Hôm nay,  

Những Bí Mật Về Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra

24/11/201100:00:00(Xem: 7058)
Những Bí Mật Về Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra

Trúc Giang MN
1* Tổng quát
Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vị pharaông cuối cùng của Ai Cập đã mê hoặc thế giới hiện đại và là nguồn cảm hứng cho vô số các cuốn sách, vở kịch, các tác phẩm điện ảnh và 32 vở opera.
Hầu hết mọi người đều cho rằng Cleopatra đẹp nghiêng nước nghiêng thành, bà đã tự tử bằng rắn độc… Tuy nhiên chỉ có duy nhất một sự thật đúng: Cleopatra là một phụ nữ….
Trước kia, Ai Cập gợi liên tưởng đến những kim tự tháp vĩ đại, mang nhiều huyền bí của một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Thế giới cổ đại có 7 kỳ quan mà trong đó, Ai Cập chiếm hai. Đó là khu Lăng mộ Giza gồm 3 kim tự tháp và ngọn Hải đăng Alexandria. 5 kỳ quan còn lại là, Vườn treo Babylone, Tượng thần Zeus ở Olympia, Đền Artemis, Lăng mộ Mausolus và Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes.
Ngoài kim tự tháp ra, Ai Cập còn được nhắc đến với một nhân vật vô cùng đặc biệt, là nữ hoàng Cleopatra.
Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra tài trí, thông minh tuyệt vời, nhất là một sắc đẹp vô cùng quyến rũ, đã thu hút được 2 vị tướng tài đầy quyền lực của Đế quốc La Mã thời đó, là hoàng đế Julius Caesar và tướng Mark Antony.
Cuộc đời, với tài năng trị nước và những mối tình của Cleopatra là nguồn cảm hứng của vô số sách vở, kịch nghệ, hội họa, điện ảnh và hơn 30 vở Opera. Nhà soạn kịch trứ danh William Shakespeare với vở Antony và Cleopatra, điện ảnh Hollywood với nhiều bộ phim vĩ đại về Cleopatra, nhưng ấn tượng nhất là Elizabeth Taylor và Richard Burton trong bộ phim năm 1963.
2* Vài dòng lịch sử
Alexander Đại Đế, người Hy Lạp, gốc Macedonia xâm chiếm và cai trị nước Ai Cập. Sau khi ông mất vào năm 323 Trước Công Nguyên (TCN), thì quyền cai trị Ai Cập lọt vào tay dòng họ Ptolemy. Dòng họ nầy đã xây dựng đế chế và cai trị Ai Cập suốt 300 năm. Cha và mẹ của Cleopatra là hai anh em ruột. Tục lệ của dòng họ Ptolemy bắt buộc nữ hoàng cai trị phải có hoàng đế, cho nên, người thừa kế lên ngôi phải cưới nhau.
Cleopatra là vị vua cuối cùng của dòng họ Ptolemy trên đất Ai Cập. Bà không phải là người Ai Cập, mà là người Hy Lạp gốc Macedonia, Phi Châu, nhưng bà là vị vua đầu tiên học và nói tiếng Ai Cập. Bà thông thạo 9 thứ tiếng, được cho là thông minh. Cleopatra là nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập, bởi vì, sau khi bà mất, thì Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã.
Cleopatra sinh tháng 1 năm 69 TCN. Mất ngày 12-8-30 TCN, 39 tuổi. Tên đầy đủ là Cleopatra Thea Philopator, là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII, Auletes.
3* Cuộc đời của Cleopatra
Năm 51 TCN, người cha qua đời. Vì 2 người chị đã chết, nên Cleopatra trở thành người cai trị lúc 18 tuổi. Cleopatra VII. Theo tục lệ, bà phải lấy em trai Ptolemy XIII làm chồng và cũng là người đồng cai trị với bà.
