Hôm nay,  

Biển Đông: Thi Lang Thang

6/30/201100:00:00(View: 10497)

Biển Đông: Thi Lang Thang

Nguyễn Xuân Nghĩa

chien_ham_vajra-large-contentCon tầu đồng nát Varyag trước khi thành "tầu sân bay Thi Lang" của Trung Quốc.

Ngỡ rằng đồ thật hoá đồ chơi!....

Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.
Chẳng là cuối tuần qua, sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” - xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưởng họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!
Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tầu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.
Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh"
Trong khi chờ đợi thì hãy nghĩ đến truyện… “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Trung Hoa. Rất khôi hài ảm đạm!
***
Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov.
Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Đến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng - vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử!
Khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang chia của cho các nước Cộng hoà tách khỏi liên bang, chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine - như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng vì bị tháo gỡ đem bán lẻ. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998.
Đấy là lúc các đấng con trời đỏ xuất hiện. Dưới dạng con buôn Hong Kong, của một hãng lữ hành.
Họ nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tầu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải. Chẳng sao, năm đó Thiên triều đang chuẩn bị việc Macao “hồi quy cố quốc”. Cho nên lý do chính thức là kéo chiếc Varyag vô hồn này về làm sòng bạc nổi trên mặt nước!
Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tầu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm.
Họ phải thuê một hãng Hoà Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng 16 tháng trong Hắc hải qua vịnh Bosphorus rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tầu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi Châu mới về đến Châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí.
Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Đại Liên.
Nơi đây, chiến hạm Varyag - sản phẩm thuộc diện đồng nát của Liên Xô thời tàn lụi, thuộc diện phế thài của xứ Ukraine thời khủng hoảng – bắt đầu thoát xác. Nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc với tên mới là Thi Lang, tên của viên Đô đốc đã “giải phóng” Đài Loan vào thời Mãn Thanh. Mất 10 năm tròn cho việc đỏ da thắm thịt này!
Bây giờ, Trung Quốc có đồ chơi mới, nên hăm Mỹ là coi chừng phỏng tay!
***
Nói về việc thành hình một hàng không mẫu hạm, người ta nhớ trước tiên đến chữ "mẫu hạm".
Một chiến hạm đầu đàn, chung quanh trên dưới còn rất nhiều võ khí quái dị khác để bảo vệ và khai trển sức mạnh. Khi ra khơi thì đó là một đội quân hoàn chỉnh ngoài đại dương. Sau đấy mới là một sân bay ngoài biển, để phóng ra và thu vào các chiến đấu cơ có cánh cố định – không phải cánh xoay như trực thăng.
Một tập hợp như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện phối hợp về tổ chức, kỹ thuật, liên lạc, kiểm soát rất phức tạp. Phải mất nhiều thế hệ thiết kế và huấn luyện mới xong.
Cho tới nay, những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về chiếc Thi Lang uy dũng này vẫn cho thấy nhiều của nợ ngổn ngang trên sàn bay. Còn việc máy bay lên xuống ra sao thì chưa ai biết… Dù sao, nếu cứ có động cơ để chạy ra chạy vào được vài cây số thì cũng đã là một thắng lợi vĩ đại.

