Hôm nay,  

Những Bài Học Thật Sự Cho A Phú Hãn Từ Việt Nam

13/10/200900:00:00(Xem: 5579)

Những Bài Học Thật Sự Cho A Phú Hãn Từ Việt Nam

Ls Nguyễn Quang Trung phỏng dịch
(Bài đăng trên báo Wall Street Journal ngày 11 tháng 9 năm 2009. Tác giả, Lewis Sorley, là một nhà sử học và cựu Trung Tá Lục quân Hoa Kỳ.)
Hơn 30 năm đã trôi qua từ khi quân Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris ký năm 1973 tấn công và chiếm đoạt miền Nam Việt Nam. Kết quả này là do sự cung cấp quân cụ mạnh mẽ của cho miền Bắc từ các nước cộng sản. Đó cũng là kết quả khi Hoa kỳ đã không giữ lời hứa giúp đỡ miền Nam.
Những lời hứa hẹn giúp đỡ này gồm có việc giữ vững ủng hộ tài chánh, thay đổi các quân cụ, và dùng sức mạnh không quân để giúp miền Nam trong trường hợp miền Bắc tấn công. Việc thất tín này là từ một Quốc hội Hoa Kỳ vì đã mỏi mệt qua một thời gian dài liên hệ với cuộc chiến Đông Nam Á, và cũng không thèm để ý đến sự hy sinh của chính quân lực nhà hay của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Từ đó, bất cứ khi nào Hoa kỳ bước vào một cuộc chiến hay suy nghĩ để tham dự, những gì đã xẩy ra tại Việt Nam đều được đề cập đến. Rất là hợp hoàn cảnh để những kinh nghiệm chiến tranh được mang ra học hỏi xem có rút tỉa gì thêm không. Nhưng cũng rất hệ trọng là những cuộc tham chiến này cần phải hiểu chín chắn trước khi có một sự so sánh đúng mức. Khi đề cập đến chiến tranh Việt Nam, phần lớn những lời bình luận thường không đúng hay sai lạc làm cản đi việc hiểu rõ sự xung đột này hay kết quả của nó.
Tất cả các sách vở viết về chiến tranh Việt Nam của Stanley Karnow, Neil Sheehan, George Herring thường chú ý vào thời gian ban đầu khi Hoa kỳ tham chiến lúc Đại Tướng William C. Westmoreland còn cầm đầu quân đội. Từ đó, những người nhìn toàn thể chiến tranh Việt Nam ít hay nhiều rất cục bộ và tất cả các lời phê bình chỉ trích thừờng tập trung cho những năm đầu này, và quên đi những gì xẩy ra khi Đại Tướng Creighton Abrams cầm đầu quân đội sau cuộc Tổng Công Kích năm 1968.
Ông William Colby, người đứng đầu việc ủng hộ của Hoa kỳ cho chính sách hoà bình hoá miền Nam Việt Nam (sau này trở thành Giám Đốc cơ quan tình báo CIA) đã một lần lên tiếng các phê bình chỉ trích nêu trên giống như người Hoa kỳ hiểu về Đệ nhị thế chiến chấm dứt tại chiến trường Stalingrad, cuộc tấn công miền Bắc Phi Châu và đảo Guadalcanal (ý nói là quá giới hạn).
Bây giờ chúng ta mới biết, đáng ra nên biết, tất cả gần như thay đổi khi Tướng Abrams cầm quyền. Sự thay đổi này là do sự hiểu biết của Tướng Abrams về tình hình chiến tranh, và sự cương quyết gia tăng khả năng của quân đội miền Nam Việt Nam và loại bỏ những hạ tầng cơ sở nằm vùng của quân địch tại nông thôn có cùng một nhu cầu cần thiết như đánh giặc. Ngay cả các cách tham chiến cũng thay đổi rất nhiều.
Tướng Westmoreland đã tập trung việc gia tăng quân số Hoa kỳ (có lúc lên đến 543,400 quân vào năm 1969 theo sau nhiều lần yêu cầu) bổ xung tham gia chiến trường để dùng vào các chiến dịch lùng bắt gọi là "kiếm và diệt". Việc lượng định kết quả dựa vào con số quân địch tử trận là do từ sự suy nghĩ của Tướng Westmoreland nếu quân Bắc Việt và Việt Cộng chết nhiều quá họ sẽ tự ngưng tấn công miền Nam.
Tướng Westmoreland trong 4 năm trời cầm quân đã gây ra tử vong cho quân địch rất khiếp sợ. Nhưng miền Bắc Việt Nam đã không ngừng gửi càng ngày càng nhiều quân vào chiến trường. Tướng Westmoreland đã hoàn toàn không để ý đến việc tối quan trọng là tăng khả năng của quân đội miền Nam và ủng hộ chương trình hoà bình hoá, nhất là các chiến dịch dứt bỏ các hạ tầng cơ sở nằm vùng đã gây kinh hoàng và áp đặt cầm quyền lên người dân nông thôn.


