hillary năm 2008, mãi đến gần đại hội đảng, vào mùa hè mà vẫn chưa ngã ngũ. Bên Cộng Hòa hiển nhiên là sẽ còn nhức răng đau đầu nhiều. Nhưng đây là truyền thống chính trị Mỹ, chẳng có gì lạ. Các ứng viên Obama và Hillary xâu xé nhau đến gần chết, đắc cử xong, TT Obama mời bà Hillary làm Ngoại Trưởng.

Như vậy chắc bên Dân Chủ, TT Obama giờ này đang ung dung ngồi viết diễn văn nhậm chức sao? Không hẳn là vậy. Trong khi Cộng Hoà rối như tơ vò thì phiá Dân Chủ, tin xấu rớt xuống đầu như sầu riêng chín rụng ban đêm vậy.

Trước hết nói về hậu thuẫn tổng quát.

GQ, là tập san chuyên viết về chuyện mấy ông, quảng cáo quần áo đàn ông, đồ thể thao, xế xịn, v.v…Mỗi năm tập san này làm một thăm dò dư luận hết sức ngược đời: xem trong những người nổi tiếng, những người nào có ít ảnh hưởng nhất, tức là tiếng nói của họ giống như chém gió trong sa mạc nhất. Năm nay, trong số 25 người đầu bảng, có tổng thống Đại Cường Cờ Hoa nhà ta. Chỉ là châm biếm dĩ nhiên. Dù sao thì TT Obama cũng có thể đánh Lybia, giết quốc trưởng một nước độc lập mà không cần xin phép quốc hội, giết Bin Laden tuốt bên Pakistan không cần hỏi ý kiến chủ nhà mà cũng chẳng cần đưa Bin Laden ra tòa, cho máy bay bắn chết mấy cha con ông Awlaki tuốt bên Yemen mặc dù mấy người này đều là công dân Mỹ trong khi Hiến Pháp Mỹ không cho phép chính quyền giết bất cứ một công dân Mỹ nào chưa bị toà kết án tử hình. Toàn là quyết định táo bạo mà chẳng có ông nhà báo nào dám ho he hỏi thăm sức khỏe.

Xin quý độc giả đừng hiểu lầm: tác giả hoan nghênh cái chết của mấy ông Khaddafi, Bin Laden và Awlaki một trăm phần trăm. Nhưng ta thử tưởng tượng Bush mà làm những chuyện này thì chắc giờ này chúng ta đang mỗi ngày theo dõi trực tiếp truyền hình quốc hội đàn hạch Bush vì đủ tội vi phạm Hiến Pháp, nhân quyền rồi.

Một người chi phối được các báo và đài truyền hình lớn nhất nước, và mấy trăm vị dân cử Dân Chủ, tổng tư lệnh lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, không thể nói là ít ảnh hưởng nhất được. Ở đây cái ý của tờ GQ chỉ có nghiã là…chẳng ai để ý đến chuyện TT Obama đang làm gì nữa. Nói theo Mỹ: who cares?

Dân biểu Dennis Cardoza (Dân Chủ!) của Cali viết bài dài than phiền TT Obama xử thế như một nhà giáo phách lối (arrogant professor), luôn luôn tự cho mình đúng, dạy bảo người khác mặc dù rất ít kinh nghiệm với cuộc sống thực tế, chưa nói đến kinh nghiệm chính trị.

Một chuyện rất thú vị. Anh nhà báo Chris Matthews, người đã từng công khai tuyên bố trên chương trình nói lảm nhảm của anh ta trên đài MSNBC, mỗi lần nghe đến tên Obama là anh ta cảm thấy có luồng điện chạy rần rần từ chân lên đầu, cũng là người tự cho mình có cái may mắn vô tận đã được sinh ra cùng thời với Obama và được Obama đang dẫn dắt lên thiên đường. Bây giờ thì anh Matthews này đã đổi giọng, lớn tiếng hỏi Obama ơi, ông đâu rồi? Sao chẳng thấy ông làm gì hết vậy? Ông hãy ra lệnh đi chúng tôi sẵn sàng nghe mà.