3.1. Bị lật đổ
Cleopatra chủ tâm cũng cố địa vị. Tháng 8 năm 51 TCN, Cleopatra bắt đầu loại bỏ tên của người em trai đồng cai trị với bà, ra khỏi mọi giấy tờ chính thức. Bỏ cái luật truyền thống của dòng họ Ptolemy, là phụ nữ cai trị phải lệ thuộc vào nam giới đồng cai trị. Và, trên mặt đồng tiền chỉ in hình của Cleopatra mà thôi.
Do đó, một âm mưu do tên hoạn quan, thái giám Pothinus cầm đầu đã lật đổ Cleopatra ra khỏi ngôi vua và buộc phải rời Ai Cập, đến Syria. Người em gái duy nhất còn lại, tên Arsinoe đi cùng bà.
Trong 2 năm, từ 51 đến 49 TCN, Ai Cập trải qua nạn đói do thất mùa vì nước sông Nile gây ra lũ lụt. Dầu vậy, Cleopatra cũng tổ chức được một đạo quân từ các bộ lạc người Á Rập ở vùng Pelusium. Bà trở về Ai Cập, lấy vùng Ascalon làm căn cứ tạm thời.
3.2. Cuộc nội chiến
Trong thời gian nầy, tháng 8 năm 48 TCN, một viên tướng La Mã bại trận dưới tay của Hoàng Đế Julius Caesar tên là Pompey Magnus, chạy đến Alexandria, thủ đô của Ai Cập, xin được tỵ nạn.
Ban đầu, vua Ptolemy XIII giả vờ chấp thuận, nhưng khi Pompey đến nơi thì bị bắt giết đi. Bốn ngày sau, Caesar đến nơi, thì vua Ai Cập dâng cái đầu của Pompey lên, hy vọng được hưởng ân huệ của Hoàng Đế La Mã.
Caesar hết sức tức giận về sự xảo trá nầy. Ông bật khóc khi thấy cái đầu của Pompey, vì Pompey đã từng là rể ông, và con gái của ông, tức vợ của Pompey bị chết sau khi sinh con. Caesar ra lịnh phải làm đám tang cho Pompey theo đúng nghi lễ của La Mã. Caesar ra ra lịnh cho quân La Mã chiếm thành Alexandria và cả cung điện của vua Ai Cập.
Cleopatra trổ tài chinh phục Caesar.
Cleopatra được cuốn tròn trong một tấm thảm và được mang đến cung điện của Caesar. Khi mở thảm ra, thì vị hoàng đế La Mã không thể cưỡng lại sự quyến rũ của Cleopatra. Từ đó, bà là người tình của Caesar.
Chiến tranh xảy ra.
Viên thái giám, làm cố vấn cho vị vua trẻ Ptolemy XIII, đem 20 ngàn quân Ai Cập bao vây Caesar ở Alexandria. Cuộc chiến gây thiệt hại nặng nề, vì một phần của Thư Viện chứa đầy những tài liệu quý báu bị thiêu hủy. Trong trận chiến, Caesar đã xử tử tên thái giám Pothinus. Vua Ptolemy XIII bị chết đuối trên sông Nile ngày 13-1-47 TCN, trong một mưu toan chạy trốn.
Thế là Cleopatra trở lại ngôi vị nữ hoàng, và luật không cho phép nữ hoàng cai trị mà không có hoàng đế, cho nên, Cleopatra phải kết hôn với người em trai khác là Ptolemy XIV, để cùng cai trị.
Thế nhưng, Cleopatra đã là tình nhân của Caesar. Họ đã trải qua nhiều tháng sống bên nhau trong du thuyền trên sông Nile. Cleopatra có thai và sanh cho Caesar một đứa con trai. Đặt tên là Ptolemy Caesar, tên hiệu là Caesarion. Đứa con nầy không được hưởng quyền thừa kế của Caesar, vì Cleopatra không phải là người La Mã. Thay vào đó, Caesar chỉ định đứa cháu tên Augustus làm con nuôi, để được hưởng quyền thừa kế, sẽ lên ngôi vua sau khi Caesar băng hà.
Năm 46 TCN, Caesar đưa Cleopatra và Caesarion về La Mã. Người La Mã không thích Caesar lấy vợ ngoại quốc.
