Hôm nay,  

Và Người Trúng Giải Là....

28/02/201100:00:00(Xem: 11911)
Và Người Trúng Giải Là....

Nguyễn Xuân Nghĩa

Những ai sẽ lên Quang Minh Đỉnh của Hollywood"

Có những năm mà sinh hoạt điện ảnh vĩ đại nhất của Hoa Kỳ - và thế giới - bị thời sự kịch liệt lấn đất giành dân. Năm 2011 là một tiêu biểu!
Năm kia, lễ trao giải 2009 không bị thời sự xô đẩy mà bị kinh tế vùi dập nên quần chúng ngơ ngác như trẻ em mất Tết, và sự hào nhoáng diễm ảo hàng năm lại có vị tẻ nhạt.
Năm ngoái, vì lễ trao giải Academy Awards thứ 82 lại "đụng show" với Thế vận hội mùa Đông tại Vancouver nên phải lùi một tuần, rồi... đụng show khác: tờ mờ sáng mùng bảy tháng Ba, dân Iraq đội bom đi bầu, tới đêm khuya thì đã là hoàng hôn trên vòm trời Hollywood. Dân Mỹ chờ xem lễ trao giải tại sảnh đường Kodak.
Năm nay, kinh tế đã có vẻ khá, nhưng 24 giải Oscars còn bị thời sự đụng nặng hơn nữa!
Từ Trung Đông vào khu vực Trung Mỹ của Hoa Kỳ, ống kính truyền hình rượt đuổi các biến cố có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới và nước Mỹ. Tại Trung Đông, việc chính quyền - hay gia đình - Moammar Gaddafi cố bắn nhầu để cầm cự khiến chuyện Libya tiếp tục là thời sự nóng trên cả một khu vực Hồi giáo. Tại vùng Trung-Mỹ Mid-West của Hoa Kỳ, làn sóng chống đối và ủng hộ đặc quyền của các nghiệp đoàn công chức cũng là điểm nóng, bốc khói từ Wisconsin qua các tiểu bang khác.... Có khi còn lan vào sân khấu rạp Kodak Theater của Hollywood nếu có nghệ sĩ nhân đó phát biểu linh tinh ra ngoài nghệ thuật khiến nhiều người cau mặt.
Trong khung cảnh thời sự rối mù này, mấy chục triệu người lại rình xem mấy ngàn người tụ tập ở kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ sẽ làm những gì để lễ trao giải Oscar thứ 83 xứng đáng là biến cố trọng đại" Ai mặc áo gì đi với ai, diễn viên nào có trang phục đẹp nhất hay xấu nhất, và cuối cùng... "Giải Oscar năm nay được trao cho....." là những giây phút nghẹt thở trong năm.
Nước Mỹ thật tuyệt diệu khi nghệ thuật - mà thiên hạ lầm than ở nơi khác có thể coi là phù phiếm - vẫn có quyền sinh hoạt. Và sinh hoạt đó còn ảnh hưởng đến quan niệm về nghệ thuật của người khác sau này.