Ngẫu nhiên sao, năm nay Hoa Kỳ lại kỷ niệm 100 năm ngày hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình! Và các hàng không mẫu hạm thời nay của Mỹ đều sử dụng năng lượng siêu hạng: hai chục năm mới phải một lần… xạc bình điện!
Phần mình, sau 90 năm của đảng Cộng sản, từ thời “lập quốc” cách nay một vòng hoa giáp 60 năm, quân đội Trung Quốc chủ yếu là một lực lượng lục quân. Chiến pháp xứ này là lấy lượng làm phẩm, lấy quân số làm ưu thế - để trấn áp bên trong! Lục quân Trung Quốc ngày nay vẫn có chừng một triệu 600 ngàn lính, có trang bị áo quần súng ống đầy đủ. Đông lắm, nuôi không xuể, nhưng vẫn hát khúc quân hành cho vui vì là một đội quân cổ điển với võ khí lỗi thời. Mà vẫn vô dụng, vì khi hữu sự bên trong, xứ này vẫn cần tới công an võ trang, cảnh sát đặc biệt, v.v…
Hơn 700 ngàn nhân mạng chứ không ít.
Năm qua, việc ngân sách “nội an” cũng cao bằng ngân sách quốc phòng cho thấy ưu tiên của lãnh đạo: dẹp loạn bên trong hơn là bành trướng ra ngoài!
Không quân và Hải quân là những quân chủng mới chỉ được Bắc Kinh cho hiện đại hoá từ vài chục năm trở lại. Và hiện đại hóa với võ khí thụ đắc của Liên Xô trên đỉnh cao Xô viết, tức là khi xứ này bắt đầu tan rã hơn hai chục năm về trước! Binh đội của hai quân chủng này chưa tới 600 ngàn lính, còn thua lực lượng nội an. Siêu cường đại bá chưa có khả năng “giải phóng” – một định nghĩa khác của chữ “chiếm đóng” - bất cứ xứ nào nằm ngoài lãnh thổ cố hữu của họ. Muốn tái diễn một cuộc chiến tranh Triều Tiên với chiến thuật biển người thì chỉ can tội… sát sinh: Bắc Kinh rất hiểu điều ấy từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 khi Hoa Kỳ không tập và diệt gọn các sư đoàn ưu binh của Saddam Hussein.
Năm đó, Tư lệnh Quân đội Giải phóng là Đô đốc Lưu Hoa Thanh vào tâu với Đặng Tiểu Bình: "Thưa lão đồng chí, Trung Quốc từ nay không còn hệ thống phòng thủ nữa!" Chứng cớ ông trình lên là những hình ảnh về trận "Bão Sa Mạc" của Hoa Kỳ tại Iraq, do hệ thống truyền hình CNN phổ biến!...
Nhưng sức mạnh nào chỉ có quân số, vì còn phải nói đến võ khí và kỹ thuật chiến tranh nữa chứ"
Thưa vâng: ngày nay, hơn 70% võ khí Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào đồ nghề cổ lỗ của Nga sản xuất từ thời Xô viết, phần còn lại là học lóm, là ăn cắp và đôi khi còn bị cấy sinh tử phù khi đi ăn cắp mà không biết! Cho đến nay, giấc mơ đại cường hải dương của xứ này mới chỉ thành hình với hai chiến hạm duy nhất có khả năng viễn duyên và quả nhiên là năm ngoái đã… dám đi tuần tra ngoài khơi Somalia để cùng thế giới tham gia tiễu trừ hải tặc.
Bây giờ ta lại có Thi Lang!
Việt Nam chúng ta sẽ rất lầm khi dựa vào Hoa Kỳ để khiêu khích Trung Quốc, như Bắc Kinh ám chỉ. Nhưng Trung Quốc sẽ rất lầm nếu đòi dằn mặt nước Mỹ để thu gọn Đông Nam Á vào trong túi.
Hãy nói về tương quan hai xứ đó: Hoa Kỳ và Trung Quốc có lãnh thổ tương tự, gần 10 triệu cây số vuông. Nhưng, Trung Quốc hơn Mỹ nhờ dân số nên… phải nuôi nhiều hơn Mỹ khoảng một tỷ người trên cùng một diện tích. Chỉ nội khái niệm “phải nuôi” ấy cũng là điều đáng kể. Hoa Kỳ có dân số hơn 300 triệu mà không bao giờ có chữ “nuôi dân”: người dân tự nuôi lấy mình và còn sản xuất dư thừa nông sản lương thực để nuôi xứ khác. Trung Quốc có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích tương đương mà đất khả canh thì hẹp và chưa bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Vặt mũi bỏ mồm là động tác truyền thống.
Làm sao đòi dọa nạt một quốc gia có truyền thống hải dương từ thời lập quốc và nay vẫn là siêu cường quân sự toàn cầu"
Bây giờ, chuyện dẹp êm nội loạn chưa xong, Trung Quốc còn đòi chinh phục thiên hạ! Bắc Kinh chỉ có thể uy hiếp Hà Nội và mua chuộc đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Vì sao không kín đáo thi hành việc đó như họ đã từng làm từ hai chục năm nay" Vì sao lại hung hăng dọa nạt và còn muốn cho Hoa Kỳ phỏng tay" Vì ta sắp có tầu sân bay"
Đúng là dịp may hy hữu cho Việt Nam tỉnh ngộ.