4* Âm mưu ám sát Caesar
Đầu năm 44 TCN, khi danh tiếng của Caesar không ngừng gia tăng, thì cái hố ngăn cách giữa Caesar và giới Quý Tộc ngày càng sâu rộng hơn.
Ở Đền Thờ mới của Venus, khi phái đoàn Nguyên Lão đến, Caesar không đứng lên chào mừng họ. Lý do là khi đó, Caesar đang bị tiêu chảy, một triệu chứng của bịnh động kinh của ông. Các Nguyên Lão cảm thấy bị sỉ nhục ghê gớm. Nhận thấy sai lầm của mình, Caesar chìa cổ ra và đề nghị, nếu ai cần thì cứ chặt nó xuống. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn, vì có nhiều âm mưu ám sát ông đang tiến hành.
Ngày 15-3-44 TCN, một nhóm Nguyên Lão mời Caesar đến đọc một đơn thỉnh nguyện yêu cầu ông giao trả quyền lực lại cho Viện Nguyên Lão. Đó là đơn giả mạo, dựng lên dụ ông đến điểm hẹn để phục kích và tấn công giết ông. Caesar đến mà không mang theo một vệ sĩ nào. Khi ông đang đọc, thì một người tiến đến tấn công, rồi toàn bộ nhóm Nguyên Lão xông vào tấn công ông.
Caesar tìm cách thoát thân, nhưng mắt mờ vì đẩm máu và vì chiếc áo choàng quá dài làm cho ông bị vấp ngã. Cuối cùng, những kẻ ám sát đã giết được ông. Có tất cả 60 người tham gia, trong đó có đứa con của ông là Marcus Junius Brutus.
Sau cái chết của Caesar không lâu, thì người em trai đồng cai trị với bà, Ptolemy XIV, bị chết một cách bí ẩn. Dư luận cho rằng bà đã đầu độc em mình để lập con của bà với Caesar là Caesarion, lúc đó 5 tuổi lên đồng cai trị với bà.
5* Mark Antony
Mark Antony sinh ngày 14-1-83 TCN. Mất ngày 1-8-30 TCN. 53 tuổi. Là một nhà chính trị và một thống chế La Mã. Ông là người bạn trung thành của Caesar.
Thời niên thiếu, Antony cùng với em trai và những người bạn sống lang thang trên đường phố Roma (La Mã-Ý).
Năm 20 tuổi, Antony đã mắc nợ khoảng 250 talent (khoảng 5 triệu đô là ngày nay).
Sau thời kỳ liều lĩnh, Antony đến Hy Lạp để trốn các chủ nợ và có cơ hội học tài hùng biện với các triết gia của thành Athena. Ông tham gia vào các chiến dịch quân sự và đã thể hiện được là một tướng lãnh kỵ binh tài giỏi và dũng cảm.
Sau vụ ám sát Caesar, Antony thành lập một liên minh chính trị với Augustus, là cháu và là con nuôi của Caesar, và Marcus Lepidus. Sau nầy, liên minh 3 người cai trị được gọi là tam đầu chế.
Trong đám tang của Caesar, Antony đọc bài diễn văn làm rung động lòng người. Sau đó, tất cả những người tham gia ám sát Caesar đều bị buộc tội chết.
Năm 33 TCN, Tam đầu chế bị phá vở do sự bất đồng ý kiến giữa Augustus và Antony, chiến tranh bùng nổ và kết thúc vào năm 31 TCN.
6* Cuộc tình của Cleopatra và Antony
Một giai đoạn mới trong đời của Cleopatra bắt đầu.
Năm 42 TCN, Mark Antony mời Cleopatra đến gặp ông ở thành phố Tarsus, Thổ Nhỉ Kỳ, để bà giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà đối với La Mã.