Bỏ qua chuyện thay đổi lập trường của anh Matthews, điều đáng chú ý là ta thấy một nhà báo Mỹ công khai kêu gọi TT Obama hãy ra lệnh đi để anh ta làm theo. Ngay cả mấy anh đọc tin trên đài truyền hình Hà Nội cũng chưa dám trắng trợn yêu cầu Thủ Tướng hay Tổng Bí Thư như vậy!

Nói về những con số cụ thể thì tin tức càng ngày càng không vui. Kết quả mới nhất cho thấy trong mười người dân, chỉ có bốn người tin TT Obama đáng được bầu lại. Ba người cho rằng ba năm qua là ba năm của thất vọng hoàn toàn. Đáng chú ý là trong mười người đảng Dân Chủ, đã có hai cho rằng TT Obama nên đi về câu cá là vừa.

Kinh tế là ưu tư số một của tuyệt đại đa số dân Mỹ. Vậy mà trong mười người, chưa tới ba người cho rằng TT Obama làm được việc trong vấn đề này. Đại đoàn kết dân tộc, chủ đề chính trong cuộc tranh cử 2008: chỉ có ba người cho rằng Obama đã cố gắng đoàn kết các phe nhóm, bẩy người cho chính sách của ông đã tạo chia rẽ.

Nhưng con số làm cho TT Obama băn khoăn nhất: gần bẩy người (66%) không hiểu TT Obama có thể làm được chuyện gì trong nhiệm kỳ hai, sau khi nhìn vào thành quả thật khiêm tốn của nhiệm kỳ đầu khi Dân Chủ kiểm soát hết trong hai năm đầu. TT Obama tuyên bố ông cần một nhiệm kỳ nữa để hoàn thành công tác. Ba năm qua chưa làm gì nhiều, bốn năm nữa có gì khác? Phần lớn thiên hạ tin Cộng Hòa sẽ tiếp tục kiểm soát quốc hội, có thể sẽ thắng thêm vài ghế then chốt ở Thượng Viện, và như vậy, TT Obama với những chương trình cấp tiến cực đoan sẽ khó leo qua rào cản bảo thủ để thông qua bất cứ luật gì, làm được bất cứ chuyện gì. Họ không tin hai bên sẽ nhượng bộ nhau để có thỏa hiệp. Nếu TT Obama không làm được gì thì sao đáng được bầu lại?

Dân Mỹ có đầu óc thực dụng nhất thế giới, chỉ cần làm được việc, còn lại chẳng nghĩa lý gì, chẳng có chuyện trung thành, tình cảm lẩm cẩm gì hết.

Hơn thế nữa, càng ngày thì dân Mỹ càng nhìn thấy rõ và lo lắng chính sách của TT Obama. Chủ trương tài trợ tiền trợ cấp bằng nợ nần chồng chất, chẳng qua chỉ là chính sách dùng tiền đời con cháu để mua phiếu cử tri bây giờ. Không thiếu gì người choá mắt vì trợ cấp bây giờ mà không nghĩ đến chuyện con cháu họ sẽ phải trả nợ như thế nào. Nhưng cũng không thiếu gì người lo xa cho con cháu đã bắt đầu đặt câu hỏi.

Ta đã nghe TT Obama và đảng Dân Chủ ra rả đổ thừa Bush đủ mọi chuyện. Kể ra thì cũng không phải vô lý hoàn toàn. Làm tổng thống là như vậy thôi, phải chịu trách nhiệm hết mọi chuyện, xấu cũng như tốt.

Nhưng điểm đặc biệt với TT Obama là khi ông làm tổng thống thì tất cả mọi chuyện, hễ tốt thì do công của ông, hễ xấu là do đủ thứ lý do và ông cũng chỉ là nạn nhân như thiên hạ. Từ lỗi tại Bush cho đến máy rút tiền, đảo chánh bên Ai Cập, sóng thần bên Nhật, 1% cường hào ác bá Wall Street (miệng xỉ vả họ nhưng tay vẫn nhận tiền), rồi mới đây là…thời tiết. Trả lời câu hỏi của CBS về những khó khăn ông đang gặp, TT Obama trả lời ông cũng như là thuyền trưởng trong cơn bão, đang làm hết sức mình, nhưng bão to quá không làm gì được hết, vì ông không kiểm soát được thời tiết.

