Hôm nay,  

Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

2/10/201100:00:00(View: 11261)
Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

Nguyễn Xuân Nghĩa

Chính tà thiếu phân minh...
Tiếp theo bài "Em Bi tại Mi Na" trên cột báo này trong số ra ngày Thứ Tư mùng chín, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lực lượng "Huynh đệ Hồi giáo" hay Muslim Brotherhood - MB - đang có ảnh hưởng tại Ai Cập.
Xuất phát từ Ai Cập vào năm 1928 - năm sinh của Tổng thống Hosni Mubarak - lực lượng MB đã sớm vươn ra toàn cõi Trung Đông - Bắc Phi (Middle East - North Africa, gọi tắt là MENA).
Tại Syria, nhánh đấu tranh võ trang của Em Bi đã dựng cơ sở và lập thành tích từ Thế chiến II, rồi bị chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad truy nã kể từ năm 1982. Hafez al-Assad là thân phụ của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, triều đại của họ được dựng trên nghịch lý là sự thống trị của hệ phái Shia thiểu số trong một quốc gia đa số theo hệ phái Sunni. Nội chi tiết ấy cũng đáng chú ý và có thể giải thích vì sao Syria lại hợp tác với chế độ Iran, thuộc hệ phái Shia.
Sau khi mọc chân rết tại Syria rồi bị chặt, lực lượng Em Bi còn bung qua xứ Jordan của dòng vua Hashemite, nhưng với phương pháp đấu tranh chính trị và trở thành một chính đảng có ảnh hưởng. Lực lượng này cũng vào đất Palestine theo khuôn khổ đó và là thực thể kiểm soát được cả hai mặt: đảng chính trị tại Jordan và Palestine.
Sau trận chiến Sáu Ngày năm 1967, Chính quyền Israel kiểm soát luôn Dải Gaza và Tây ngạn sông Jordan và gián tiếp yểm trợ lực lượng Em Bi nhằm làm suy yếu phong trào PLO - Giải phóng Palestine của đảng lãnh tụ Yasser Arafat và đảng Fatah. Nhưng đúng với quy luật "nuôi ong tay áo", lực lượng Em Bi đã phản khách vi chủ mà lập ra nhánh Hamas trên Dải Gaza!
Khía cạnh lưỡng diện, vừa văn vừa võ, của Em Bi khiến lực lượng Hamas thành một phong trào chính trị và xã hội ở mặt dương và lực lượng khủng bố ở mặt âm. Hamas đẩy lui ảnh hưởng của Fatah trên Dải Gaza và còn tranh thủ quần chúng của Fatah ngay tại thành trì cố hữu của PLO, Yasser Arafat và Fatah là Tây ngạn sông Jordan. Vì vậy mới được coi là lực lượng đáng sợ, với chủ trương y hệt như lực lượng Em Bi là tiêu diệt Do Thái và chống Israel đến cùng.
Từ việc Em Bi bành trướng ra khỏi Ai Cập qua Syria, Jordan và Palestine, ta thấy ra đặc tính cũng lưỡng diện trong mưu lược của xứ khác, kể cả Israel, là dùng lực lượng này nằm phân hóa các nhóm Á Rập Hồi giáo. Không khác gì Hoa Kỳ sau này - và ngày nay.
Ngoài khu vực Trung Đông vừa nhắc tới, lực lượng Em Bi cũng phát huy ảnh hưởng vào bán đảo Á Rập, và từ Iraq qua tới Bắc Phi. Dù không được công nhận là chính đảng, lực lượng vẫn là nguồn cổ võ tư tưởng cho các phong trào đối lập địa phương. Y như lực lượng khủng bố al-Qaeda sau này, Huynh đệ Hồi giáo là ngọn hải đăng cho các nhóm đấu tranh địa phương hay nội hoá.
Và vì bản chất bán văn bán võ của Em Bi, các nhóm đấu tranh này cũng tận dụng bạo lực nếu vị thế đối lập chính thức không được công nhận.... Ly kỳ nhất, Huynh đệ Hồi giáo cũng có quan hệ với các Giáo chủ Iran, đáng lẽ là đối thủ hay kẻ thù.
Dần dần rồi chúng ta cũng nhìn ra tính chất hai mặt của Huynh đệ Hồi giáo.

