Hôm nay,  

Phải Lòng Người ‘Không Dưng’ Mà Lại Còn Cùng Họ

08/04/201100:00:00(Xem: 9430)
Phải Lòng Người ‘Không Dưng’ Mà Lại Còn Cùng Họ

Trangđài Glassey-Trầnguyễn
phải lòng
Ngay từ trước khi gặp mặt, tôi đã biết mình sẽ phải lòng ‘người ấy.’ Khi gặp rồi, thì mới biết cái kinh nghiệm phải lòng kia nó vượt quá cái giới hạn chữ nghĩa và tầm hiểu biết của tôi đến nhường nào.
Vậy như thế nào là phải lòng một người"
Có phải là khi cách mặt chưa đầy một phút thì đã nhớ" Hay đi xa chưa được nửa giờ đã mong" Chỉ một cái hắt hơi của ‘người ấy’ thì cũng làm cho tôi xốn xang cả người" Và một nụ cười nửa môi của ai kia cũng làm cho đời tôi rạng rỡ"
Tôi chăm chú ngắm nhìn ‘người ấy’ của tôi cả ngày cả đêm mà không chán. Cái cánh mũi con con phập phồng. Cái đôi môi hồng hồng xinh xắn. Đôi mắt trong sáng, linh động, vô ưu. Ngay cả những nụ cười bất phản thân và những cái chau mày vô cớ của ‘người ấy’ cũng làm lòng tôi khấp khởi hay đắn đo.
Tôi tận hưởng những giây phút bên ‘người ấy’ của mình. Tôi thích nằm dài bên ‘người ấy’ trong lúc mệt mỏi, nghe ‘người ấy’ thở khì khò trong giấc ngủ sâu, nghe ‘người ấy’ rền mỗi khi vươn vai duỗi chân. Tôi thích nắm đôi tay nhỏ nhắn của ‘người ấy,’ vuốt ve những ngón tay xinh xinh, hôn mãi lên đôi má bầu bĩnh đến chết người kia. Ôi, còn hai cái đồng điếu duyên ơi là duyên mỗi bận khóc cười – sao lại làm cho tôi phải chết mê chết mệt đến như vậy!
Tôi thích nghe ‘người ấy’ chép miệng đánh chốc sau những lần no nê. Tôi mê những cử động vô hướng của ‘người ấy,’ tay giơ quá đầu khi ngủ, tứ chi thiếu tự chủ, cơ bắp còn thanh tân. Tôi lụy cái bình an của ‘người ấy,’ hình như nét mặt thiên thần ấy chẳng bao giờ thoáng suy tư. Tôi chấp nhận ‘người ấy’ một cách hoàn toàn và vô điều kiện: chấp nhận cái thơm tho của ‘người ấy’ lẫn những lần mồ hôi hăng hăng nấp trong kẽ da.
Và tôi thích nghe mãi những âm thanh bí mật phát đi từ ‘người ấy,’ dù tôi không tài nào giải mã được những đợt sóng âm ấy. Tôi yêu tất cả mọi điều thuộc về ‘người ấy’ – những gì thật đáng yêu, và cả những gì đòi hỏi thật nhiều kiên nhẫn và sự chịu đựng.
‘không dưng’
Lần đầu tiên nghe ‘người ấy’ cất tiếng khóc, chồng tôi đã biết anh ấy sẽ không cách gì cưỡng được mối tình của tôi với ‘người ấy.’ Chồng tôi bảo, “Anh bắt đầu ghen rồi đấy!” Mà bao nhiêu năm nay, anh ung dung tự tại, có bao giờ phải lo nghĩ chuyện ghen tuông gì đâu! Thế mới biết uy lực của ‘người ấy’ đối với vợ chồng chúng tôi to lớn đến nhường nào. Rồi như chuyện phải đến, anh cũng mon men bắt chước tôi, cũng phải lòng ‘người ấy.’
Từ ngày ‘người ấy’ xuất hiện, cuộc sống của gia đình chúng tôi thay đổi hẳn. Tất cả mọi việc đều xoay quanh ‘người ấy.’ Cả thế giới là một mệnh đề phụ, còn cùng đích sống của chúng tôi là ‘người ấy.’ Tuy ghen, nhưng chồng tôi cũng yêu ‘người ấy’ không kém. Có lẽ đây là một mối tình ba người đẹp nhất trên đời, khi hai người yêu nhau cùng phải lòng một người thứ ba.
Công bằng mà nói, ‘người ấy’ cũng mếch tôi lắm. Ngay cả những hôm nóng nực, ‘người ấy’ vã mồ hôi như tắm, mà vẫn thích rút vào người tôi, tìm hơi. Khi đang khó chịu bực mình, nhưng nghe tiếng tôi văng vẳng trong phòng, thì người ấy vui vẻ lại ngay. Mỗi khi tôi ghé môi hôn lên má, thì ‘người ấy’ đáp lại nụ hôn của tôi bằng một nụ cười khẽ trong giấc ngủ êm.