Ủa, vậy tại sao khi đắc cử, ông đã rất “hoành tráng” tuyên bố ngày hôm nay là “ngày thủy triều bắt đầu xuống”, không phải là ông đã quả quyết sẽ kiểm soát được thủy triều luôn sao? Còn nữa.

Thế bão lớn này ai gây ra? Bush? Như vậy hóa ra Bush mới là người điều khiển được thời tiết, tạo ra sóng to gió lớn gây khó khăn cho Obama sao? Như vậy Bush mới đúng là Đấng Tiên Tri có phép màu sao?

Dù ông đổ thừa gì đi nữa thì dân Mỹ cũng đã bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi. Hậu thuẫn của ông hiện giờ lảng vảng ở mức 40% trong khi số người chê bai ông lên đến trên dưới 55% rồi. Tương lai như ghế hai chân.

Tổng quát thì như vậy, nhưng thực tế, bầu cử tổng thống ở Mỹ được định đoạt bởi cử tri trong khoảng một chục tiểu bang then chốt. Con số màu nhiệm không phải là mấy trăm triệu phiếu, mà là số 270 phiếu cử tri đoàn của các tiểu bang. Tại những nơi như Cali hay Nữu Ước, nhắm mắt cũng biết Obama sẽ thắng, trong khi tại Texas, Alabama, , nhắm mắt cũng biết Obama sẽ thua. Thành ra quan trọng là nhìn vào vài tiểu bang xôi đậu.

Ta đừng quên Hoa Kỳ là một tập hợp của 50 tiểu bang. Số phiếu quyết định không phải là tổng số phiếu của tất cả cử tri cả nước, mà là số phiếu tính theo cử tri đoàn của tiểu bang.

Và khi nhìn vào các tiểu bang xôi đậu thì TT Obama sẽ…đau đầu không ít.

Theo thống kê mới nhất, tại các tiểu bang then chốt Colorado, Florida, Iowa, Nevada, New Hampshire, New Mexico, North Carolina và Pennsylvania, đảng Dân Chủ từ 2008 đến nay đã mất hơn 825,000 đảng viên, trong khi đảng Cộng Hoà mất 378,000 người. Theo USA Today, trong 12 tiểu bang xôi đậu, số đảng viên Dân Chủ giảm trung bình 4% trong khi đảng viên Cộng Hòa tăng 5%. Quan trọng nhất, cử tri Dân Chủ có vẻ nản chí trong khi Cộng Hoà thì hăng xay với cuộc bầu sắp tới hơn. Yếu tố này sẽ quyết định tỷ lệ đi bầu.

Đây toàn là những tiểu bang mà TT Obama đã thắng McCain khít nút năm 2008. Không cần thua hết, mà chỉ cần thua ở hai hay ba tiểu bang lớn là TT Obama sẽ có dịp về Hawaii viết hồi ký nữa rồi.

Một cách nhìn khác nữa: các tiểu bang Virginia, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin, trong thời gian qua đều đã đổi thống đốc từ Dân Chủ qua Cộng Hòa. New Jersey tuy cũng có đổi thống đốc qua Cộng Hoà, nhưng không ai tin TT Obama sẽ thua ở đây, trừ phi thống đốc Cộng Hoà Christie nhẩy ra tranh cử phó tổng thống thì TT Obama sẽ bị đe dọa lớn tại đây.