Nói về sinh hoạt ở tại chỗ, người ta sẽ mất hai giờ hâm nóng thảm đỏ; một tiếng rưỡi để nam thanh nữ tú bước từ cỗ xe bóng lộn qua tấm thảm bất tận, chung quanh là cả ngàn ống kính và cả trăm phóng viên săn hình và săn tiếng. Vào đến bên trong, mấy ngàn quan khách còn phải mất nửa tiếng thăm hỏi vẫy chào trước khi tiếng nhạc trỗi lên. Đấy là giây phút xuất hiện của các hoạt náo viên.
Năm nay, hai khuôn mặt mới nhận lời đảm nhiệm việc này là tài tử kiêm đạo diễn James Franco người Anh và nữ minh tinh Anne Hathaway người Mỹ. Trong ba tiếng rưỡi sau đó - mong là như vậy vì tờ báo chờ lên khuôn - mọi chuyện bên ngoài đều coi như pha, cho đến khi giải thưởng cuối cùng được thông báo: phim hay nhất trong năm 2010. Ngoài hai hoạt náo viên, có ba chục nghệ sĩ sẽ lần lượt lên thông báo kết quả - kể cả cụ Kirk Douglas sẽ chống gậy bước lên giới thiệu năm nữ diễn viên trong các vai phụ. Xen kẽ là các tiết mục nghệ thuật và cảm động nhất là hình ảnh tưởng niệm "người năm cũ" - những danh tài đã từ giã trong năm qua....
Cuối cùng, dư ba và dư vị của đêm trao giải Academy Awards thứ 83 vẫn còn: chụp hình lưu niệm hay quảng cáo và phát biểu cảm tưởng. Rồi từng cặp, từng nhóm sẽ lặng lễ tìm một chỗ riêng tư, để ăn mừng hoặc an ủi vỗ về....
Trước sau thì trong bảy tiếng đồng hồ - còn hơn cuộc tranh giải bóng bầu dục Super Bowl - phân nửa nước Mỹ và có khi phân nửa thế giới chỉ liếc vào màn ảnh.... Như vậy, làm sao tờ báo của chúng ta không thể không tường thuật chuyện này"
Chuyện cần tường thuật nhất là "sinh hoạt này hoàn toàn do tư nhân thực hiện"! Xin nhà nước đi chơi chỗ khác! Bỗng dưng thương cụ Phan Khôi hay bà Quách Thị Hồ và biết bao nghệ sĩ khác của chúng ta đã bị chính trị thúc ép.
***
Về thời sự, ông Xanh - Tạo hóa, ông Trời, Thượng đế, v.v... - còn chưa biết là sự thể sẽ ra sao:
Bao giờ lãnh tụ Moammar Gaddafi sẽ cuốn xéo khỏi Libya, để lại mấy ngàn xác chết hay mấy tỷ bạc" Các nước trong vùng, xứ nào sẽ lãnh giải dân chủ hóa mau lẹ và êm dịu nhất" Xứ nào sẽ loạn to"... Nhiều khi những người trong cuộc cũng còn chưa rõ.
Và tại Hoa Kỳ, trận đánh giữa các thế lực nghiệp đoàn công chức cùng đồng minh là đảng Dân Chủ sẽ xoay chuyển ra sao để tranh thủ lòng dân khi mà ai ai cũng nói đến nhu cầu phải giảm chi và chấm dứt chế độ đặc lợi"
Các nhà chiến lược gia hay bình luận gia đều theo dõi chuyện đó giữa những tin đồn làm nhiều người ù tai mờ mắt. Nhưng về nghệ thuật, người ta ung dung nhàn hạ hơn nhiều! Từ cuối năm ngoái, đã có bao nhiêu bài phê bình và dự đoán kết quả rồi....

