Hôm nay,  

Tổ Chức và Tổ Trác

09/12/201100:00:00(Xem: 11117)
Tổ Chức và Tổ Trác

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nghịch lý về Bầu cử tại Nga và tại Ai Cập...

Thế giới vừa có hai cuộc bầu cử đáng chú ý ở những nguyên nhân và hậu quả mà... ít ai để ý.
Về thời gian thì trước hết là cuộc bầu cử hôm Thứ Hai 28 Tháng 11, đợt đầu tiên trong hàng loạt bầu cử từ nay đến năm tới, có thể đến năm kia, để dân Ai Cập (Egypt) chọn lựa lãnh đạo. Đây là sinh hoạt bầu bán đầu tiên của xứ này sau khi Chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong cái trớn của "Mùa Xuân Á Rập" vào đầu năm nay. Kế tiếp là cuộc bầu cử Hạ viện Nga, viện Duma, vào mùng bốn Tháng 12, cũng là đợt đầu trước cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Ba năm tới để chọn người sẽ lãnh đạo Liên bang Nga.
***
Xin nói về bầu cử tại Nga trước....
Kết quả được truyền thông Tây phương loan tải mà mau mắn bình luận, là đảng Thống nhất Nga (United Russia) mất 77 ghế và điều ấy cho thấy uy tín sa sút của người lãnh đạo đảng, là Thủ tướng Vladimir Putin. Đồng thời, tuần qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Hillary Clinton cũng mạnh dạn đả kích kết quả bầu cử này là đáng nghi ngờ.
Đã hết rồi, cái tinh thần hữu nghị khi Chính quyền Barack Obama muốn cải thiện quan hệ với Moscow theo chủ trương bật lại cái nút – reset the button – được thông báo vào đầu nhiệm kỳ của ông Obama! Chuyện gì vừa mới xảy ra?
Một hài kịch về sự ngờ nghệch của truyền thông Tây phương và của nhiều nhà bình luận!
Putin sẽ ra tái tranh cử năm 2012, hầu như chắc chắn lại trở về làm Tổng thống Nga trong sáu năm tới, theo quy định mới của Hiến pháp Nga. Đảng Thống nhất Nga của ông mà dân Nga mỉa mai là "đảng của bọn ăn cắp và lang băm" (partiya rorov i zhulikov), bị mất ghế trong Quốc hội, nhưng vẫn chiếm đa số là gần 53%, sẽ có nhiều dân biểu hơn hẳn ngần ấy đảng gọi là đối lập. Được trao lại cho đương kim Tổng thống là Dmitri Medvedev, đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội, dưới sự chỉ huy của người sẽ làm Thủ tướng là... Medvedev.
Sau bốn năm đổi ghế cho Medvedev, Putin lại trở về làm Tổng thống Nga và là lãnh tụ có thực quyền nhất.
Trong viện Duma có ba chính đảng được coi là mạnh sau đảng Thống nhất Nga. Lần lượt theo kết quả kiểm phiếu là đảng Cộng sản (hơn 20%), đảng nước Nga Công bằng (Just Russia) theo xu hướng trung tả được hơn 14% và đảng Tự do Dân chủ theo xu hướng dân tộc được hơn 12%. Họ sẽ bỏ phiếu ra sao trong viện Duma, đứng ở vị trí nào dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev kể từ Tháng Năm năm 2012?
Đảng Cộng sản là tàn dư của chế độ Xô viết cũ nhưng vẫn có tổ chức, cán bộ và khả năng huy động đáng kể trong thành phần quần chúng luyến tiếc thời vàng son của siêu cường Liên Xô. Cũng vì vậy, đảng này đã và sẽ hợp tác chặt chẽ với người đang khôi phục lại uy tín và thế lực của Liên bang Nga, là Putin.
Chính đảng có vẻ dân chủ nhất theo khẩu vị Tây phương là đảng Nga Công bằng, một ấn bản Nga của các đảng Xã hội hay Lao động Âu châu, thì đã có chủ trương hợp tác với Putin cho sự cường thịnh của nước Nga. Dưới sự lãnh đạo của Nicolai Levichev, đảng này sẽ không thay đổi lập trường và là đối tác đáng tin của Phủ Tống thống, trong điện Kremlin.
Đảng Tự do Dân chủ có xu hướng phát huy sức mạnh an ninh để bảo vệ quyền lợi của Nga, không khác với chủ trương của Putin. Lãnh tụ đảng là Vladimir Zhirinovsky, có một điểm đồng dạng với Putin: nhân viên cũ của "Sở Bảo vệ Chính trị", cơ quan KGB!
Nghĩa là sau bầu cử, bốn chính đảng mạnh nhất của nước Nga đều tiến hành kế hoạch phát huy sức mạnh của Liên bang Nga, dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin.
Sau khi tái đắc cử năm tới, nếu Putin lại... hy sinh vì nước mà làm thêm một nhiệm nữa thì sẽ lãnh đạo nước Nga cho đến năm... 2024! Nói cho gọn: Vladimir Putin có thể là lãnh tụ trong tổng cộng 24 năm, còn hơn Leonid Brezhnev (1964-1982) và chỉ thua Stalin (1928-1953). Mà lại có tiếng là dù sao vẫn dân chủ hơn các chế độ độc tài khác, từ Cuba đến Bắc Hàn....
Gian lận trong bầu cử tại Nga - như thiên hạ phê phán – là chuyện thường tình. Putin còn cao điệu tới độ gian lận để chứng minh rằng đảng của mình bị mất phiếu, tức là dù sao nước Nga vẫn có một chút dân chủ, nhưng mình không thể mất quyền!
Xu hướng "quản lý nền dân chủ" là thủ thuật cao điệu của Putin và thế giới nên nhìn vào vấn đề thật là những gì Putin sẽ thực hiện, hơn là chuyện có dân chủ hay không tại Liên bang Nga! Thực hiện được hay chăng, với thế lực thực tế của kinh tế và xã hội, lại là chuyện khác.
Chúng ta bước qua Ai Cập....
***
Qua sự loan tải và bình luận cũng nhẹ dạ và ngớ ngẩn của truyền thông Tây phương, người ta vội nói đến Mùa Xuân Á Rập và triển vọng của phong trào dân chủ. Người ta đã lầm lẫn biểu hiện với thực chất.

