Hôm nay,  

Bạo vì Tiền

27/08/201100:00:00(Xem: 5055)
Bạo vì Tiền
Hưng Yên
(Mạch Sống Magazine)
Thằng con tôi có việc phải đi Ca Li, khi về nó có mua cho tôi một cặp Remy Martin, nó bảo: Con biết bố tuy không uống được nhiều, nhưng mỗi lần uống là phải rượu thật ngon cơ nên con mua biếu bố cặp rượu này, mua ở Ca Li cũng rẻ hơn mua ở đây được mấy chục.
Từ ngày nó mua cho cặp rượu đến nay cũng đã đến hơn một tháng nhưng tôi vẫn cứ để ở trong tủ chứ chưa có dịp đụng tới, vì thú thực tuy thích rượu ngon thật nhưng tửu lượng tôi tệ lắm, bình thường mỗi bữa ăn chỉ một lon Bất oai dơ là cùng, hôm nào khát lắm mới làm tới hai lon, còn hễ “chơi” vào ba lon là thế nào cũng “quai tai” liền. Bia thì thế, còn rượu thì phải có bạn mới uống, không phải dân ghiền mà uống rượu một mình sao thấy nó không ngon các cụ ạ. Trong bài Khóc Bạn, cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa thật chí lý khi viết:
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua!
Hôm nay bà xã tôi đổ bánh khoọc cho cả nhà ăn, món quà này ngày còn ở Việt Nam các bà các cô đi chợ hay ăn lắm vì nó cũng khá ngon. Nhân cơ hội, tôi bảo bà xã:
- Để anh điện thoại mời mấy ông bạn tới thưởng thức món bánh khoọc của mình, chắc là họ thích lắm, vì ở bên này dễ gì mà được ăn món quà có tính “dân tộc” như thế chứ.
Nghe tôi nói vậy, bà ấy đồng ý ngay. Đàn bà mà càc cụ, bà nào lại chả thích khoe tài nấu nướng. Cứ khéo tâm lý và ngọt ngào một chút là cái gì cũng xong thôi, lợi dụng cơ hội tôi tán thêm:
- Nhưng mình cũng làm thêm vài món gì để nhậu nữa chứ, chả nhẽ mời mấy ông ấy đến chỉ để ăn bánh khoọc thôi hay sao"
Nghe nói thế, bà ắy liếc mắt nhìn tôi mỉm cười, biết ý tôi rồi đấy, vợ chồng lấy nhau đã mấy chục năm rồi còn gì nữa, thương quá đi thôi!
Hình như có lần tôi đã thưa với các vị, cái hội “nhậu nhẹt” của anh em chúng tôi chỉ có bốn người cùng là dân "Ho hen" (HO) với nhau, đại diện cho cả ba miền đất nước: Hai Bắc kỳ, một Trung kỳ, người "Huể" và một Nam kỳ gốc Bến Tre. Mới đây lại có thêm một mem bờ (member) nữa, ông này vốn là người ngoại quốc và mặc dầu sống ở Việt Nam đã mấy đời mà khi nói tiếng Việt cũng vẫn cứ còn lơ lớ, nhất là khi phát âm chữ “đờ” thì lại cứ như là chữ “lờ”, “Đồn” thì lại bảo là...! Ông này người Tầu các cụ ạ, Tầu Hồng Kông bên hông... Chợ Lớn. Thế là hội chúng tôi bây giờ lên tới 5 người.
