Hôm nay,  

Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

10/02/201100:00:00(Xem: 11244)
Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

Nguyễn Xuân Nghĩa

Chính tà thiếu phân minh...
Tiếp theo bài "Em Bi tại Mi Na" trên cột báo này trong số ra ngày Thứ Tư mùng chín, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lực lượng "Huynh đệ Hồi giáo" hay Muslim Brotherhood - MB - đang có ảnh hưởng tại Ai Cập.
Xuất phát từ Ai Cập vào năm 1928 - năm sinh của Tổng thống Hosni Mubarak - lực lượng MB đã sớm vươn ra toàn cõi Trung Đông - Bắc Phi (Middle East - North Africa, gọi tắt là MENA).
Tại Syria, nhánh đấu tranh võ trang của Em Bi đã dựng cơ sở và lập thành tích từ Thế chiến II, rồi bị chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad truy nã kể từ năm 1982. Hafez al-Assad là thân phụ của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, triều đại của họ được dựng trên nghịch lý là sự thống trị của hệ phái Shia thiểu số trong một quốc gia đa số theo hệ phái Sunni. Nội chi tiết ấy cũng đáng chú ý và có thể giải thích vì sao Syria lại hợp tác với chế độ Iran, thuộc hệ phái Shia.
Sau khi mọc chân rết tại Syria rồi bị chặt, lực lượng Em Bi còn bung qua xứ Jordan của dòng vua Hashemite, nhưng với phương pháp đấu tranh chính trị và trở thành một chính đảng có ảnh hưởng. Lực lượng này cũng vào đất Palestine theo khuôn khổ đó và là thực thể kiểm soát được cả hai mặt: đảng chính trị tại Jordan và Palestine.
Sau trận chiến Sáu Ngày năm 1967, Chính quyền Israel kiểm soát luôn Dải Gaza và Tây ngạn sông Jordan và gián tiếp yểm trợ lực lượng Em Bi nhằm làm suy yếu phong trào PLO - Giải phóng Palestine của đảng lãnh tụ Yasser Arafat và đảng Fatah. Nhưng đúng với quy luật "nuôi ong tay áo", lực lượng Em Bi đã phản khách vi chủ mà lập ra nhánh Hamas trên Dải Gaza!
Khía cạnh lưỡng diện, vừa văn vừa võ, của Em Bi khiến lực lượng Hamas thành một phong trào chính trị và xã hội ở mặt dương và lực lượng khủng bố ở mặt âm. Hamas đẩy lui ảnh hưởng của Fatah trên Dải Gaza và còn tranh thủ quần chúng của Fatah ngay tại thành trì cố hữu của PLO, Yasser Arafat và Fatah là Tây ngạn sông Jordan. Vì vậy mới được coi là lực lượng đáng sợ, với chủ trương y hệt như lực lượng Em Bi là tiêu diệt Do Thái và chống Israel đến cùng.
Từ việc Em Bi bành trướng ra khỏi Ai Cập qua Syria, Jordan và Palestine, ta thấy ra đặc tính cũng lưỡng diện trong mưu lược của xứ khác, kể cả Israel, là dùng lực lượng này nằm phân hóa các nhóm Á Rập Hồi giáo. Không khác gì Hoa Kỳ sau này - và ngày nay.
Ngoài khu vực Trung Đông vừa nhắc tới, lực lượng Em Bi cũng phát huy ảnh hưởng vào bán đảo Á Rập, và từ Iraq qua tới Bắc Phi. Dù không được công nhận là chính đảng, lực lượng vẫn là nguồn cổ võ tư tưởng cho các phong trào đối lập địa phương. Y như lực lượng khủng bố al-Qaeda sau này, Huynh đệ Hồi giáo là ngọn hải đăng cho các nhóm đấu tranh địa phương hay nội hoá.
Và vì bản chất bán văn bán võ của Em Bi, các nhóm đấu tranh này cũng tận dụng bạo lực nếu vị thế đối lập chính thức không được công nhận.... Ly kỳ nhất, Huynh đệ Hồi giáo cũng có quan hệ với các Giáo chủ Iran, đáng lẽ là đối thủ hay kẻ thù.
Dần dần rồi chúng ta cũng nhìn ra tính chất hai mặt của Huynh đệ Hồi giáo.