Ai cũng muốn người dân Á Rập, Hồi giáo, hoặc mọi dân tộc khác, được quyền tự do phát biểu và đề cử người lãnh đạo trong một xã hội bình đẳng. Nhưng, từ biểu hiện là quần chúng biểu tình, có khi bị đàn áp hoặc tàn sát, đến sự hình thành của nền dân chủ, theo kiểu dáng được Tây phương coi là mẫu mực, là một khoảng cách khá xa. Ở giữa là khả năng tổ chức và nghệ thuật trình diễn.
Xin được nhắc lại chuyện đó vì trước khi dân Ai Cập đi bầu thì xứ này lại có biểu tình chống Thượng Hội đồng Quân lực (Supreme Council of the Armed Forces). Sự thật mà nhiều người không nhìn ra là các tướng lãnh đã đảo chính Hosni Mubarak để cứu lấy chế độ mà họ đã cùng Mubarak xây dựng từ mấy thập niên. Người viết xin khỏi nhắc lại sự thể bi quan này khi thiên hạ còn ngất ngây với hương hoa nhài.
Các tướng lãnh lập ra Thượng Hội đồng làm cơ chế lãnh đạo trong buổi giao thời. Sau khi Mubarak từ nhiệm vào Tháng Hai năm nay, quần chúng biểu tình vẫn thất vọng và nhiều lần xuống đường, bị chế độ mới mà cũ thẳng tay đàn áp. Một số thành phần Ai Cập Thiên chúa giáo còn bị kỳ thị và hành hung, bạo động cũng đã xảy ra.
Nền dân chủ như nhiều người trông đợi chưa xuất hiện. Duy nhất có một lần mà quy tắc dân chủ ấy được thể hiện là cuộc bầu cử vừa qua, một bước nhỏ trước nhiều cuộc bầu cử và đấu tranh chính trị khác từ nay cho đến năm 2013.
Kết quả bầu cử Tháng 11 là tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (MB) thắng lớn. Kế tiếp là đảng Tự do và Dân chủ, theo xu hướng Hồi giáo còn cực đoan hơn lực lượng MB. Còn lại, các chính đảng gọi là tự do theo mẫu mực Tây phương đều lẹt đẹt đứng sau, sau khi đứng trước ống kính.
Trong ngần ấy cuộc biểu tình chống lại Thượng Hội đồng của các tướng lãnh để đòi hỏi dân chủ và trước tiên là bầu ra các cơ chế hoạch địch hướng đi của nền dân chủ, quần chúng khát khao dân chủ đều có mặt cùng một số lãnh tụ trước truyền hình. Nhưng gây tác động rất mạnh mà lại đứng ngoài để giám trận biểu tình vẫn là Huynh đệ Hồi giáo!
Họ cổ võ thay đổi, kín đáo vận động biểu tình mà không tham gia. Họ có lãnh đạo và cán bộ cho trò biến hóa chính trị đó.
Được thành lập từ 1928, như một giải pháp Hồi giáo cho việc canh tân thế giới Á Rập giữa hai giải pháp Tây phương và Xô viết, giữa các chế độ độc tài của cánh hữu hay cánh tả, Huynh đệ Hối giáo đã biến đổi khá nhiều và có kinh nghiệm dày dặn sau những chuyển hướng đó. Có khi đi từ phương pháp bạo động qua chính trị và xã hội, mà chắc chắn là không thân Tây phương.