Thế là tôi có dịp để khui chai Remy Martin. Luận về ăn cụ Tản Đà đã viết: “Thức ăn ngon, chỗ ăn ngon, người ăn không ngon, không ngon”, còn tôi thì đã có đủ cả ba thứ ngon: Rượu ngon, đồ nhắm ngon, bạn bè cùng ăn ngon thế thì ăn không ngon sao được chứ" Sau vài tuần rượu, có lẽ đã hơi ngà ngà, cũng tại ông người Trung mà chúng tôi đặt cho cái ních nêm (nick name) là ông "Huể" khai hỏa phát súng đầu tiên, ông ấy bảo:
- Răng hè, răng cái anh nhà “văng” này viết cái gì mà ba phại hè" Như cái bài “Tình... Tiền” đăng trên báo độ nào ấy, khi thì cho tiền là quan trọng, lúc lại bảo tình là quan trọng, chứ anh có lập trường chi mô"
Tuy là chơi thân với nhau và thường là trong các buổi nhậu nhẹt hễ có ông này thì thế nào cũng có ông kia, vậy mà không hiểu sao ông "Huể" và ông Bắc kỳ Hố “Lai” luôn luôn có lập trường đối chọi lẫn nhau. Vừa mới nghe ông Huể bảo tôi viết ba phải là ông Hố “Lai” nổ lại liền (anh em chúng tôi thường gọi đùa nhau như thế, Bắc kỳ Hố Nai thì kêu là ông Hố “Lai”, ông người Huế kêu là ông "Huể" (dấu hỏi), ông người Bến Tre kêu là ông Bến “Te”, ông hội viên mới người Hoa thì kêu là chủ "tịt Mao”, còn tôi thì các ông ấy gọi là nhà “văng” và ai nấy đều vui vẻ chấp nhận):
- Ông nhà “văng” ông ấy mới chỉ ghi lại ý kiến của người khác thôi chứ đã phát biểu gì đâu mà ông bảo là không có lập trường" Thế tôi hỏi ông, cá nhân ông thì ông cho tiền là quan trọng hay tình là quan trọng nào"
- Răng mà tình lại quan trọng hơn tiền được chứ" Không có tiền đói chết nhăn răng!
Ông Hố “Lai” lý sự:
- Tôi cho là cả tình lẫn tiền đều quan trọng, không có tiền đói chết nhăn răng còn không có tình thì đời lại tối mò mò như đêm Ba Mươi. Tiền nhiều mà làm gì chứ, nhắm mắt suôi tay cũng ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ có tình, chỉ có những mối tình đẹp mới còn sống mãi với thời gian thôi.
Coi bộ không đồng ý với ông Hố “Lai” nên ông Bến “Te” nhảy vào cuộc:
- Đúng, chỉ có những mối tình đẹp mới sống mãi với thời gian. Nhưng tôi hỏi ông Hố “Lai” chứ trên đời này ông đếm trên đầu ngón tay được bao nhiêu mối tình đẹp sống mãi với thời gian nào" Còn nếu như ông rách như cái sơ mướp thì có “mối tình” nào đến với ông không hử" Người ta lấy tiền mua tình chứ có ai lấy tình mua tiền bao giờ"
Thấy có đồng minh, ông "Huể" như phấn chấn hẳn lên, ông ấy nhìn ông Hố “Lai” cười cười nói kháy:
- Răng không" Mấy người “chị em ta” không lấy tình mua tiền là gì nào" Coi TV thỉnh thoảng cũng gặp một “sô” có những kiều nữ cởi tuốt tuồn tuột chỉ còn che hai tí vải ở trên và 1 tí vải ở dưới thôi, các nàng ra sân khấu nhảy loạn cào cào làm đám khách mày râu ngồi coi ở dưới khoái chí tử, thế là các chàng thi nhau nhét Đô La vào mấy mảnh vải nhỏ xíu ấy cho các nàng. Thế không gọi là lấy tình mua tiền thì còn gọi là gì nữa" Cứ như ông Hố “Lai” thì sức ông bây giờ còn chịu được cho mấy người chị em ta mua được mấy phút hả"
Coi bộ nói không lại hai ông "Huể" và Bến “Te” nên ông Hố “Lai” trả lời xụi lơ:
- Được mấy phút thì cứ thử rồi mới biết, coi chừng “gừng càng già càng cay” đấy!
Chủ "tịt Mao” từ nãy đến giờ cứ cầm ly lên lại đặt ly xuống, coi bộ cũng nóng gáy lắm rồi đây, thế cho nên ông Hố “Lai” vừa dứt lời là chủ tịt vội phát biểu liền:
- Hầy à, cái lầy ông “Huể” và ông Bến “Te” đều có lý lớ, cứ có nhiều tiền là muốn cái gì cũng lược lớ, nhà lầu xe hơi, vợ lẹp con khôn lớ. Thế các ông không nhớ cách lây mấy tháng trên TV có chiếu một anh chàng nhà giầu lớ, kén vợ bằng cách ngồi coi mấy chục cô kiều nữ li vòng vòng cho anh chấm liểm lớ, cuối cùng anh chọn lược một cô lấy làm vợ, có quan tòa chứng giám làng hoàng lớ, tuy là cuộc tình kéo dài không khỏi tuần trăng mật lớ. Hầy à, ngay lến các bậc chân tu, muốn có nhà thờ to, muốn có chùa lẹp, muốn tô tượng, muốn lúc chuông cũng cần phải có nhiều tiền lớ, không có tiền là không làm lược cái gì lớ.