Reader's Comment
7/9/201110:18:24
Guest
Đậu tui tự hỏi có lúc nào đó tầu tuần dương hạm Thi lang nầy đang lang thang ngoài Đông hải , bất chợt vướng phải đá ngầm hoặc rạn san hô mà mắc cạn . Chắc lúc đó còn tệ hơn những tàu chiến cồng kềnh của quân Nam hán hoặc quân Nguyên Mông bị đâm phải cọc sắt trên sông Bạch đằng năm xưa mà tan tành xí quách , chắc thiên hạ trên tuyến đường hàng hải quanh đó được một phen dè bỉu và chê bai nhỉ ?
7/1/201101:53:02
Guest
Các cụ nói:"Cơm nhà, đồ vợ". Nghĩ ra mới hiểu người ta tại sao mắng nhau là đồ chó. Tàu sân bay của Chệt có lẽ không nên gọi là tàu lạ; cứ gọi chung là "đồ tàu".
6/30/201121:58:00
Guest
Đọc bài này vui quá. Nghiệm ra bấy lâu nay TQ gầm thét "con cọp giấy" mà đếch em nào ngán, JAPAN bắt giam Captain "ghe trưởng" TQ vì dám vi phạm hải phận, PHI đem Không/Hải lực ra bảo vệ dân họ ...chỉ thấy VN bộp chộp tham tiền nên bắt nạt hoài. Hải quân Mỹ chắc cũng cười nôn ruột cái về lon thiếc séc rẹc này mà TQ sơ phết lại rồi đem ra hù thiên hạ.
Rất hay. Cám ơn bác Xuân Nghĩa.
6/30/201118:12:28
Guest
Đọc bài viết của ông NXN thật là thâm, là thấm, mà không nhịn cười được nữa chứ. Bái phục lối viết của tác giả, bái phục!
7/3/201102:29:45
Guest
Quá Hay! hay ở chổ là vừa đọc vừa cười, mà cười thầm chứ không dám cười to, lở bọn Tàu Chệt nghe được cười theo thì chết tôi.
7/2/201123:39:49
Guest
theo tôi biết [ trung cộng ] đang chơi trò hù thiên hạ , như thời liên xô .từ lúc chiến tranh đệ nhị thế chiến chấm
dứt [ liên xô ] và [ hoa kỳ ] chạy đua vủ khí [ từ tàu chiến trên mặt nước ] [ đến tàu submarine ] [ máy bay chiến
đấu cơ ] vân..vân . hai nước chạy đua đến 1987 thì [ liên xô ] hết tiền họ biết vệ tinh của mỹ vẩn theo và chụp
hình những nơi quan trọng của quân đội họ .cho nên họ mới nghĩ ra một cách để hù [ mỹ ] liên xô cho chế tạo
những chiếc máy bay chiến đấu cơ bằng bông bóng từ xa hoặc từ trên cao độ nhìn xuống rất là giống [ y ] như
thật .liên xô xây rất là nhiều phi trường quân sự giả chiến và họ cho máy bay thật đậu chung với máy bay giả
thí dụ 20 chiếc máy bay thật , thì trong đó có tới 100 chiếc máy bay bằng bông bóng .làm cho mỹ cứ tưởng là
liên xô nhiều máy bay chiến đấu và tàu chiến .sao khi liên xô [ sụp ] thì chuyện máy bay giả làm bằng bông bóng
mới [ xì ra ] chiếc tàu hạm [ thi lang thang ] này sửa thành sòng bài khách sạn còn có thể tạm okay , nhưng khi
lên chơi phải đeo theo áo phao hoặc khi ngủ phải đeo áo phao mà ngủ khg thôi sẽ bị chết chìm lúc nào khg hay .
con tàu [ MA ] này sửa lại thành sòng bài sợ còn chưa an toàn nửa nói chi là sửa lại thành hạm đội , con tàu MA
này có bề ngoài thôi .còn chiếc máy bay tàn hình mà mấy tháng trước TRUNG CỘNG đưa ra cho thế giới thấy .
chiếc máy bay đó ,cái đầu thì ăn cấp của khg quân hoa kỳ f22 ,còn cánh thì ăn cấp của khg quân [ anh quốc ]
còn cái đuôi thì của liên xô . chiếc đó mà tàn hình gì nổi [ TÀN LỤI ] thì có ,nói chung TRUNG CỘNG đang hù thiên hạ .chỉ có campuchia lào miến điện cuba việt nam và mấy nước bên phi châu thì tin là máy bay tàn hình .
còn mỹ và những nước văn minh họ cười cái đám cao cấp của trung cộng chắc bị đức dây thần kinh hết rồi .
7/3/201123:32:19
Guest
