Hôm nay,  

Lượng Cả Bao Dung

25/09/201100:00:00(Xem: 4898)
Lượng Cả Bao Dung

Đòan Thanh Liêm
Vào năm 1945-46, hồi tôi vào tuổi 11-12 còn ở cấp tiểu học, thì được đọc cuốn sách “Tâm hồn cao thượng”. Cuốn này do nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ bản tiếng Pháp có nhan đề là “Grands coeurs” của một tác giả người Ý tên là Edmond d’Amicis thì phải. Phải nói là lớp thiếu niên chúng tôi thời đó đã say mê đọc cuốn sách thật là hấp dẫn với những tâm tình, nhân cách và hành động thật là cao đẹp của các nhân vật cũng trạc tuổi ngang với bọn tôi thôi. Trước đó, thì chúng tôi được học sách “Luân lý giáo khoa thư” gồm những bài văn vừa giản dị, trong sáng, mà có tác dụng sâu sắc, bền vững cho việc rèn luyện nhân cách và tâm hồn cho thế hệ học sinh thời tiền chiến ấy.
Sau này, khi lên bậc trung học, thì chúng tôi được đọc cuốn “Cổ học tinh hoa” và các sách trong tủ sách “Học làm người”, rất thịnh hành trong các thập niên 1950-60 ở miền nam Việt nam. Phải nói là hồi chúng tôi còn nhỏ bé, thì nền nếp giáo dục trong các gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng đậm đà cuả Nho giáo ngày xưa. Chúng tôi được nhắc nhở thường ngày bởi những lời khuyên răn như những câu: “Giấy rách phải giữ lấy lề. Đói cho sạch, rách cho thơm. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Gần mực thì đen; gần đèn thì rạng, v.v…”
Riêng trong gia đình tôi, thì ông nội là một cụ đồ nho mà trong làng nước ai cũng gọi là Cụ Đồ Nhuận. Ông tôi mất khi tôi mới có 6-7 tuổi, nên tôi chẳng được học lấy một chữ nho nào cuả cụ. Tuy vậy, anh chị em chúng tôi vẫn được cha mẹ rèn cặp, uốn nắn chu đáo, theo đúng đường lối cuả các bậc thánh hiền thuở trước. Chúng tôi thường được nhắc nhở là phải cố gắng gìn giữ được “nền nếp gia phong, gia đạo cuả dòng họ nhà mình”. Phải biết tránh không bao giờ mà “làm điều gì xằng bậy, khiến gây tiếng xấu cho gia đình,” v.v…
Còn ở trường học, thì chúng tôi vẫn được các thầy cô nhắc nhở là: “Tiên học lễ, hậu học văn. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Làm trai cho đáng nên trai. Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài yên v.v…” Rõ ràng là vào thời đó, nền giáo dục học đường đã bổ túc cho giáo dục gia đình rất nhiều. Các nhà giáo vẫn được sự quý trọng, mến phục cuả cha mẹ phụ huynh học sinh; bởi lẽ họ không phải chỉ truyền thụ kiến thức cho môn sinh, mà còn dậy giỗ cả về lễ nghĩa, rèn luyện nhân cách cho học trò cuả mình nữa. Vì thế mà dân gian mới thường nói: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.”Trong hệ cấp xã hội ngày trước, hồi chế độ quân chủ còn thịnh hành, thì cha ông chúng ta xếp đặt vị trí cho ông Thầy rất cao, chỉ đứng sau nhà Vua, mà lại đứng trước cả người Cha cuả mình. Đó là “Quân, Sư, Phụ”. Và cái lề lối giáo dục, đào tạo con người từ trong mỗi gia đình đến ngòai học đường, thì không phải chỉ dùng lời nói, mà điều cốt yếu chính là sự truyền thụ cái tấm gương tốt đẹp, cái nhân cách trong sáng cuả chính bậc làm cha mẹ, làm thầy dậy cuả môn sinh, đệ tử. Như đã được ghi lại trong khẩu hiệu sau đây: “Dĩ thân nhi giáo”. Tức là sự giáo dục chủ yếu phải bắt đầu khởi sự từ chính cuộc sống đạo hạnh, lương thiện gương mẫu cuả cha mẹ, cuả thầy cô giáo mà cảm hoá, thuyết phục được con cháu, môn sinh noi theo. Ở bên Âu Mỹ, người ta cũng nói tương tự như thế với câu “Transmission from heart to heart = Dĩ tâm truyền tâm”, hay là : “Chuyển giao Ngọn lưả = Transfer of the Flame”. Chính bà Indira Gandhi, khi làm Thủ Tướng Ấn Độ là người đã trao đổi về cái sự “Chuyển giao ngọn lửa naỳ” với nhà báo nổi danh cuả Pháp là Jean Jacques Schriver, chủ bút tờ báo Express hồi thập niên 1970.