Với Ai Cập, lực lượng này là linh hồn hay cơ sở lý luận của nhóm Tandheem al-Jihad, bàn tay bạo động đã ám sát Tổng thống Anwar Sadate năm 1981, hoặc của nhóm Gamaa al-Islamayia, chủ mưu vụ nổi dậy và tàn sát du khách ngoại quốc vào đầu thập niên 1990. Nhưng vẫn có thể đưa ra các ứng viên "độc lập" để chiếm 88 ghế trong Hạ viện Ai Cập, trở thành đảng đối lập mạnh nhất hiện nay.
Nhưng cao điệu hơn vậy, lực lượng Em Bi còn tranh thủ dư luận của giới khoa bảng và học giả tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Tại Mỹ, từ chục năm qua, một số dư luận thiên tả vẫn nhìn tổ chức Huynh đệ Hồi giáo này là phong trào canh tân xã hội của Hồi giáo. Họ không tin rằng Em Bi có ý đồ khủng bố. Và qua ảnh hưởng của các nhóm vận động dư luận này, nhiều người cũng không tin rằng Hamas hay Hezbollah là tổ chức khủng bố.
Chúng ta lên tới ban tham mưu của Tổng thống Barack Obama.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm 2009, ban tham mưu của ông Obama không ngần ngại nắm vào chân rết của Em Bi ở tại Mỹ khi mời bà Ingrid Mattson, khi ấy là Chủ tịch Hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA) đọc kinh cầu nguyện tại Thánh đường Quốc gia. Nhiều dư luận chú ý đến mối quan hệ của hiệp hội ISNA với hai lực lượng vẫn đang bị Chính quyền Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố - là Hamas và Huynh đệ Em Bi.
Ba tháng sau, ông Obama còn bổ nhiệm Phó Thị trưởng Los Angeles Arif Alikhan làm Phụ tá Tổng trưởng bộ Nội an, phụ trách về chánh sách. Theo Hồi giáo, Arif Alikhan có gây dị nghị trước đó vì tuyên bố rằng lực lượng Hezbollah - cũng bị Mỹ đặt vào loại khủng bố - là "phong trào giải phóng" và còn vận động quyên góp cho một tổ chức Hồi giáo tại Mỹ (Muslim Public Affairs Council MPAC) bị đả kích là có liên hệ đến Huynh đệ Hồi giáo....
Barack Hussein Obama có chủ trương hoà giải với thế giới Hồi giáo và dám đối thoại với các phần tử nằm trong vùng mờ ảo của chính tà không phân minh. Rất hay, nếu vận dụng được họ!
Nhưng qua đó, chúng ta cũng hiểu vì sao dư luận Hoa Kỳ nêu vấn đề là "Ai làm mất Ai Cập" và nhiều chiến lược hay chiến thuật trong vụ khủng hoảng Ai Cập không chỉ liên quan đến phản ứng của Mubarak, cách xoay trở của các tướng lãnh và quân đội, mà còn chú ý đến lập trường và pbản ứng của lực lượng Em Bi. Đấy là một tổ chức chính trị ôn hoà - như các lực lượng Hồi giáo tại Turkey, Indonesia hay Malaysia, Hay là bình phong của các nhóm đặc công khủng bố"
Có lẽ chính các lãnh tụ của Huynh đệ Hồi giáo cũng không biết được.
Họ đang bị thời cuộc qua mặt vì hết nắm giữ độc quyền chân lý về đạo pháp. Họ không có khả năng thực tiễn như đảng Hồi giáo ADP tại Turkey, một đang đa số đang cầm quyền ngang ngửa với quân đội. Thực tế thì đi vào đấu tranh tư tưởng hay chính trị, lực lượng Em Bi đang bị lão hóa trước các thành viên trẻ hơn, vốn đã canh tân còn nhanh hơn các lão đồng chí hay đồng đạo.
Trong khi ấy, bên trong tổ chức vẫn có nhóm cực đoan sẵn sàng tung lựu đạn thay cho truyền đơn.
Bây giờ, vụ khủng hoảng đang tạo ra cơ hội bằng vàng. Nếu khéo vận dụng chính trường... Mỹ, Em Bi có thể bước qua đầu các phong trào dân chủ tự phát mà thành thế lực chia quyền với quân đội. Nhưng nếu họ hụt tay, Ai Cập sẽ lâm đại họa - và kéo theo sự nghiệp của Tổng thống Barack Hussein Obama. Rõ là Mubarak không biết rút để Barack bị kẹt!
Sau khi hiểu rõ bối cảnh, trong những kỳ sau, chúng ta mới nhìn vào chiêu pháp của các phe liên hệ, từ Mỹ đến Israel, Iran và các lực lượng bên trong Ai Cập....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.