Nhưng đáng lo ngại nhất là thăm dò của Quinnipiac tại hai tiểu bang đã quyết định kết cuộc bầu cử của hai kỳ bầu năm 2000 (Florida) và 2004 (Ohio). Ai cũng biết tiếng nói quyết định là tiếng nói của khối độc lập không thuộc đảng nào. Thăm dò Quinnipiac cho thấy tại Florida và Ohio, cả hai ông Cộng Hòa Romney và Gingrich đều hạ TT Obama dễ dàng trong giới độc lập.

Báo National Journal trong số ra ngày 15 Tháng Chạp, đã phân loại cử tri thành 18 khối. Kết quả thăm dò của họ cho thấy hậu thuẫn của TT Obama suy giảm trong 16 khối cử tri, nhất là khối độc lập, da trắng, trong tuổi 18-44.

TT Obama ý thức được nguy cơ nên đã tính chiến lược mới: ông không còn có thể rẽ về phía giữa ôn hòa để thu hút khối độc lập, mà trái lại phải đi xa hơn nữa về phiá tả để giữ chắc phiếu của khối này. Đây là chiến lược của Bush: củng cố khối cử tri trung kiên nhất của mình để kéo họ đi bầu đông nhất.

Trong thời gian qua, TT Obama đã cố gắng tự mô tả là người hùng bảo vệ người nghèo, dân lao động, chống nhà giàu, chống Cộng Hoà bóc lột, xách động đấu tranh giai cấp mới. Thông điệp “Không có một nước Mỹ đỏ hay một nước Mỹ xanh, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ” đã vào thùng rác từ ba năm nay rồi.

Ông chạy theo nhóm Occupy Wall Street xỉ vả 1% nhà giàu ích kỷ không đóng góp cho quyền lợi chung, kêu gọi công bằng kinh tế (economic fairness) nhưng lờ qua chuyện cái 1% đó đã đóng tới 40% thuế của cả nước mà hầu như không lãnh trợ cấp an sinh (chưa ai nghe nói các ông Bill Gates hay Warren Buffett đi lãnh tiền thất nghiệp hay tiền Social Security hay nhận Medicare cả), trong khi 40% dân không đóng một xu thuế nào vì lợi tức thấp, nhưng lại lãnh 60% trợ cấp an sinh. Nói cách khác, cái 1% “nhà giàu ích kỷ” đó đã gánh chịu hết những trợ cấp cho gần một nửa dân cả nước, thuộc giới lợi tức thấp. Có lẽ TT Obama cho rằng 1% lo cho 40% chưa phải là công bằng, mà “công bằng” phải là 1% lo cho 99%. Chính trị và toán học không đi đôi với nhau là vậy.

Ông lớn tiếng tố giác “luật giảm thuế nhà giàu” của TT Bush, nhưng không nhắc chuyện chính ông đã gia hạn luật đó khi nó hết hạn cuối năm ngoái. Đó là một trong những biệt tài của chính trị gia, nói một đàng làm một nẻo mà vẫn tỉnh bơ, vì lúc nào cũng có rất nhiều người thích nghe mà không thích mở mắt nhìn, gọi là “nhắm mắt thưởng thức nhạc”.

Điều đáng chú ý hơn cả: bộ luật để đời của TT Obama, luật cải tổ y tế, hình như đã bị quên bẵng, không ai nghe ông quảng bá luật này nữa. Lý do rất giản dị: gần 60% dân Mỹ phản đối đạo luật này.

***

Nhìn vào tình hình chung, trở ngại lớn nhất của TT Obama chính là những lời hứa trời biển của ông so với thành quả hết sức khiêm tốn, chứ không phải là các đối thủ Cộng Hòa.

Ở Las Vegas, có rất nhiều chỗ cho thiên hạ đến đánh cá xem bên nào sẽ thắng, độc giả nào có hứng thú có thể thử thời vận - hay nói cho đúng hơn, thử tài nhận định chính trị của mình - xem sao. Những người tuyệt đối tin tưởng vào TT Obama có thể mang căn nhà mình ra đánh cá, biết đâu sẽ có dịp trả hết ngay nợ nhà, khỏi thắc mắc vài chục năm tới? Có thua thì đưa nhà cho mấy ông cá độ Las Vegas, thay vì đưa nhà cho Bank of America cũng vậy thôi. Chỉ có ăn hay huề mà không có thua.