Có thể nói: Nhờ được đào tạo uốn nắn vững chắc ngay từ thời thơ ấu trong ngưỡng cửa gia đình và nơi trường học trong tinh thần đề cao giá trị luân lý, đạo đức nhân nghĩa như vậy, mà khi được tiếp cận với văn minh Âu Mỹ vốn thiên về tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhiều hơn, thì thế hệ chúng tôi phần đông đã không đến nỗi mất phương hướng đến độ bị mê hoặc, choáng váng trước những thành tưụ cuả người, mà khinh chê loại bỏ cái vốn liếng tinh thần rất phong phú cuả truyền thống dân tộc, cũng như cuả gia tộc dòng họ nhà mình. Một trong những lời giáo huấn mà chúng tôi thường được nhắc nhở, dậy bảo kỹ lưỡng nhất , đó là câu nói thật đơn giản, gọn gàng như sau: “Con phải sống cho ra một con người tử tế, một bậc chính nhân quân tử“. Và cái tiêu chuẩn đức độ cao quý cuả người quân tử biết” trọng nghỉa khinh tài” như thế, thì luôn được đặt ở vị thế đối nghịch với “tư cách thấp hèn, đê tiện cuả kẻ tiểu nhân“,với lòng dạ hẹp hòi, tham lam vô độ, mà ngôn ngữ, cử chỉ, hành động thì đều rất là thô lỗ, vũ phu bỉ ổi.
Như đã ghi trên tiêu đề cuả bài này, người viết muốn trình bày về cái tinh thần đại lượng bao dung mà hiện đang được đề cao cổ võ tại khắp nơi trên thế giới ngày nay, trong mọi lãnh vực cuả đời sống xã hội, từ văn học, tư tưởng đến chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo. Cụ thể là cả Liên Hiệp Quốc cũng đã chọn năm 1995 làm “Năm Quốc Tế Khoan Dung = The International Year of the Tolerance”. Và tôi xin được dùng cả hai chữ “Bao Dung” và “Khoan Dung” như là đồng nghiã để diễn tả ý nghĩa danh từ “Tolérance” đang rất thịnh hành hiện nay. Tôi vẫn ghi nhớ cái hồi còn học năm Đệ Nhất ở trường Chu văn An Hanoi vào năm 1953-54, thì thầy Nguyễn ngọc Cư dậy môn Triết học có nhắc chúng tôi là “Quân tử hòa nhi bất đồng”, tức là có ý nói : Người trượng phu quân tử thì lúc nào cũng giữ được tinh thần hòa nhã, nhân ái, mặc dầu vẫn có sự khác biệt ý kiến, khác nhau về quan điểm, lập trường thế này, thế nọ. Thầy Cư còn nói là bên tiếng Pháp, thì có câu tương đương: “L’unité dans la diversité = Thống nhất trong sự dị biệt “. Anh Earl Martin đã từng làm việc xã hội nhân đạo ở Quảng ngãi hồi trước năm 1975, thí anh dịch câu này ra tiếng Anh là: “Civility even in disagreement”. Và cách nay mấy tháng, tôi cũng đã viết một bài nhan đề là “Quân tử hòa nhi bất đồng” rồi.

