Hôm nay,  

Đừng Trách Em Độc Ác

11/01/201100:00:00(Xem: 7135)
Đừng Trách Em Độc Ác
pho_te_nguyen_manh_san-content
Phó Tế Nguyễn Mạnh San thuyết trình đề tài pháp luật thực dụng trong Ngày Luật Pháp (Law Day) tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, Oklahoma 29-04-2010.




Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Người Việt-Nam chúng ta vẫn thường nói: “thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người đổi thay”. Quả thật đúng như vậy. Những ai mới từ các quốc gia khác đến Hoa Kỳ là thường trú nhân hay đã nhập tịch, cho dù cư ngụ đã nhiều năm hay ít năm, chắc rất ít ai chú ý hay tìm hiểu về Luật Gia Đình của Hoa Kỳ (American Family Law). Trong bộ luật này bao gồm rất nhiều các tiết mục khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến tiết mục ly dị (Divorce) và trong tiết mục ly dị này, có kèm theo 2 tiểu mục: Thứ nhất là tiền trợ cấp cho vợ (Alimony). Thứ nhì là tiền trợ cấp cho con cái (Child Support). Trước tiên, theo Đạo Luật Canh Cải Gia Đình mang số 43, đoạn 101, của tiểu bang Oklahoma nói riêng, có liệt kê các nguyên lý căn bản (Grounds for Divorce), là những bằng cớ pháp lý, để đệ đơn xin Tòa cứu xét và ban bố bản án ly dị như sau:
1. Bỏ nhà ra đi trong 1 năm (Abandonment for 1 year).
2. Ngoại tình (Adultery).
3. Bất lực sinh lý (Impotency).
4. Mang thai với người khác không phải với chồng (When the wife at the time of her marriage, was pregnant by another than her husband).
5. Quá hung ác (Extreme cruelty).
6. Bội ước (Fraudulent contract).
7. Bất hòa (Incompatibility).
8. Nghiền rượu (Habitual drunkeness).
9. Hoàn toàn thiếu bổn phận đối với gia đình (Gross neglect of duty to family).
10. Bị giam giữ hay bị án tù của tiểu bang hay liên bang về tội phạm hình sự (Imprisonment of the other party in a state of federal penal institution under sentence thereto for the commission of a felony).
11. Mắc bệnh điên khùng trong 5 năm (Insanity for a period of 5 years).
Đối với những ông chồng nào giàu có, nhiều bất động sản với nhiều chương mục đầu tư, hoặc có công ăn việc làm lương cao, sẽ cảm thấy ớn lạnh xương sống, nếu đặt trường hợp mình phải ly dị vợ hoặc bị vợ ly dị mình, đều phải lãnh nhận nhiều những hậu quả đau thương, vừa về tinh thần lẫn vật chất, có trường hợp gần như muốn tắt thở về vấn đề trợ cấp tài chánh cho người vợ theo phán quyết của Tòa. Vì có những trường hợp người chồng phải trợ cấp tài chánh cho người vợ (Alimony) suốt đời vì người vợ đã nhiều tuổi, sức khoẻ lại yếu kém hoặc bị mắc bệnh nan y, dù có muốn tái giá cũng chẳng có ai dám lấy. Vậy trong những trường hợp như thế, nếu có phải trợ cấp tài chánh suốt đời cho người vợ, thì cũng rất hợp tình hợp lý, không có điều gì phải thắc mắc. Trái lại có những trường hợp người vợ còn trẻ tuổi, còn nhan sắc mặn mà, nếu muốn tái giá lúc nào trả được, sẽ có vô số người nhào vô nạp đơn, xin được tôn thờ như một Nữ Thần Tình Ái; ấy thế mà có nhiều trường hợp như vậy, mà người chồng vẫn phải trợ cấp tài chánh cho người vợ liên tục trong nhiều năm, cho tới khi nào người vợ chính thức làm hôn thú với người chồng khác, thì tiền trợ cấp hàng tháng mới được Tòa cho phép bãi bỏ, còn nếu người vợ có tình nhân đang sống chung với nhau trong một nhà như đôi bạn tri kỷ, không làm giấy hôn thú với nhau, thì tiền trợ cấp cho người vợ vẫn phải tiếp tục thi hanh như thường lệ. Chính vì sự thiếu công bằng này, một mặt phải tuân hành đúng theo bản án đã qui định, nhưng trên thực tế lại phải chứng kiến tận mắt cảnh chướng tai gai mắt, cho nên đã tạo ra sự bất mãn, vượt quá sức chịu đựng đau khổ của người chồng, gây ra biết bao nhiêu những thảm trạng đau thương, làm cho người chồng tức giận đến tột độ, không thể kìm hãm nỗi sự tức giận này, nên đã có những trường hợp xẩy ra trong quá khứ, là người chồng dùng súng bắn chết tình nhân của vợ, bắn chết vợ, rồi quay mũi súng vào đầu mình tự sát, hoặc có những trường hợp khác đã xẩy ra, người chồng nhìn thấy tận mắt, cảnh tượng chướng tai gai mắt, vợ cũ của mình đang du hí vui vẻ bên tình nhân trong căn nhà cũ của mình mua trước khi ly dị, trong khi chính mình phải đi làm việc vất vả mỗi ngày, để có đủ tiền trợ cấp cho người vợ, theo đúng án lệnh của Tòa quy định trong bản án ly dị, nhưng trong một lúc tức giận mất khôn, ngay tức khắc, người chồng bỏ luôn việc làm lương cao của mình đang làm, để trở thành kẻ thất nghiệp, không lợi tức gì hết, để khỏi phải tiếp tục trợ cấp tài chánh cho người vợ hàng tháng và như thế người vợ sẽ không còn có khả năng tài chánh đầy đủ như trước, để ngồi chơi xơi nước, vui hưởng hạnh phúc bên tình nhân. Mặc dầu người chồng biết rằng hành động như thế là dại dột, mình sẽ phải đi ngồi tù vì không tuân hành án lệnh của Tòa, nhưng thà là chấp nhận bị ngồi tù, để khỏi phải chịu đựng những cơn tức giận hộc máu nổi lên và còn sướng hơn là cứ phải cấp dưỡng tiền bạc cho vợ hàng tháng, để nhìn thấy vợ mình du hí vui vẻ với tình nhân, làm đau lòng như đứt từng khúc ruột.

Phần trình bày chi tiết trên đây mới chỉ là điều thứ nhất, nói về tiền trợ cấp cho vợ sau khi ly dị. Tiếp theo đây là điều thứ nhì, nói về tiền trợ cấp (Child support) hàng tháng của người cha cho các con còn nhỏ tuổi (Minor children) dưới sự nuôi dưỡng săn sóc của Mẹ theo như án lệnh của Tòa và khi các con đã khôn lớn, đến tuổi vị thành niên, thì người cha không cần phải trợ cấp tài chánh cho chúng nữa. Phải công tâm để nhận thức ra rằng điều này rất hợp tình hợp lý, người mẹ được Tòa giao trách nhiệm dạy dỗ nuôi nấng con cái thay cho người Cha, thì người Cha cũng phải có bổn phận cung cấp tài chánh cho người Mẹ, để người Mẹ có đủ phương tiện vật chất, ngõ hầu chu toàn việc nuôi nấng dạy dỗ con cái cho nên người. Nhưng thật đáng tiếc, đã có một số trường hợp xẩy ra, mặc dầu có công ăn việc làm với lương bổng khá cao, để người Cha có thể cấp dưỡng cho con cái hàng tháng, theo đúng số tiền quy định mà Tòa đã phán quyết. Nhưng vì bản chất là người thiếu trách nhiệm đối với con cái nên đã có những người Cha không chịu thi hành nghiêm chỉnh lệnh phán của Tòa, làm cho người Mẹ không đủ khả năng tài chánh để tiếp tục nuôi dưỡng con cái, nên bắt buộc người Mẹ phải đi tố cáo sự việc xẩy ra với chính quyền, để nhờ chính quyền can thiệp và giải quyết nội vụ.