Nói cho gọn thì những biến động do quần chúng khát khao dân chủ châm ngòi tại Ai Cập đã thực tế dọn cỗ cho tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo còn cực đoan hơn. Họ sẽ làm thay đổi Á Rập mà không nhất thiết sẽ xây dựng xứ này thành một quốc gia dân chủ như nhiều người cứ mơ mộng, hoặc như truyền thông Tây phương vẫn đề cao và báo trước.
Khi ấy, tức là sau này, những người mơ mộng ấy chỉ còn sự chọn lựa: 1) lại ngả theo quân đội để tìm một sự ổn định tạm bợ, hoặc/và một chút đỉnh chung, hay 2) nghiêng về phía Hồi giáo với ảnh hưởng lớn mạnh hơn của giáo luật quá khích. Trong cả hai trường hợp, lập trường quốc tế của Ai Cập sẽ trở thành vấn đề cho các nước Tây phương, Hoa Kỳ, Âu Châu và Israel....
Vì sao những người đấu tranh cho dân chủ lại gặp số phận hẩm hiu đó? Câu trả lời ngắn gọn là tổ chức!
***
Trong có vài tuần mà người ta thấy ra sự tinh ma của Vladimir Putin và bản lãnh của các lực lượng Hồi giáo chống Tây phương.
Các quốc gia Âu-Mỹ, nhất là Hoa Kỳ, đã tốn khá nhiều tiền bạc để đong đưa giữa hai giải pháp mâu thuẫn: một là đi tìm sự ổn định hữu ích cho quyền lợi Âu-Mỹ, dù là phải hợp tác và yểm trợ các chế độ độc tài, quân chủ hay quân phiệt; hai là phát huy giá trị của dân chủ theo đúng luân lý chính trị của Tây phương. Kết quả là mang tiếng yểm trợ độc tài hoặc góp phần lật đổ các chế độ thân hữu của mình để xây dựng một nền dân chủ hiếm hoi. Quá hiếm hoi nên có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Thực tế là trên một ngón tay, tại Tunisie! Xin miễn nói về Lybia hay Syria....
Đó là bài toán của các nước Tây phương, vô địch về nói chuyện dân chủ mà làm ăn bất nhất!
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Những người thực lòng đấu tranh cho dân chủ có nhìn ra bài học chua chát này chưa? Vấn đề là tổ chức và cán bộ.
Họ thiếu tổ chức và khả năng phân tách rất lạnh lùng về thực tế bên trong và bên ngoài, quốc gia và quốc tế, để biến báo xoay trở bên trong xã hội chứ không chỉ trước truyền thông quốc tế. Quốc tế vận chỉ là một phần – phụ thuộc – của vận động chính trị.
Một số không ít trong các lãnh tụ chỉ nhanh nhẩu xuất hiện trước ống kính Tây phương, tưởng rằng đó sẽ huy động được quần chúng. Lấy thành quả giả là bị tổn thất trong đàn áp, họ gây tổn thất thật cho quần chúng, và có khi lại dọn đường cho người khác sẽ mau chóng thanh toán họ.
Mua vui cũng được một vài trống canh? Hay là một số người ồn ào trong phong trào này chỉ thích làm con rối?
Cách ngôn: Không có tổ chức thì rất dễ bị tổ trác!