Vì thế, trong bài này, tôi sẽ không lặp lại những điều đã được trình bày trước đây nữa. Tôi chỉ muốn ghi vắn tắt trong một vài điểm như sau :
Thứ nhất: Truyền thống văn hoá tốt đẹp cuả dân tộc ta là luôn đề cao tinh thần đạo đức nhân nghĩa, đòi hỏi những con người ưu tú mà càng được thụ hưởng nhiều may mắn ưu đãi cuả xã hội, thì càng phải thực hiện nghiã vụ “Phải trả món nợ đó lại cho đất nước, cho xã hội một cách sòng phẳng”. Điều này thật đơn giản, phù hợp với lương tri và lẽ phải. Dân gian ta vẫn nói : “Ơn đền, Nghiã trả “ là cũng phù hợp với lẽ công bằng, phải chăng như thế.
Cũng y hệt như người Mỹ thường nói: “Give and Take”. Người càng được xã hội chăm lo về mặt học hành nhiều, như ở bậc đại học hay được gửi đi du học tại nước ngoài, thì càng phải biết lo mà “trả cái món nợ đèn sách lớn lao” đó. Bạn được hưởng thụ nhiều ân huệ, nhiều lợi lộc cuả dân tộc cung ứng cho, thì bạn phải tỏ ra “biết điều”, để luôn tìm mọi cách thế mà trả lại cái ân nghiã đó. Đó là điều thật đương nhiên, sơ đẳng nhất, đơn giản nhất trong cách xử thế thường nhật cuả con người trong xã hội vậy. Điều này người càng được học nhiều, thì lại càng phải thấm nhuần cái tinh thần trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mình đối với đất nước.
Thứ hai: Và còn cao hơn thế nưã, người trượng phu quân tử còn phải có tấm lòng thanh cao, đại lượng, luôn luôn thông cảm với những hạn chế, khuyết điểm và cả những sai lầm yếu đuối, sa ngã cuả người khác. Vì thế mà có sự khoan dung đối với mọi người, đặc biệt là với những người kém may mắn hơn mình. Tiếng Anh có chữ “Gentleman”, thì cũng hàm chứa cái tính cách thanh lịch, nho nhã (gentle) tương tự như chữ “Người sĩ phu quân tử” trong xã hội ta vậy.
Câu nói “Lượng cả bao dung” càng hàm chứa ý nghiã luân lý đạo đức rất sâu sắc, mà ta có thể khai triển ra như sau: ”Người có lòng rộng rãi, cao cả, thì phải có sự bao dung, thông cảm đối với ngưới khác”. Và ngược lại, thì: “Người nào có sự bao dung, rộng lượng đối với người khác, đặc biệt là đối với người đã làm điều sai trái xúc phạm đối với chính bản thân mình, thì mới xứng đáng được coi là bậc trượng phu quân tử, là người có “tấm lòng rộng rãi, đại lượng”. Bất kỳ người lãnh đạo nào, thì cũng đều phải có được cái đức độ cao thượng, bao dung như thế, để mà lôi cuốn, thuyết phục được số đông đảo quần chúng “tâm phục, trí phục” và nhất tề noi theo con đường phục vụ lý tưởng quốc gia dân tộc như mình.
Cái tinh thần cao thượng, cái đức độ nhân bản, nhân ái này đã được cha ông chúng ta vun đắp, xây dựng trong từng dòng họ, từng gia thế. Nhờ vậy mà đã sản sinh ra được nhiều nhân vật kiệt hiệt xuất chúng, vừa có tài năng, vừa có đức độ, để mà ra tay giúp dân, giúp nước, để còn giữ vững được sơn hà xã tắc trong tinh thần “trên thuận, dưới hoà”, làm cho bá tánh muôn dân luôn luôn được “an cư lạc nghiệp”.