Cũng định là để mặc cho các ông ấy tranh luận, mình chỉ đóng vai “dựa cột mà nghe” rồi ghi chép lại thôi, không ngờ ông Hố “Lai” từ trước đến nay vẫn được tiếng là tay ăn nói, thế mà hôm nay lại để cho mấy ông kia dồn vào chân tường, sắp bị phọt phe đến nơi. Tự ái dân tộc nổi lên, tôi nhảy vào cứu bồ vì dù sao tôi với ông Hố “Lai” cũng là dân "Bắc Kỳ quốc" với nhau:
- Tiền là cần thiết thì ai cũng biết rồi, có điều coi trọng nó quá thì cũng không nên đâu. Thế các cụ không nhớ một câu nói bất hủ: “Tiền là một tên đầy tớ tốt nhưng lại là một ông chủ xấu” hay sao" Cứ đội nó lên đầu, cứ nhắm mắt cắm đầu chạy theo nó thì có ngày nó làm cho mình mất hết liêm sỉ, thân bại danh liệt.
Như được hà hơi tiếp sức, ông Hố “Lai” đang xụi lơ sắp phải “phơi áo” đầu hàng đến nơi chợt lấy lại được phong độ, ông ấy nhìn ba ông kia gật gù:
- Đấy, đấy cứ bảo nhà “văng” người ta ba phải, không có lập trường nữa đi. Thế trong ba ông đã có ông nào đọc Thánh Kinh chưa" Nếu chưa thì về kiếm Thánh Kinh mà đọc đi, trong Thánh Kinh Chúa cũng có nói đấy: “Người giầu vào được nước Thiên Đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim” nữa đấy. Cứ ở đấy mà cho tiền là quan trọng đi, phàm đã là con người thì phải có cái “Tình”, người mà không có tình thì có khác gì một khúc gỗ mục.
Vừa như đồng ý, lại cũng vừa như không đồng ý với những lập luận xem như vô cùng vững chắc của tôi và của ông Hố “Lai”, Ông Bến “Te” chậm rãi nói như tâm sự:
- Đã đành là như thế, nhưng ở đây mình mới chỉ bàn đến sự quan trọng của đồng tiền thôi chứ chưa nói đến cách phải sử dụng đồng tiền như thế nào. Giầu mà biển lận, tham lam, keo bẩn mới khó vào nước Thiên Đàng, chứ giầu mà có lòng nhân từ, bác ái, biết giúp đỡ người nghèo khổ thì lại khác chứ. Chúa không có nói giầu thì không vào được nước Thiên Đàng mà Chúa chỉ nói người giầu “khó” vào nước Thiên Đàng thôi...
Ông Bến “Te” còn đang định nói tiếp thí Chủ "tịt Mao” đã vội nói chen vô:
- Hầy à, ông Bến “Te” nói lúng, mình không có bàn tới cách phải sử dụng lồng tiền như thế nào lớ. Mà nị có muốn sử dụng nó cách nào li nữa thì liều tiên quyết là nị cũng phải có tiền trước lã lớ. Thí dụ khi người ta lói thì người ta cần nị cho người ta ăn chứ người ta không cần nị cho người ta lời khuyên lớ. Lồng bào bị bão lụt ở Việt nam cần nị cho tiền, cho thực phẩm, cho quần áo chứ không cần nị cho “Tình” hay là cho những lời lạo lức lỗ miệng lớ. Ngộ nói lồng tiền nó quan trọng là quan trọng như vậy ló. Hầy à, ngộ tuy là người Việt gốc Hoa lớ, nhưng mà ngộ cũng biết lược nhiều câu nói của Việt Nam ta lớ. Thí dụ như:
Có tiền mua tiên cũng lược!