Ý kiến bạn đọc
14/12/201101:37:16
Khách
Có khi không hẳn là "bị lổi tổ chức", mà vì những kẻ lợi dụng cơ hội hám quyền lực lúc nào cũng đông đúc hơn. Trọc luôn chiếm đa số, thanh thì có được mấy ngoe? Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình!??? Tôi chỉ cố phản biện để cùng nhau nhìn từ vấn đề theo một góc cạnh khác đi một chút.

Thực tâm hoàn toàn tán đồng ý kiến của ông. Tổ Chức rất quan trọng. Phải tổ chức và quần tụ phát đi tiếng nói chung, tiếng nói chung mới đủ lực tranh đấu. Ngoài nhân tố tiếng nói chung, còn nhiều yếu tố căn bản khác về tổ chức và điều hành để tồn tại/phát triển nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
Các ứng viên được Trump ủng hộ đã thắng hay thua như trong bất cứ các cuộc bầu cử thông thường nào khác. Tuy nhiên một số ứng viên do đích thân Trump chọn lựa và bơm tiền, dồn sức vận động tranh cử cho đến những ngày cuối cùng đã thất cử. Các nguồn tin cho biết đây là điều làm Trump thất vọng và giận dữ rất nhiều trong vài ngày qua. Nhưng điều có lẽ làm Donald Trump giận dữ hơn là truyền thông cánh hữu đã không còn tường trình nhiều về các cuộc vận động bầu cử của Trump từ trước những ngày bầu cử và đổ lỗi cho Trump về sự thất bại của nhiều ứng viên đảng Cộng Hòa theo sau cuộc bầu cử.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới...
Ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính vội vã thanh minh: “Đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải, đối với các vấn đề liên quan quốc tế thì quan điểm là vì hòa bình, hợp tác phát triển, phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của chúng ta vừa qua."
✱ The Diplomat: Phương Tây cuối cùng cũng tỏ ra sẵn sàng đương đầu với thách thức trước một Trung Quốc đang trỗi dậy - có lẽ ngay cả ở Ấn Độ-Thái Bình Dương-quan hệ Trung Quốc-EU ngày càng xấu đi trong vài năm qua. ✱ CATO Ins.: Ranh giới giữa chiến tranh ủy nhiệm và chiến tranh trực tiếp ở Ukraine đang trở nên mỏng manh một cách nguy hiểm. ✱ Global Times: Hội nghị thượng đỉnh NATO đã tạo tiền đề cho nỗ lực hợp pháp hóa sự xâm nhập ngày càng tăng của NATO vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ✱ TASS: Theo các quan chức Mỹ, nhiều khả năng Zelensky sẽ đồng ý đàm phán và cuối cùng sẽ nhượng bộ - Các cuộc đàm phán về Ukraine nên được tổ chức chủ yếu với Washington . ✱ TASS: Moscow đang tìm cách đối thoại toàn diện với Mỹ - Chúng tôi tin tưởng rằng đối thoại giữa các quốc gia là cần thiết...
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.