Dĩ nhiên đây là nói chơi thôi, đừng có vị nào tưởng thật, mất nhà thì kẻ viết này không bồi thường được đâu. (18-12-11)

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Đôi lời tâm tình: Tác giả nhận thấy Việt Báo Online đã rất thành công tạo ra được một diễn đàn trong đó độc giả tích cực trao đổi ý kiến. Phần lớn chúng ta thuộc thế hệ tỵ nạn đầu tiên, đến từ các chế độ không có truyền thống tự do dân chủ mà lại đối kháng nhau trong một cuộc chiến sống còn, nên không có thói quen chấp nhận người khác ý. Ra nước ngoài, môi trường thay đổi, chúng ta có cơ hội sống trong tự do dân chủ thực sự, nhưng dù sao cũng vẫn còn đang học tập về các khái niệm phức tạp đó. Tác giả hoan nghênh mọi ý kiến khác biệt, mọi chỉ trích, nhất là từ các vị học cao hiểu rộng, chỉ mong sao quý độc giả chấp nhận không ai sở hữu chân lý tuyệt đối, chấp nhận có người khác ý mình mà vẫn có thể tôn trọng nhau, không cần phải chụp mũ hay phỉ báng nhau. Xin chân thành đa tạ.

Ý kiến bạn đọc
21/12/201104:43:14
Khách
Hoan hô chân tình của bác Vũ linh
Bài viết đặc sắc
Cám ơn
21/12/201100:31:57
Khách
Ông Vũ Linh này sao mà nâng bi Cộng Hòa thế.
Nhận được hang tháng bao nhiêu tiền?
21/12/201102:53:26
Khách
1. Vu Linh nói: "Ông (Obama) chạy theo nhóm Occupy Wall Street xỉ vả 1% nhà giàu ích kỷ không đóng góp cho quyền lợi chung, kêu gọi công bằng kinh tế (economic fairness) nhưng lờ qua chuyện cái 1% đó đã đóng tới 40% thuế của cả nước mà hầu như không lãnh trợ cấp an sinh, trong khi 40% dân không đóng một xu thuế nào vì lợi tức thấp, nhưng lại lãnh 60% trợ cấp an sinh."

Chúng ta hãy tính thử xem: “ 0.1% người Đại Tư bản( chưa tới 1000 người) bait out $700 ti thuế của dân, trong khi 99.9% dân ( 300 triệu dân ) dùng tiền kích thích của Obama là $780 ti. Rõ ràng là BẤT CÔNG RÕ RÀNG và không công bằng.

$ 5000 tỉ dùng cho chiến tranh Iraq, 4500 lính Mỹ chết và 32,000 lính bị thương. Họ chiến đấu cho ai ???. Họ chiến đấu cho Bush và đảng Cộng hoà. Bush con dựng chuyện để đem quân qua Iraq để làm giàu cho Bush và tập đoàn TƯ BẢN.

Như vậy ông Vu Linh thử tính xem, dân Mỹ đóng thuế vào, chiến đấu để bảo vệ mỏ dầu Iraq mà TƯ BẢN đầu tư. Và bây giờ TƯ BẢN đòi bớt thuế, trợ cấp welfare cho TƯ BẢN, dân phải đóng thuế vào xây dựng đường ống dẫn dầu cho TƯ BẢN và như vậy dân làm MỌI cho Tư bản. BÁC HỒ VU LINH biết chưa??.

Không thể để đảng Cộng hoà biến nền kinh tế Mỹ thành nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Lấy thuế tất cả mọi người dân hiến cho TƯ BẢN. Ông có biết tính không vậy ông Vu Linh?? Chuyên viên NỔ và VIẾT BẬY.

2. Vu Linh nói: "Điều đáng chú ý hơn cả: bộ luật để đời của TT Obama, luật cải tổ y tế, hình như đã bị quên bẵng, không ai nghe ông quảng bá luật này nữa. Lý do rất giản dị: gần 60% dân Mỹ phản đối đạo luật này."