Trên một chiếc ngự thuyền lộng lẫy, Cleopatra tiến vào sông Cubes như một nữ thần giáng trần mà Shakespeare mô tả "Nàng ngồi trên ngai vàng phát quang sáng chói như thế nào, thì ngồi trên ngự thuyền du ngoạn trên sông, tôn quý như thế ấy. Buồng lái làm bằng hoàng kim, cánh buồm làm bằng gấm màu tía, mùi thơm khác thường, đùa với gió, khiến người ta tương tư. Mái chèo làm bằng bạc trắng, thuyền theo tiết tấu của tiếng sáo mà đi trên mặt nước, khiến tất cả đều khuất phục trước vẻ đẹp của nàng."

Ngự thuyền của Cleopatra cặp bờ, thả neo, đợi Antony lên thuyền ra mắt.
Nữ hoàng không những từ chối những bữa tiệc của Antony, mà trái lại, còn khiến cho Antony choáng váng trước sự xa hoa trong bữa tiệc của bà.
Là một tướng quân từng trải, xông pha nơi chiến trường, chinh phục biết bao nhiêu vùng đất, được nhiều người đẹp kề bên, nhưng cuối cùng, Antony bỏ vợ để theo đuổi Cleopatra và sống suốt mùa đông 42-41 TCN tại Alexandria với Cleopatra. Đó là những ngày tràn ngập trong yến tiệc xa hoa hoang phí mà lịch sử ghi lại không ít những giai thoại nổi tiếng.
6.1. Những giai thoại
Một câu chuyện còn lưu truyền, là trong một buổi tối xa hoa với Antony, Cleopatra đặt cá (cược) là bà có thể tổ chức một bữa ăn tối tổn phí tới 10 triệu sestertius. Antony chấp nhận vụ "cá độ" đó.
Tối hôm sau, chỉ là một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt. Khi bà ra lịnh mang món thứ hai lên, thì chỉ là một chém giấm mạnh. Antony tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc bông tai vô giá của mình, thả vào giấm, để nó tan và uống cạn.
(Giấm mạnh như thế thì gần giống như Acid rồi, có thể uống được không")
Một câu chuyện khác.
Một lần, nữ hoàng cùng đi câu cá với Antony, nhưng thật kỳ lạ, cá chỉ cắn câu của Antony. Bà mới hiểu ra là các thợ lặn của Antony đã móc cá vào lưỡi câu. Và bà có một kế hoạch dạy cho Antony một bài học sâu sắc.
Hôm sau, bà rủ Antony đi câu cá. Người của bà lấy con cá khô ở vùng Biển Đen móc vào lưỡi câu của Antony. Antony biến sắc. Và bà đến bên người tình, nhẹ nhàng nói “Chàng có thể bắt được con cá lớn hơn thế rất nhiều.” Ngụ ý rằng, cái mà Antony cần là vương quốc, vương quyền, chớ không phải là những cuộc vui chơi trong tửu sắc mà đánh mất ý chí và bản lĩnh.
Trong thời gian nầy, bà hạ sinh một cặp sinh đôi, đặt tên là Alexander Helois (Alexander Mặt trời) và Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt trăng)
Năm 37 TCN, Antony trở lại Alexandria, ông làm đám cưới với Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập. Antony đã ly dị vợ tên là Octavia Minor, là em gái của Augustus, một trong Tam đầu chế ở La Mã. Việc nầy làm cho Augustus vô cùng tức giận.
Cleopatra và Antony có thêm một đứa con trai nữa, tên là Ptolemy Philadelphus.
Cuối năm 34 TCN, Cleopatra và con là Caesarion được Antony phong làm 2 người đồng cai trị ở Ai Cập và Cyprus (Síp). Alexander Helios được phong làm vua cai trị Armenia, Media và Parthia. Cleopatra Selene làm vua của Cyrenaica và Lybia. Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, Syria và Silicia.
Cleopatra cũng được phong danh hiệu “Nữ hoàng của các ông vua”. Những ông vua nầy thật sự chỉ là những đứa bé, con của Cleopatra và Antony.
Cách hành xử của Antony bị người La Mã cho là thái quá, và Augustus thuyết phục Nghị Viện La Mã phát động chiến tranh chống Ai Cập.
