Hôm nay,  

Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

11/7/201100:00:00(View: 10481)
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

du_tu_le_tho_tranh__6_-large-contentCác tranh do nhà thơ Du Tử Lê vẽ.

Nguyễn Đức Cung
Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”. Có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi. Thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…
Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa… Nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với một bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…
Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp … Với tôi “Trên Ngọn Tình Sầu” đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…
Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:
-“Chẳng gió nào thổi nữa”:
trái tim ta như rừng
chẳng gió nào thổi nữa.
du_tu_le_tho_tranh__5_-large-contentNhững nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái…hư vô!
-“Hồn Hải Điểu”:
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng bình minh, như một cửa gương.
Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất liêu trai, hồn hải điểu.
-“Ta gieo gặt chính ta”:
ta gieo, gặt chính ta:
tự cánh đồng nghiệp, ngã.
Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!
-“Tự họa”
Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !
“Tôi không còn dòng sông”,
Và rồi “ Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành một nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại, mang tên: Lục bát Du Tử Lê !
Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:
du_tu_le_tho_tranh__4_-large-contentMầu sắc:
Trái với nguyên tắc pha trộn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh, vàng, đen, đỏ… và nếu có pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của Du Tử Lê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.
Bố cục:
Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luật lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!
Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ, yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson (1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67 tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.
Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh Du Tử Lê, và với một con tim nhiếp ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.
Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ, sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của Du Tử Lê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.
Nguyễn Đức Cung.
(Calif. 11-2011).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ma túy đang là tệ nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước Cộng sản chỉ biết tập trung nhân lực và tiền bạc vào công tác bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lenin và làm sao để đảng được độc tài cầm quyền mãi mãi.
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm.
Một ngày không có người Mexican có thể sẽ không dẫn đến tình trạng xáo trộn quá mức như cách bộ phim hài "A day without a Mexican" đã thể hiện nhưng quả thật là nước Mỹ sẽ rất khó khăn nếu thiếu vắng họ. Xã hội sẽ bớt phần nhộn nhịp vì sự tươi vui và tràn đầy sức sống của một sắc dân phần lớn là chân thật và chăm chỉ.
Công cuộc chống độc tài vẫn đang tiếp tục và đang trả những cái giá cần phải trả cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chị là một trong số những người chấp nhận tự đóng góp vào những phí tổn đó cho toàn dân tộc. Chị là: NGUYỄN THÚY HẠNH.
Dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa người dân không chỉ bình đẳng về chính trị mà còn có cơ hội bình đẳng về kinh tế, nên mặc dù chiến tranh khoảng chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa những người ở thành thị với nhau không mấy khác biệt.
Nếu so sánh với nuôi con thì có 2 việc là cho ăn và dạy dỗ. Ăn uống phải đầy đủ và điều độ (không mặn, ngọt, béo v.v…) để cơ thể khỏe mạnh. Giáo dục không gò bó thì trẻ hoặc hư hay cương cường tự lập, trái lại rầy la đánh đập hay nuông chiều thì trẻ sinh ra nhút nhát, kém tự tin hoặc ỷ lại. NHTƯ ví với bàn tay Midas nuôi dưỡng thức ăn (tiền) cho nền kinh tế, trong khi bàn tay hữu hình (hay thô bạo) của nhà nước (gồm Hành Pháp và Quốc Hội ở Mỹ) có quyền hạn thả lỏng hay siết chặc thị trường.
Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo Bút Bi : Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục...”
Mau quá anh nhỉ! Mới đó đã hai mươi chín năm. Không ngờ đi ăn cưới người cháu vợ ở Cali, gặp lại anh ở phố Bolsa sau gần ba mươi năm. Nhớ ngày nào bốn anh em: Ngọc, Nhất, Tâm, Thể, coi như tứ trụ vây quanh người anh đầu đàn, anh Lê Văn.
Sáng 30 tháng 4, khoảng 6 giờ 30, lệnh gọi tất cả sĩ quan và nhân viên chiến hạm đang sửa chữa tại Hải-Quân Công-Xưởng tập họp tại Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội. Một sĩ quan cao cấp Hải-Quân tuyên bố rã ngũ. Từ Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội trở lại HQ 402, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung-Úy Cao Thế Hùng ra lệnh Thiếu-Úy Ninh – sĩ quan an ninh – bắn vỡ ổ khóa phòng Hạm-Trưởng, lấy tiền trong tủ sắt phát cho nhân viên để họ tùy nghi. Nhân viên ngậm ngùi rời chiến hạm, chỉ còn một hạ sĩ, một hạ sĩ nhất, một hạ sĩ quan tiếp liệu, vì nhà xa không về được.
Vấn đề, chả qua, là cả ba nhân vật thượng dẫn đều không thích cái thói xu nịnh và đã thẳng thắn nói lên những lời trung thực khiến ông Nguyễn Phú Trọng (và cả giới cầm quyền nghịch nhĩ) nên họ đành phải chịu họa – họa trung ngôn – giữa thời buổi nhiễu nhương. Trong một xã hội mà không có nhân cách người ta vẫn sống (thậm chí còn sống béo tốt hơn) thì những người chính trực bị giam trong Viện Tâm Thần … là phải!
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.