Luật cải tổ y tế này sẽ áp dụng năm 2014, nhưng đảng Cộng hoà đòi bỏ Obamacare và HỐI LỘ CHO TỐI CAO PHÁP VIỆN BẦU để bỏ luật này vào tháng 7 năm 2012, dĩ nhiên không dễ như đảng Cộng hoà tính như thế, con số 60% dân Mỹ phản đối đạo luật này.

3. Toàn bộ bài viết Vu Linh toàn là Poll về Obama là BẸT và SAI HOÀN TOÀN, ai cũng xem tin tức và ai cũng biết cả, ông đừng có VIẾT BẬY nữa nhé
20/12/201123:59:34
Khách
Vũ Linh
...dân Mỹ cũng đã bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi...

Mới bắt đầu bài tán dốc mà Vu Linh gọi là Bình Luận là Bác Hồ Vu Linh nói sai 100% luôn.

Nói chung bài này Bác Vu Linh viết toàn là “ Poll “ về Obama, tôi không biết VL đọc tin tức ở đâu, nhưng hiện nay Obama hơn cả Romney, GingRich, Ron Paul. Uy tín của Obama thêm được 5%.

President Barack Obama now holds a lead over potential Republican presidential rivals in a CNN/ORC International Poll released Tuesday.
If the election were held today, Obama would have a 52%-45% advantage over former Massachusetts Gov. Mitt Romney and Texas Rep. Ron Paul. The incumbent would have a double-digit lead over former House Speaker Newt Gingrich, Minnesota Rep. Michele Bachmann and Texas Gov. Rick Perry, the poll suggests.

Tổng thống Barack Obama bây giờ giữ một sự dẫn trước người đảng cộng hòa tiềm tàng. Cuộc thăm dò Quốc tế CNN/ORC hôm Thứ Ba. Giá như cuộc bầu cử được giữ hôm nay, Obama sẽ có một 52 %- 45% Romney.

President Barack Obama’s approval rating jumped 5 percentage points from November to December, fueled by dramatic gains among middle-class Americans, according to a CNN/ORC International poll released Tuesday.
Obama’s approval rating rose from 44% last month to 49% now, and the results suggest the debate over extending the payroll tax cuts in Congress is helping Obama’s efforts to portray himself as defender of the middle class. The poll was conducted from Friday through Sunday.


“Dù ông đổ thừa gì đi nữa thì dân Mỹ cũng đã bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi. Hậu thuẫn của ông hiện giờ lảng vảng ở mức 40% trong khi số người chê bai ông lên đến trên dưới 55% rồi. Tương lai như ghế hai chân.” ( trích bởi Vu Linh ). Nói BẬY và SAI.

Phải nói giờ đây đảng Cong hoa rất là lúng túng, bớt thuế cho dân kèm theo bớt thuế TƯ BẢN và đặt đường ống dận dầu từ Canada qua Texas. Đảng Cộng sản chỉ biết có TƯ BẢN và chẳng cần biết tới 160 triệu dân cẩn được bớt thuế, và cắt medicare của dân.

Dù sao thì TT Obama cũng có thể đánh Lybia, giết quốc trưởng một nước độc lập mà không cần xin phép quốc hội, giết Bin Laden tuốt bên Pakistan không cần hỏi ý kiến chủ nhà mà cũng chẳng cần đưa Bin Laden ra tòa, cho máy bay bắn chết mấy cha con ông Awlaki tuốt bên Yemen mặc dù mấy người này đều là công dân Mỹ trong khi Hiến Pháp Mỹ không cho phép chính quyền giết bất cứ một công dân Mỹ nào chưa bị toà kết án tử hình. Toàn là quyết định táo bạo mà chẳng có ông nhà báo nào dám ho he hỏi thăm sức khỏe.( trích bởi Vu Linh ).