Với Ai Cập, lực lượng này là linh hồn hay cơ sở lý luận của nhóm Tandheem al-Jihad, bàn tay bạo động đã ám sát Tổng thống Anwar Sadate năm 1981, hoặc của nhóm Gamaa al-Islamayia, chủ mưu vụ nổi dậy và tàn sát du khách ngoại quốc vào đầu thập niên 1990. Nhưng vẫn có thể đưa ra các ứng viên "độc lập" để chiếm 88 ghế trong Hạ viện Ai Cập, trở thành đảng đối lập mạnh nhất hiện nay.
Nhưng cao điệu hơn vậy, lực lượng Em Bi còn tranh thủ dư luận của giới khoa bảng và học giả tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Tại Mỹ, từ chục năm qua, một số dư luận thiên tả vẫn nhìn tổ chức Huynh đệ Hồi giáo này là phong trào canh tân xã hội của Hồi giáo. Họ không tin rằng Em Bi có ý đồ khủng bố. Và qua ảnh hưởng của các nhóm vận động dư luận này, nhiều người cũng không tin rằng Hamas hay Hezbollah là tổ chức khủng bố.
Chúng ta lên tới ban tham mưu của Tổng thống Barack Obama.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm 2009, ban tham mưu của ông Obama không ngần ngại nắm vào chân rết của Em Bi ở tại Mỹ khi mời bà Ingrid Mattson, khi ấy là Chủ tịch Hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA) đọc kinh cầu nguyện tại Thánh đường Quốc gia. Nhiều dư luận chú ý đến mối quan hệ của hiệp hội ISNA với hai lực lượng vẫn đang bị Chính quyền Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố - là Hamas và Huynh đệ Em Bi.
Ba tháng sau, ông Obama còn bổ nhiệm Phó Thị trưởng Los Angeles Arif Alikhan làm Phụ tá Tổng trưởng bộ Nội an, phụ trách về chánh sách. Theo Hồi giáo, Arif Alikhan có gây dị nghị trước đó vì tuyên bố rằng lực lượng Hezbollah - cũng bị Mỹ đặt vào loại khủng bố - là "phong trào giải phóng" và còn vận động quyên góp cho một tổ chức Hồi giáo tại Mỹ (Muslim Public Affairs Council MPAC) bị đả kích là có liên hệ đến Huynh đệ Hồi giáo....
Barack Hussein Obama có chủ trương hoà giải với thế giới Hồi giáo và dám đối thoại với các phần tử nằm trong vùng mờ ảo của chính tà không phân minh. Rất hay, nếu vận dụng được họ!
Nhưng qua đó, chúng ta cũng hiểu vì sao dư luận Hoa Kỳ nêu vấn đề là "Ai làm mất Ai Cập" và nhiều chiến lược hay chiến thuật trong vụ khủng hoảng Ai Cập không chỉ liên quan đến phản ứng của Mubarak, cách xoay trở của các tướng lãnh và quân đội, mà còn chú ý đến lập trường và pbản ứng của lực lượng Em Bi. Đấy là một tổ chức chính trị ôn hoà - như các lực lượng Hồi giáo tại Turkey, Indonesia hay Malaysia, Hay là bình phong của các nhóm đặc công khủng bố"
Có lẽ chính các lãnh tụ của Huynh đệ Hồi giáo cũng không biết được.
Họ đang bị thời cuộc qua mặt vì hết nắm giữ độc quyền chân lý về đạo pháp. Họ không có khả năng thực tiễn như đảng Hồi giáo ADP tại Turkey, một đang đa số đang cầm quyền ngang ngửa với quân đội. Thực tế thì đi vào đấu tranh tư tưởng hay chính trị, lực lượng Em Bi đang bị lão hóa trước các thành viên trẻ hơn, vốn đã canh tân còn nhanh hơn các lão đồng chí hay đồng đạo.
Trong khi ấy, bên trong tổ chức vẫn có nhóm cực đoan sẵn sàng tung lựu đạn thay cho truyền đơn.
Bây giờ, vụ khủng hoảng đang tạo ra cơ hội bằng vàng. Nếu khéo vận dụng chính trường... Mỹ, Em Bi có thể bước qua đầu các phong trào dân chủ tự phát mà thành thế lực chia quyền với quân đội. Nhưng nếu họ hụt tay, Ai Cập sẽ lâm đại họa - và kéo theo sự nghiệp của Tổng thống Barack Hussein Obama. Rõ là Mubarak không biết rút để Barack bị kẹt!
Sau khi hiểu rõ bối cảnh, trong những kỳ sau, chúng ta mới nhìn vào chiêu pháp của các phe liên hệ, từ Mỹ đến Israel, Iran và các lực lượng bên trong Ai Cập....

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.