Năm 31 TCN, các lực lượng của Antony đối mặt với Augustus trong một trận thủy chiến ngoài khơi của Actium. Cleopatra có mặt trong hạm đội của mình.
Truyền thuyết kể rằng, khi thấy hạm đội của Antony vận hành theo lối thủ công, trang bị kém cỏi, đang chiến đấu, thì bà bổng nhiên bỏ chạy. Thấy thế, Antony cũng bỏ mặc binh sĩ của mình, mà chạy theo bà. Như thế là bại trận dưới tay của Augustus.
Cho đến nay, các sử gia cũng chưa thống nhất được với nhau lý do tại sao mà Cleopatra bỏ chạy. Đó xem như một hành động bất thường của Cleopatra.
Một tài liệu cho biết, Augustus tìm cách chia rẻ Antony và Cleopatra bằng cách cho người tung tin rằng Augustus sẽ lấy bà làm vợ, nếu bà không trợ chiến cho Antony. Đó là lý do khiến cho bà bỏ chạy.
7* Cái chết của Cleopatra
Sau khi bại trận, để thử lòng chung thủy của Antony, Cleopatra sai người đến báo với Antony là bà đã chết. Antony quá đau khổ và tự tử. Vài ngày sau, Cleopatra cũng tự sát và chết cùng 2 tỳ nữ Charmian và Eiras. Người Ai Cập tin rằng, ở thế giới bên kia, người chết cũng cần có tỳ nữ. Cái chết của Cleopatra như thế nào, hiện nay vẫn còn nằm trong bí mật.
Augustus đang chờ đợi ở một cung điện gần đó, được thông báo về cái chết của bà và đã đích thân tới quan sát.
Augustus cho chôn Antony và Cleopatra trong một cái mộ đôi mà bà đã cho xây từ trước để chôn hai người chung nhau.
Con trai của Cleopatra với Caesar là Caesarion bị bắt và bị hành quyết. Ba người con của Cleopatra với Antony được miễn tội và được mang về Roma giao cho người vợ ly dị của Antony là Octavia Minor nuôi nấng.
Cleopatra có 3 con với Antony và một con với Caesar. Ở với 2 người em trai không có sinh con.
Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã, dưới quyền cai trị của hoàng đế Augustus.
Câu chuyện cho rằng bà đã để cho con rắn mào gà cắn chết vì tin rằng chết như thế sẽ đạt tới “bất tử”. Người Ai Cập rất sợ và tôn sùng rắn, chính cái vương miện mà Cleopatra đội và cây gậy vương quyền cũng có hình con rắn.
7.1. Bác bỏ giả thuyết cho rắn cắn
Năm 2008.
Bà Joyce Tyldesley cho xuất bản quyển “Cleopatra: Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập”. Cuốn sách gây chấn động trong giới sử học và khảo cỗ vì tác giả đưa ra những lý lẻ chứng minh rằng việc tự tử bằng cách cho rắn cắn là hoang đường.
Bà Tyldesley, hiện là giảng viên Đại học Manchester (Anh) đã phát biểu trên Discovery News rằng “Có quá nhiều lỗ hổng trong giả thuyết rắn độc”.
Bà đặt những câu hỏi:
- Một con rắn giết 3 người hay 3 con rắn được đem vào"
- Rắn đã vào phòng như thế nào" Sau đó, chúng thoát đi đâu"
- Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, thì làm sao 3 người đó có thể tin chắc rằng họ sẽ chết theo ý muốn"
“Về nguyên tắc căn bản, tôi cho rằng có những cách tốt hơn, bảo đảm hơn nếu họ quyết tâm phải chết”. Bà Tyldesley tin rằng Cleopatra và hai tỳ nữ đã chết vì một loại thuốc độc tự chế. Một trong những người chú của Cleopatra cũng đã tự tử bằng cách nuốt thuốc độc.