Nhưng chỉ có Vu Linh hỏi thăm sức khỏe, như vậy là Vu Linh BẬY rồi, thấy Bush và đảng Cộng hoà khóc bởi vì Obama giết khủng bố Bin Laden, cha con ông Awlaki, đảng Cộng hoà không cho Vu Linh ngay cả 1 cent mà vẫn bợ đít Bush, Bush sợ mất tiền không bán được dầu lửa, và không có hợp đồng bán vũ khí chiến tranh nên Bush và đảng Cộng hoà KHÓC còn Vu Linh THẤY BUSH KHÓC, RỐNG CỔ KHÓC THEO, BUSH KHÔNG CHO TIỀN MÀ VU LINH RÁNG KHÓC MƯỚN, TỘI NGHIỆP VU LINH QUÁ. Vu Linh khóc như Bắc Hàn khóc chủ tịch Kim Jong Il chết, Vu Linh nên qua Bắc hàn hay Viet nam để khóc mướn đi nhé.
20/12/201117:57:45
Khách
Chúng tôi từng bỏ phiếu cho Bu sh không phải vì ông ta giỏi - chúng tôi đã lên tiếng phản đối Bu sh và tên bộ trưởng quốc phòng những buộc tội vô lối cho VIỆT NAM CỘNG HOÀ (VNCH ) - mà vì Bu sh khá hơn tên John Kery - 1 kẻ phản đối chiến tranh VN bằng cách đốt huân chương của ... người khác và tự gây thương tích để được giải ngũ !!! Và cũng từng bỏ phiếu cho Mc Cain - 1 người hùng quân đội và 1 nhà chính trị sỏi đời nếu so sánh với obama - 1 tên vô lại , tác giả "dreams from my father " mà thật sự cũng giống như cuốn sách đề cao bó c hồ của bó c hồ trần dân tiên viết cho bó c hồ chí mình !!! Nếu quí vị chưa đọc thì rất nên tìm đọc vậy nhưng chớ phí tiền, hảy tìm ở tiệm 1 đô la ( 99 cent ) hay thư viện để biết những tự cao thô bỉ , thấp kém như thế nào đầy tràn trong đó . Vậy mà đám tay chân hạ bộ obama cứ tự nguyện nâng bi thổi kèn tên này khiếp thật !!! Mới hay có tiền thì lúc nào cũng có 1 bọn sẵn sàng làm mọi việc vậy !
20/12/201117:34:06
Khách
Cám ơn bạn VB đã cấp nhiều văn bằng như tiến sỹ,kỹ sư ... cho Haicac ,một kẻ thất phu dốt nát ,nhưng tại hạ không dám nhận vì có theo học Đại Học XUYÊN TẠC-VU KHỐNG do bạn VB làm khoa trưởng đâu .Bạn nên cấp những văn bằng đó cho một số kẻ chỉ biết vỗ tay khen ngợi VL ,những kẻ nói năng tục tĩu hay xuyên tac vu khống những người phê bình VL đi;chắc chắn họ sẽ hoan hỉ đón nhận . Bạn VB là khoa trưởng Đại học Vu Khống-Xuyên Tạc vì cho rằng những người chỉ trích VL là đang thi hành nghị quyết 36 đánh phá cộng đồng VN hải ngoại mà không có chứng cớ . Đây là vũ khí bẩn thỉu nhất để lừa gạt những ai chống bọn côn đồ cộng sản . Coi chừng VB bị trúng chính vũ khí Vu Khống độc hái của mình vì VB đang thi hành bài học làm sao cho mọi người đi theo lề phải như bọn cộng sản công khai tuyên bố .
Mong bạn VB cùng người khác không ngại khi tại hạ viết tắt tên họ vì chỉ có kẻ nào đầu óc heo lợn mới nghĩ tên ,but hiệu của người khác dơ bẩn ;nếu như kẻ đó có bà con họ hàng có tên " du , dai , giai , buoi , hang , vu ..." ( viết bỏ dấu của các chữ Du,Đại Giai, Bưởi , Hằng, Vũ ) mà kẻ đó cho là dơ bẩn thì hết thuốc chữa .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.