Thứ ba: Hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ trong thế kỷ XXI hiện nay, chúng ta cần phải vừa có lòng tự tin nơi chính căn bản đạo đức truyền thống cuả dân tộc mình, mà cũng vừa có tinh thần phục thiện, hướng thượng để học tập, tiếp thu (receptivity) được những tinh hoa, tiến bộ trong các nền văn hoá nhân bản và nhân aí cuả những quốc gia khác, dân tộc khác. Có như vậy, thì ta mới vượt thoát ra được cái não trạng hủ lậu, ngoan cố kiêủ “ếch ngồi đáy giếng coi trời chỉ bằng cái vung đậy nồi”, khiến cho đất nước cứ lạc hậu, thua kém quá xa so ngay với mấy nước láng giềng cận kề bên cạnh với mình. Nói vắn tắt lại, thì ta phải cùng làm hai việc bổ túc cho nhau, để mà góp phần đưa đất nước tới sự thịnh vượng, phú cường với nhân tâm thuận thảo, yêu mến bảo bọc lẫn nhau. Hai việc đó chính là:
A/ Phục hồi lại truyền thống nhân bản và nhân ái cuả dân tộc.Cái gia tài đạo đức tinh thần này đã do cha ông ta dầy công xây đắp từ bao nhiêu đời, để truyền lại cho thế hệ chúng ta ngày nay. Nhưng mà, tiếc thay nó đã bị chối bỏ, tiêu diệt, chôn vùi đi bởi những người từng bị huyễn hoặc vì cái chủ thuyết “bạo lực cách mạng, hận thù giai cấp…” cuả ngoại bang, để rồi đem du nhập cái ác đức đó vào nước mình, khiến đã gây ra bao nhiêu thảm cảnh đau thương, tang tóc, oan khiên tàn bạo suốt mấy chục năm qua, không bút mực nào có thể tả xiết được. Nay đã đến lúc chúng ta phải hồi tâm phản tỉnh lại, để mà cùng nhau tiếp tay “xây dựng lại cơ đồ non nước mình”.
B/Tiếp thu một cách có chọn lọc khôn khéo tất cả học thuật, tư tưởng tiến bộ của thế giới, nhằm làm cho sung mãn, phong phú hơn mãi cái lâu đài văn hoá đạo đức, lễ giáo đã có từ ngàn xưa cuả dân tộc Việt nam chúng ta. Cụ thể ta có thể bắt đầu với sự xây dựng và củng cố lại khu vực “Xã hội Dân sự”, bằng cả cái nguồn vốn tinh thần có sẵn trong truyền thống dân tộc, cộng vào với nguồn vốn văn hoá đạo đức tiếp thu được cuả các dân tộc khác trên thế giới.
Đó là điều khả dĩ chúng ta có thể làm được trong khả năng tầm tay với cuả mình, vào thời điểm những năm đầu cuả thế kỷ XXI này, trong bối cảnh toàn cầu hoá về mọi phương diện khoa học kỹ thuật, cũng như về mặt văn hoá tư tưởng nữa vậy.
Để kết thúc bài viết đã khá dài này, tôi xin được ghi lại mấy câu thơ làm ở trại tù Z30 D ở Hàm Tân, Phan Thiết năm 1995 như sau:
Hưởng Ứng Năm Quốc Tế Khoan Dung (1995)
Lượng cả bao dung đấng trượng phu
Quân tử hiếu hoà chẳng oán thù
Bốn bể một nhà ta vun đắp
Người người vui sống thoả niềm mơ./.
California, Cuối năm Mậu Tý 2009
Đoàn Thanh Liêm

Ý kiến bạn đọc
24/09/201122:18:33
Khách
Hưởng Ứng Năm Quốc Tế Khoan Dung (1995)
Lượng cả bao dung đấng trượng phu
Quân tử hiếu hoà chẳng oán thù
Bốn bể một nhà ta vun đắp
Người người vui sống thoả niềm mơ./.
California, Cuối năm Mậu Tý 2009
Đoàn Thanh Liêm
Có phải ông là 1 trong 36 người kính gởi thơ ngỏ (?) cho CS không ? Ý tưởng " chẳng oán thù, một nhà vun đắp .... " có thể là nỗi niềm hay tâm nguyện của chính ông nói với chính ông. Chứ còn cho đối tượng CS thì e rằng ông quá ngây thơ chăng ? CS có tổ quốc và đồng bào đâu. Điều này sao ông không nhìn thấy thì trí óc ông phải chăng có vấn đề ? Đối với chúng chỉ là quyền lực , vơ vét , giết hại bỏ tù những người đòi dân chủ , tự do, bán đất, biển cho Tàu để giữ ghế... Nói chuyện hoặc thư ngỏ cho chúng là ngây thơ còn hơn trẻ nít.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.