Về thể thức thì cơ quan tổ chức lễ trao giải là Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ mời khoảng sáu ngàn người "trong nghề" chấm điểm các tác phẩm, diễn viên, nghệ sĩ hay thể loại hay nhất của năm trước. Trong ban giám khảo vĩ đại này, các diễn viên chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn một phần năm. Giải Oscar vì vậy là giải thưởng của dân trong nghề trao cho đồng nghiệp.
Và kết quả chấm điểm lại được trao riêng cho một tổ hợp giám định kế toán độc lập lo việc kiểm soát và xác nhận. Từ tám chục năm nay, hãng Price Waterhouse (sau nhiều lần sát nhập và sau cùng với Coopers Lybrand thì có tên rất dài là PricewaterhouseCoopers) là doanh nghiệp được trao cho nhiệm vụ nhức tim này.
Các phong bì niêm yết kết quả được bảo vệ còn kỹ hơn một kế hoạch đảo chánh! Lộ trình di chuyển kết quả cũng được bảo mật, để đảm bảo là đến đúng nơi đúng lúc mà vẫn kín như bưng! Phải cho các đảng phái chính trị học được nghệ thuật rất công khai mà bí mật này...
Năm ngoái, chuyện bầu bán tại Iraq có khi làm người dân thiệt mạng. Năm nay, cơn chấn động Trung Đông và những lá phiếu ngầm - ủng hộ hay chống đối bạo quyền - cũng có thể gây thảm kịch. Chứ chuyện bầu bán trong Hàn lâm viện Điện ảnh Mỹ để vinh danh các nghệ sĩ và tác phẩm thì chỉ gây vui buồn như nắng mưa, mà chẳng làm ai mất mạng!
Không, chẳng thể là chuyện nắng mưa nhất thời mà cũng còn là chuyện bạc triệu!
Quần chúng thưởng ngoạn có quyền bỏ phiếu - bằng cái bóp, mở ra để mua vé mua phim về xem. Kết quả ấy có khi lại khác với sự thẩm định của dân trong nghề là thành phần "giám khảo".
Lý tưởng là khi có sự đồng điệu, tác phẩm trúng giải cũng là cuốn phim ăn khách nhất. Mà như ngoài đời, lý tưởng vẫn là chuyện hiếm! Thí dụ gần nhất là phim "The Hurt Locker" được hầu hết mọi nhà phê bình đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất nhưng lại có số thu rất thấp và thua xa một tác phẩm bị hụt là "Avatar". Hai đạo diễn, một nữ một nam từng là phu phụ mà rồi chia tay, chẳng biết là họ an ủi nhau như thế nào, phần vụ này, xin quý độc giả tìm đọc ở trang khác!
Dù sao, sau khi trúng giải, tác phẩm sẽ được quần chúng nhìn lại và chiếu cố nên có thể nâng cao kết quả tài chánh. Một khía cạnh khác của chuyện thị trường và phim trường, thương mại và nghệ thuật.
***
Trở lại chuyện nghệ thuật - và khía cạnh chủ quan tất yếu của mọi người - năm nay, phim "The King's Speech" sẽ tung hoành.
Người Mỹ vốn có thiện cảm truyền thống với những gì xuất phát từ Anh quốc, tác phẩm, diễn viên và cả cách phát âm. Nhưng phim "The King's Speech" thì xứng đáng, đạo diễn Tomm Hooper cũng vậy và nam diễn viên Colin Firth cũng thế. Người viết hơi tiếc là phim "The Fighter" hay "The Black Swan" có thể lọt sổ, và tài tử Mark Wahlberg trong "The Fighter" còn không được tuyển.
Nhưng tiếc nhất là Annette Bening trong phim "The Kids Are All Right" có thể lại hụt, lần thứ ba. Hai lần trước thì bị cùng một diễn viên là Hillary Swank đoạt mất. Lần này thì có khi lại thua Natalie Portman trong "Black Swan". Chuyện hên xui may rủi của từng năm, từng mùa Oscar"
Khác với Hillary Swank, Natalie Portman và cả Mark Wahlberg trong những vai khổ luyện và đòi hỏi nhiều... bắp thịt, Anette Bening năm nay lại thủ một vai có nhiều não tính mà thật ra lại ít cơ hội diễn xuất. Một nữ bác sĩ đồng tính tại Los Angeles có sự ngờ về mối tình của mình thì làm sao diễn tả cao điệu bằng nàng ballerina Natalie Portman bị khủng hoảng tâm thần giữa hai ước nguyện xấu tốt"
Ngẫm lại, điện ảnh đòi hỏi nghệ sĩ nhiều chuyện quái đản lắm để nhập vai.
Phải làm cho mình xấu đi như Charlize Theron trong "Monster" hay Nicole Kidman trong "The Hours", mập khỏe tựa trâu cui như Robert de Niro trong "Raging Bull" hay Mark Wahlberg trong "The Fighter" năm nay. Nhiều khi còn phải là gái giả trai như Gwyneth Paltrow trong "Shakespeare in Love" hay trai giả gái như Robin Williams trong "Mrs. Doubtfire"...
Trong một thế giới nghệ thuật rất tai ngược từ cả chục năm nay, khiến người đẹp phải giấu sắđẹp đằng sau nét xù xì xấu xí, thì dù là diễn xuất cực hay, Anette Bening vẫn quá nuột nà trang nhã, Nên e rằng thì sẽ lại về không. Mới chỉ 52, nghệ sĩ này vẫn còn hy vọng. Nhưng các đạo diễn nên nhớ lại sự kiện này và tạo cho nàng một cơ hội khác!
Còn lại" Còn lại thì người viết rất nuối tiếc phim "True Grit" năm 1969 với John Wayne và tiếc cho anh em Joel và Ethan Cohen của "True Grit" mới: không hay bằng mà chẳng riêng gì vì nghệ thuật. Sự thật là nước Mỹ đã thay đổi, triết lý ngang tàng và hào hùng thời xưa đã được "thuần hóa". May lắm, cô bé Hailee Steinfield mới 14 tuổi có thể vượt đàn chị đễ lãnh giải diễn viên phụ hay nhất, nhưng làm sao thắng được Melissa Leo trong "The Fighter""
Bên nam giới, Geoffrey Rush có thể lãnh giải nam diễn viên phụ và hái về nửa tá giải thưởng cho phim "The King's Speech".... Năm nay, vua Anh được đăng quang trên đất Mỹ.
Bây giờ, tội gì mà ngồi đoán" Xin được khoanh tay thưởng ngoạn vì trên kia màn đã kéo lên....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.