Hôm nay,  

Tq Chi Ngân Sách Đầu Tư Tạo Tăng Trưởng

21/04/201000:00:00(Xem: 6112)

TQ Chi Ngân Sách Đầu Tư Tạo Tăng Trưởng

Nguyễn Xuân Nghĩa & Đức Tâm RFI

...vừa muốn đạp thắng nhưng vẫn cứ phải tống ga nhè nhẹ...
Ngày 15/04, Trung Quốc thông báo đạt mức tăng trưởng gần 12% trong quý một năm nay, trong khi đó, lạm phát có vẻ giảm. Thế nhưng, ngay sau đó, Bắc Kinh ban bố các biện pháp hạ nhiệt khu vực địa ốc. Trước đó một ngày, Quốc Vụ Viện Trung Quốc cho biết là đang gặp một tình hình hết sức phức tạp. Sau đây là phân tích của chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, từ California.
RFI: Vì sao Trung Quốc lại đạt mức tăng trưởng cao như vậy, 11,9% trong quý một năm nay" Có phải là nhờ kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ hay không"
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước tiên là một vài nhận xét về kỹ thuật thống kê.
Như con số về tổng sản lượng gộp, Trung Quốc dùng phương pháp quy ra toàn năm, thí dụ, từ quý một năm ngoái sang quý một năm nay. Trong khi các nước khác dùng cả phương pháp đó lẫn phương pháp chi tiết hơn, là từ tháng này hay quý này qua quý sau. Những trường hợp khác biệt này có rất nhiều, nhưng truyền thông ít phân biệt hay giải thích, nên dễ kết luận sai và tạo ra ấn tượng là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, thất nghiệp thấp, có lợi tức cao, v.v...
- Thứ hai, các con số về sản lượng toàn quốc chỉ là dữ kiện sơ khởi và còn nhiều sai biệt khi ta so sánh. Thí dụ, sản lượng của 31 tỉnh và thành phố thường cao hơn số liệu của Cục Thống Kê Quốc Gia tới 10%.
- Thứ ba là cách Trung Quốc thu thập chỉ số giá tiêu thụ để tính ra tỷ lệ lạm phát. Vì lạm phát là vấn đề nhảy cảm, nhất là sau vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc giảm bớt tỷ trọng vốn dĩ rất lớn của lương thực trong ngân sách chi tiêu gia đình, nên vật giá thực tế mà người dân thấy được khi đi chợ có thể là cao hơn thống kê chính thức.
- Vì vậy, ta nên trừ bì khi tiếp nhận thống kê của Trung Quốc dù không phủ nhận là kinh tế nước này có mức tăng trưởng cao bát ngờ.
- Bây giờ nói về mức tăng trưởng đó. Khi kinh tế thế giới bắt đầu trôi vào suy trầm năm 2008, kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng rất cao, tới 10,6%, vào quý một của năm 2008. Cuối năm 2008, khi cả thế giới hốt hoảng vì nguy cơ nhiều người cho là tổng khủng hoảng, Chính quyền Bắc Kinh lập tức ban hành kế hoạch kích thích kinh tế trị giá tương đương với 587 tỷ Mỹ kim và mở vòi tín dụng bơm tiền vào kinh tế, tổng cộng lên tới 1.400 tỷ đô la.
- Kinh tế Trung Quốc có sản lượng chừng 5.000 tỷ đô la mà trong năm qua, họ bơm vào kinh tế khoảng 2.000 tỷ, tức là 40% tổng sản lượng, một con số vĩ đại, tương tự với chừng 36 tỷ Mỹ kim cho kinh tế Việt Nam hay gần 6.000 tỷ cho kinh tế Hoa Kỳ. Với liều thuốc bổ như vậy thì việc kinh tế Trung Quốc ra khỏi suy trầm để đạt mức tăng trưởng là 10,7% vào quý bốn năm ngoái rồi 11,9% vào quý một năm nay không là điều ngạc nhiên.


RFI: Sức đẩy chính của đà tăng trưởng ấy là gì" Tiêu thụ nội địa" Xuất khẩu hay những yếu tố khác"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là do lực đầu tư là chủ yếu. Tỷ lệ 11,9 là kết số của 6,9 đầu tư cộng 6,2 tiêu thụ và trừ 1,2 bị mất vì xuất khẩu giảm (11,9 = 6,9 + 6,2 - 1,2).
- Tháng Hai vừa qua thì đầu tư đóng góp tới 92% cho đà tăng trưởng trong khi tiêu thụ nội địa tăng rất chậm và xuất khẩu thì sụt. Bây giờ đà sa sút của xuất khẩu có thể chậm lại nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi, nhưng xuất khẩu chưa trở lại vai trò của một đầu máy và trong quý một vẫn là số âm, mất 1,2%. Tiêu thụ có tăng chút đỉnh, từ 4,6% trong năm ngoái tới 6,2% cho quý một vừa rồi trong đà 11,9%, nhưng chưa là lực đẩy chính. Lý do chính của đà tăng trưởng này hoặc trong 11,9% thì có gần 7% là do đầu tư, nghĩa là đầu tư vẫn đóng góp tới 58% vào đà tăng trưởng ngoạn mục này. Đây vẫn là kết quả của kế hoạch tăng chi và bơm tín dụng để kích thích kinh tế chứ chưa là tình hình tăng trưởng bình hòa.
RFI: Đà tăng trưởng này có bền vững không, nếu như họ thu hồi các biện pháp kích thích"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Một cách ngắn gọn thì kết quả của quý một này là ngoạn mục nhất vì tăng trưởng cao mà lạm phát thấp, chứ các quý sau thì sẽ không được như vậy. Không thể nào đẩy mạnh tăng trưởng trong lâu dài bằng đầu tư như vậy.
- Thật ra, Trung Quốc đã quyết định thu hồi dần biện pháp kích thích như giảm lượng tín dụng, nhưng bằng cách khác hơn là tăng lãi suất như trường hợp Úc, Ấn Độ hay Việt Nam. Họ nâng mức dự trữ pháp định của ngân hàng và ra lệnh cho các ngân hàng hạn chế tín dụng. Đà tăng trưởng về sau sẽ không được cao như vậy, trong khi ấy, lạm phát vẫn có thể bùng nổ vì vật giá của tư liệu sản xuất sẽ tăng.
- Đó là lý do vì sao Bắc Kinh phải kềm hãm tín dụng và còn cho biết là tình hình quả thật là "cực kỳ phức tạp" vì họ vẫn phải duy trì biện pháp công chi vì cho rằng tình hình vẫn chưa thật sự bình hoà. Nghĩa là vừa muốn đạp thắng nhưng vẫn cứ phải tống ga nhè nhẹ vì sợ cái xe hai bánh của họ sẽ đổ.
RFI: Ngoài nguy cơ lạm phát, Trung Quốc còn lo ngại nạn bong bóng địa ốc hay hiện tượng mất nợ vì cấp phát tín dụng quá nhiều "
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Bắc Kinh thấy rõ nguy cơ bong bóng địa ốc nên đã có biện pháp ngăn chặn khi giá nhà đất tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm năm nay. Nạn thất thoát tín dụng thì chưa là mối lo cấp bách bằng một đà tăng trưởng chậm hơn vì sẽ gây nguy cơ động loạn xã hội, ngay trước viễn ảnh của Đại hội Đảng vào năm 2012 này.
- Theo thiển ý, tình hình Trung Quốc có thể đã khả quan hơn, nhưng chưa thật sự sáng sủa như con số tăng trưởng ngoạn mục vừa công bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.