7.2. Giả thuyết Cleopatra bị giết hoặc bị bức tử
Chuyên viên Pat Brown, với sự giúp đở của nhà nghiên cứu về Ai Cập Nicole Douek, của trường Đại học London, với giảng viên David Warrrell thuộc Đại học Oxford và nhiều nhóm chuyên viên nghiên cứu chất độc và tâm lý, bà Pat Brown đã dựng lại hiện trường và đưa ra kết luận có thể Augustus “đã cử người đến thi hành nhiệm vụ” và dàn dựng lên thành một vụ tự sát.
Một con rắn cho dù độc cách mấy, cũng không có thể làm chết 3 người khoẻ mạnh cùng một lúc được. Từ đó suy ra, Cleopatra không thể nào lựa chọn một phương pháp không bảo đảm như thế.
Giáo sư người Đức, Christoph Schaefer của Đại học Trier thì cho rằng, giả thuyết của ông rất có lý. Đó là uống một ly rượu có pha thuốc độc là thuyết phục hơn cả.
Mới đây, hồi tháng 8 năm 2009, các nhà khảo cổ Hy Lạp, tuyên bố đã tìm thấy xương sọ và hài cốt mà họ tin rằng của Cleopatra và Antony. Nếu đúng như thế, hy vọng rằng các nhà khoa học có thể tìm ra bằng chứng xác thực về cái chết của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra.
8* Nước Ai Cập dưới triều đại của Cleopatra
Suốt 20 năm không có chiến tranh. Alexandria là thành phố tiến bộ nhất thế giới thời đó. Có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám tử thi. Thư viện Alexandria là viện bảo tàng, thu hút nghệ sĩ, khoa học gia, kỹ sư, nhà văn, thế giới. Quân đội Ai Cập hùng mạnh, nhất là về tàu chiến.
Ngoài ra, Ai Cập có 2 kỳ quan của thế giới là kim tự tháp và hải đăng Alexandria.
Năm 25 TCN, nhà địa lý học Strabo ở Alexandria, đã vẽ bản đồ “thế giới” bao gồm những vùng mà người Hy Lạp và La Mã thời đó biết được.
Nhà bác học Heron, cũng ở thành Alexandria, đã cống hiến cho nhân loại một bộ Bách khoa tự điển về toán và vật lý. Trong đó, có nói về cách chế tạo 100 máy móc hoặc đồ chơi như: ống si-phong, máy mở cửa đền chạy bằng lửa đốt trên bàn thờ, đồng hồ nước kiêm nhiệt kế thô sơ…
Sau nầy, nhà Thiên văn và Lượng giác học Claudius Ptolemaeus, hội viên Đại học Alexandria từ năm 125 đến 160 Công Nguyên đã vẽ bản đồ của 1028 ngôi sao, viết sách về hành tinh, địa lý, quang học…
9* Kết luận
Cleopatra thật đúng là một nữ hoàng Ai Cập đặc biệt và nổi tiếng nhất, có khả năng tự tạo quyền lực cho mình và nhất là khả năng thu phục đàn ông. Nhiều người ca ngợi mối tình của Cleopatra với Antony, cho đó là khối tình bất tử, vì hai người dám chết cho nhau và dám cùng nhau chết.
Nhưng cũng có người đặt câu hỏi.
Bà là một anh hùng hay là một kẻ gian hùng xảo trá" Bà là một nhan sắc hay là một mưu mô giả dối biết dụ dỗ đàn ông" Bà là một lãnh đạo sáng suốt hay là một kẻ phá hoại tàn nhẫn" Chính bà đã giết 2 em trai và một em gái của bà. Cũng có giả thuyết cho rằng Cleopatra không phải là một giai nhân tuyệt sắc. Bà cao 1.50 m, mũi xẹp.
Nhưng điều không chối cãi được là Cleopatra là nguồn cảm hứng cho văn học, hội hoạ, kịch nghệ, điện ảnh và hình ảnh của vị Nữ Hoàng Ai Cập cuối cùng đã đi sâu vào lòng người trên khắp thế giới.
Trúc Giang
Minnesota ngày 23-11-2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.