Trước nay, người ta chỉ nói đến chuyện phải lòng người dưng, nhưng quên nói đến chuyện phải lòng người ‘không dưng,’ phải lòng người ruột thịt. ‘Người ấy’ tuy mới bước vào cuộc đời tôi, nhưng tôi cảm thấy như đã quen thuộc tự thưở nào, như một người thân mà tôi hằng thương quý. ‘Người ấy’ và tôi như đã có duyên với nhau từ kiếp trước. Một cái hạnh của Trời cho. Một tiền trí của hiện thực, một hừng sáng của ngày mai.
‘Người ấy’ quả thật ‘không dưng’ mà đến trong đời tôi, như một phép lạ siêu phàm. Một phép lạ mà tuy tôi được dự phần chính thức và đóng vai trò chủ động, vẫn cảm thấy như một thực tế ngoài sức hiểu biết của mình. Trong từng hơi thở của ‘người ấy’ ẩn chứa một huyền nhiệm thiêng liêng mà tôi không lý giải được. Mỗi giây phút cảm nhận sự hiện hữu của ‘người ấy’ làm cho tôi thăng hoa, hoan lạc.
‘Người ấy’ không dưng làm cho tôi quá đỗi hạnh phúc. Và quả thật, trước khi có ‘người ấy,’ tôi chưa bao giờ biết hạnh phúc tột đỉnh có thể đơn giản đến như thế, có thể ngọt ngào, vô biên đến thế. Ai lại có thể ngờ một sự đổi đời toàn vẹn đến vậy"
cùng họ
‘Người ấy’ cùng họ với tôi, cái họ có dấu gạch nối ở giữa, nửa của chồng, nửa của tôi. Bây giờ, đã là người ở giữa chúng tôi, ‘người ấy’ như thực thể hóa cái gạch nối trong cái họ kép của chúng tôi. Đã có một chiếc cầu thực sự, bằng xương bằng thịt, nối kết hai chúng tôi.
Chồng tôi nhắc tôi mới nhớ. ‘Người ấy’ là người đầu tiên trong ba chúng tôi chính thức mang cái họ kép ấy về mặt pháp lý. Vợ chồng chúng tôi vẫn còn đang trong quá trình làm giấy tờ để ghép họ, tuy chúng tôi đã sử dụng họ kép một cách bán chính thức ngay từ ngày đính hôn. Chúng tôi hoan hỉ khi ‘người ấy’ chính thức hóa cái dòng họ song sắc tộc mà vợ chồng tôi ươm trồng.
Trong những ngày đầu tiên này, ‘người ấy’ cần tôi lắm. Tôi chọn gác bỏ tất cả để tâng tiu, tíu tít với ‘người ấy’ cả ngày. Tôi rủ Mẹ tôi ngắm hai đồng điếu của ‘người ấy,’ mà tôi cho rằng có ‘phần vốn’ của Mẹ tôi. Tôi sẵn lòng hăng hái ăn tất cả những thức ăn quá béo và không hẳn hợp khẩu mà trước đây tôi không màng ăn, chỉ vì ‘người ấy.’ Đôi gò bồng đảo của tôi càng căng mạch sống, thì ‘người ấy’ của tôi càng hạnh phúc. Một quan hệ máu thịt mà chỉ khi thực sự bước vào, thì tôi mới hiểu nó thật tuyệt vời khôn tả dường bao.
‘Người ấy’ cùng họ với chúng tôi, nên được cả họ nhà tôi và nhà chồng yêu. Chúng tôi về nhà ở với Mẹ trong thời gian mới đón người ấy về, để Mẹ giúp chúng tôi một tay. Tôi lúc nào cũng hoan nghênh các anh chị em tôi thường xuyên ghé qua phòng, nựng nịu, hôn hít ‘người ấy.’ Bố Mẹ chồng tôi chưa chi đã cụ bị, chuẩn bị trước cả tháng để đi máy bay, vượt Đại Tây Dương và Mỹ Quốc để sang thăm ‘người ấy.’
Có hôm, Bố chồng tôi đi làm về, ngồi mãi bên máy điện toán để ngắm ‘người ấy’ qua mạng webcam. Hôm khác, Bố Mẹ chồng tôi vừa ngắm ‘người ấy’ ngủ, vừa hồ hởi hát những bài ru con tiếng Pháp của xứ đồng hồ và sôcôla. Mẹ chồng tôi có lần không dừng được, đã đưa tay sờ lên màn hình, ước chi được nựng ‘người ấy.’
Mà tôi có nựng ‘người ấy’ cả ngày cả đêm, thì cũng chẳng bao giờ thấy thỏa. Tôi biết mình đã ‘nghiện’ ‘người ấy’ rất nặng – một cơn nghiện của càn khôn. Rồi có những lúc hồn mình dạt dào một tình cảm ngút ngàn cho ‘người ấy,’ tôi ôm ‘người ấy’ vào lòng, thủ thỉ:
- Em bé ơi! Mẹ thương con nhất trên đời!
Viết cho “Mùa Xuân Đầu Tiên” của Cưng&Cưng. Riêng tặng những người-Mẹ-lần-thứ-nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.