Cách đây gần 2 tuần lễ, chúng tôi nhận được thư của 3 người yêu cầu chúng tôi vào trại tạm giam (Jail), để thăm viếng họ đang bị giam giữ tại đây, gồm có 2 người Mỹ và một người Việt-Nam. Người thứ nhất cho chúng tôi biết khi Tòa tuyên án 1 năm tù ở, vì không trợ cấp tiền nuôi dưỡng con cái trong bốn tháng liên tiếp. Người thứ nhì lãnh án tù 6 tháng vì đã hơn một tháng không trợ cấp tiền nuôi dưỡng con cái. Cả hai người này đều cho chúng tôi biết là họ bị thất nghiệp cả mấy tháng nay, nên không gửi tiền trợ cấp cho con cái, nhưng Tòa vẫn phán quyết hai bản án tù ở như vừa kể trên. Người thứ ba là Việt-Nam, cho chúng tôi biết là mới chậm trễ có 5 ngày, chưa kịp gửi tiền trợ cấp, thì bị vợ đi tố cáo với chính quyền, nên anh bị lãnh 3 tháng tù ở. Anh tỏ ra buồn rầu và than phiền với chúng tôi rằng, vợ anh quá độc ác, không cho anh có cơ hội để được tự do vui hưởng những ngày Tết Nguyên Đán với 3 đứa con nhỏ của anh, đứa lớn nhất mới 9 tuổi, đứa thứ nhì 6 tuổi và đứa thứ ba 4 tuổi và với bạn bè bà con thân thuộc của anh, vì chỉ còn hơn một tháng nữa là Năm Mới đến và anh nhờ chúng tôi hãy thuật lại những điều anh nói cho vợ của anh nghe.
Thể theo lời yêu cầu của anh, chúng tôi có điện thoại thuật lại cho người vợ anh nghe lại những điều gì mà anh đã tâm sự với chúng tôi ở trong trại giam, thì được người vợ của anh cho chúng tôi biết, cách đây 4 năm, khi chị sanh đứa con út mới được 1 năm, thì chồng chị bỏ bê vợ con, cặp bồ với một cô gái Mỹ, tóc bạch kim, ăn mặc như tài tử và trẻ hơn chị 7, 8 tuổi, ít lâu sau, chị biết được cô gái này có bầu với chồng của chị, nên chị quyết định đành nhờ một luật sư đưa nội vụ ra Tòa ly dị anh. Chị cho biết đây không phải là lần thứ nhất anh trễ gửi tiền trợ cấp cho con, mà đã xẩy ra nhiều lần lắm rồi, có khi 2 hoặc 3 tháng anh không gửi cho con cái một đồng nào hết, trong khi chị biết rõ 100% chồng chị nhận lãnh những công việc làm được trả lương bằng tiền mặt và công việc làm gạt ra không hết. Chính vì vậy mà lần này chị cần phải tố cáo với chính quyền, để phía công lý dạy cho anh một bài học đích đáng nhớ đời, là phải có trách nhiệm của một người Cha đối với con cái khi chúng còn thơ dại, đang cần sự giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất của người Cha, rồi chị đọc cho chúng tôi nghe 2 câu thơ, thay vì 2 câu thơ này làm chúng tôi nhớ lại, vẫn thường nghe thấy người ta ngâm 2 câu thơ này theo giọng Miền Nam một cách ai oán, vọng lên từ trong những khu hẻm xóm nghèo lao động, trước ngày mất nước như sau: Gió Đưa Bụi Chuối Sau Hè, Anh Mê Vợ Bé Bỏ Bè Con Thơ. Nhưng chị đổi lời lại là: Tuyết Rơi Trắng Xóa Mái Nhà, Anh Mê Bồ Mỹ Nếm Mùi Cô Đơn. Chị liền giải thích thêm cho chúng tôi hiểu ý ngầm của chị, muốn nhắn nhủ anh ấy rằng: Bây giờ đang là mùa đông giá lạnh, tuyết sắp rơi xuống bao phủ mặt đất, làm tăng nhiệt độ giá lạnh ngoài trời cũng như làm tăng thêm sự cảm giác lạnh lẽo trong lòng những người cô đơn, chẳng hạn như trường hợp của anh ấy đang nếm mùi cô đơn ở trong tù, vì phải xa lìa cô bồ tóc bạch kim, mà anh ấy đã say mê cô này, đến độ từ bỏ người vợ chỉ biết một lòng chung thủy với chồng và con nhẫn tâm hơn thế nữa, là bỏ rơi 3 đứa con thơ dại, không hề nói với các con một lời từ biệt thương tiếc trước khi anh bỏ nhà ra đi, để cho chúng nó ngày nay trở thành những đứa con mồ côi Cha, trên xứ lạ quê người. Sau hết, chị nhờ chúng tôi gửi đến anh một thông điệp mang đầy ý nghĩa của chị là: Theo luật bù trừ của Tạo Hóa để lại cho loài người từ ngàn xưa đến nay, hễ có vay thì phải có trả; hễ gieo gió thì phải gặt bão, vì đó là hậu quả thường tình trên thế gian này. Vậy chị xin anh ấy đừng trách chị là kẻ độc ác, mà chính anh ấy mới là kẻ độc ác hơn ai hết.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.