trung quoc chi co' cai vo? khong. da'nh no' mot cai, no' chay dai dai. vietnam vung len, vietnam vung len, vietnam vung len, vietnam vung len.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ vài ngày sau nghị hội đưa ra quyết định gây sự chú ý và tranh cãi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), được cho là dường như để cấm Tống Thống Joe Biden và các chính khách Công Giáo cấp tiến không được phép rước lễ, Hội Đồng đã lập tức đưa ra lời đính chính về điều này, trong đó bản công bố mới ghi rõ là "không mang tính chất kỷ luật cũng như nhắm vào bất cứ một cá nhân hay giới nào". (*)
ECONOMICS Khủng hoảng kinh tế có 2 hình thức: khủng hoảng cung cầu và khủng hoảng tài chánh. Khủng hoảng cung cầu do chiến tranh hoặc thiên tai (hạn hán, động đất, dịch bệnh,v.v…) khiến hãng xưởng bị tàn phá, mùa màng bị thất thu. Hàng hóa không cung cấp đủ cho nhu cầu nên cơ bắp của nền kinh tế trở nên yếu đuối bại hoại. Khủng hoảng tài chánh do nơi tiền và bao gồm bong bóng, lạm phát, nợ trong nước, nợ ngoài nước và khủng hoảng ngân hàng. Tiền như máu huyết trong cơ thể nên khi nghẽn mạch máu - tức là dòng tiền bị đứt lưu thông - thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tiền một khi được cởi trói (financial liberalization) sẽ tự do chảy tìm ngõ ngách kiếm lời. Nguồn tiền nếu dồi dào (tiền đầu tư từ nước ngoài, hoặc một mối đầu tư mới hấp dẫn thu hút tiền vào) sẽ thôi thúc giới kinh doanh hám lợi mà trở nên liều lĩnh, cẩu thả rồi dẫn đến thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và bong bóng. Trường hợp các ngân hàng hay công ty tài chánh cho vay nhiều nợ xấu đến lúc phải ngừng cho vay,
Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp? Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời. Nó là hình dạng của hầu hết các vì sao: Hình cầu.
Báo chí tự phong “cách mạng” của Cộng sản ở Việt Nam đã hiện nguyên hình là cái loa tuyên truyền cho đảng để phủ nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của dân. Việc này đã, một lần nữa, được chứng minh vào dịp kỷ niệm 96 năm của điều gọi là “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/-1925 – 21/6/2021). Ngày 21/6 được chọn để đánh dấu việc ông Hồ Chí Minh đã một mình thành lập và biên tập Báo Thanh niên - cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên - tại Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Sartre là con người hoài nghi muôn thuở nổi trôi giữa hai cực Hiên Hữu và Hư Vô- L'Être et Le Néant. Chủ thuyết Existentialisme của Jean Paul Sartre là hiện thân của nước Pháp và Châu Âu ở hậu bán thế kỷ thứ XX. Charles De Gaule có lý khi ông bảo Sartre là nước Pháp- "Sartre, c'est la France"./.
Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.
Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”
Hôm nay tôi và quý vị là người được đón nhận ngày lễ quốc gia đầu tiên để ghi nhớ ngày Juneteenth. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào lịch sử để ôn và tìm hiểu thêm về ngày này và hi vọng từ đó chúng ta sẽ có những bài học sẽ làm cho cuộc sống ta thêm phần ý nghĩa về tình người cũng như đạo đức.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Biden và Putin được báo chí quốc tế quan tâm và tin tức về cuộc họp này được loan tải rộng rãi. Phần tóm lược sau dựa vào các bản tin và bình luận của các cơ quan truyên thông Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc về cuộc họp này.
Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.