Lồng tiền liền khúc ruột!
Mạnh vì gạo bạo vì tiền!
Nén bạc lâm toạc tờ giấy!
Gần lây người ta còn bảo: “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già” nữa lớ.
Chả trách anh em đặt cho ông ta cái hỗn danh là Chủ "tịt Mao” cũng đúng, mồm mép ra phết. Nếu không bàn tới cách phải sử dụng đồng tiền như thế nào thì lý luận như các ông "Huể", Bến “Te” và chủ “tịt Mao” là đúng quá rồi, nhưng ông Hố “Lai” cũng còn cố vớt vát:
- Giả thử như tôi có tiền, có thật nhiều tiền nhưng nếu tôi không có cái “Tình” thì anh đói kệ anh, anh chết kệ anh, tôi có cho anh khối ra đấy. Tôi cứ khô như đá, lạnh như đồng, tôi cứ ôm chặt lấy đồng tiền của tôi thì anh làm gì được tôi nào"
- Hầy à, thì lã bảo là mình chưa bàn tới cách phải sử dụng lồng tiền như thế nào mà. Còn nếu anh giầu mà anh cứ ôm chặt lấy lồng tiền của anh, ai lói mặc ai, ai rét mặc ai thì anh có còn là con người nữa không hả" Hay là anh chỉ còn là một khúc gỗ mục" Nhưng mà muốn nói gì thì nói, dù cái “Khối tình” của anh có to mấy li nữa, anh có muốn giúp lỡ người ta mấy li nữa mà anh nghèo xác nghèo xơ thì anh cũng chả làm lược gì lớ. Ngộ nói như thế thì ông Hố “Lai” có lồng ý với ngộ không nào"
Nhận thấy dù có cố tình đứng về phe ông Hố “Lai” thì cũng không thể xoay chuyển “thời cuộc” được, vì ba ông "Huể", Bến “Te” và Chủ “tịt Mao” họ đã có những lý luận vững chắc quá đi, nhưng không lẽ mình lại im lặng chịu thua sao, tôi mới khề khà bảo:
- Thôi thì cứ cho “Tiền” là quan trọng đi nhưng mà cũng không thể thiếu cái “Tình” được, cái nọ bổ túc cho cái kia. Còn bây giờ thì xin mời các ông tiếp tục gắp đi cho, cứ tranh luận mãi để thức ăn nguội mất cả.
Ý tôi là muốn đánh bùn qua ao, xí xóa không cho cái nào quan trong hơn cái nào, nhưng cái nhà ông "Huể" lại không chịu, ông ấy nhìn tôi cười cười hỏi:
- Răng hè, răng cái anh nhà “văng” này lại bảo “Cứ cho tiền là quan trọng đi”, thế ra ảnh cũng chưa hoàn toàn đồng ý với mình đâu" Không biết mấy món nhậu này chị ấy có phải dùng tiền để mua không hè" Chai “sương mù” này có phải dùng tiền để mua không hè" Hay nó tự động chạy vào bàn cho mình nhậu hè"
Dĩ nhiên là phải dùng tiền để mua rồi, chứ tự nó chạy vào bàn cho mình nhậu thế nào được. Biết là không thể cãi lại mấy ông ấy, ví lý luận của họ sắc bén quá mà, tôi nhìn ông Hố “Lai” như có ý phân bua: Đấy tôi đã bênh vực ông hết mình, nhưng cái gì đúng thì rút cục cũng phải nhận nó là đúng thôi, có muốn cãi chầy cãi cối cũng không được. Việc khó đến đâu cứ lấy “Tiền” mà rẫy, cứ có cái thủ tục “đầu tiên” thì cũng trở thành dễ, các cụ ta đã chả bảo “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” là gì. Từ đấy cho đến hết bữa nhậu chúng tôi chỉ nói toàn chuyện trời nắng, trời mưa chứ không ai đả động gì đến chuyện tiền nong nữa, vì hầu như mọi người đều đồng ý rằng: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, không có tiền thì dù “Muốn” cách mấy cũng chẳng làm quái gì được!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

Bạo vì Tiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.