"Hoà bình hoá làm ông Westmoreland chán nản" theo như lời Tướng Phillip Davidson, vị sĩ quan tình báo cao cấp của tướng Westmoreland cho biết. Chính vì thế các hạ tầng cơ sở nằm vùng của quân địch vẫn tiếp tục nắm giữ được quyền hành tại nông thôn. Trong khi đó, quân đội miền Nam Việt Nam tiếp tục bi thiếu thốn súng ống hơn quân địch lại phải giữ thêm vai trò về an ninh của đất nước họ (khi đó, quân đội Hoa kỳ đã có dư súng ống vẫn được ưu tiên thay đổi như súng M-16 chẳng hạn).
Những năm sau, Tướng Abrams cùng với Đại sứ Ellsworth Bunker và ông William E. Colby đã bầy ra một phương cách khả thi để điều hành chiến tranh khi quân đội Hoa kỳ bắt đầu rút quân.
An ninh cho miền Nam Việt Nam trở thành cách định lượng kết quả. Thay vì "kiếm và diệt", các chiến dịch nay tập trung chủ tâm vào "càn quét và giữ đất". Địa phương quân được tăng cường, huấn luyện và bổ xung súng ống để tham gia vào quân đội giúp giữ đất đai thêm.
Tướng Abrams, Đại sứ Bunker và ông Colby xem Tổng Thống miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu là "vị 'Việt Nam hóa' số 1." Đi ngược lại lời của các cố vấn mình là không nên giao súng ống cho người dân, ông Thiệu đã có những bước đi dũng cảm bằng cách tạo ra chương trình Nhân Dân Tự Vệ để giúp quân đội phòng thủ địa phương gìn giữ tỉnh lỵ của họ. Theo như cái nhìn của ông Thiệu và cũng theo như kết quả cho thấy thì "chính quyền phải dựa vào những ủng hộ của người dân, và không đúng nếu không dám  giao súng ống cho họ để phòng thủ địa phương." Kết quả tối hậu là có 4 triệu người dân đã gia nhập vào chương trình Nhân Dân Tự Vệ.
Ông Thiệu cũng tạo ra chương trình "đất cho người đi cày", đây là lần đầu tiên có một sự thay đổi đất đai thật sự đến nông dân miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1972, hơn 400,000 nông dân làm chủ đất của 2,500,000 mẫu đất. Làm công không đã bị diệt bỏ.
Tình báo khá hơn cùng với chương trình Phượng Hoàng (một chiến dịch loại bỏ hạ tầng cơ sở của quân địch) dần dần đã điểm mặt và diệt đi các hạ tầng cơ sở nằm vùng của địch. Phần lớn bị bắt tù hay ủng hộ chính quyền miền Nam, và cung cấp rất nhiều tin tức tình báo quý báu sau các cuộc lùng bắt như vậy.
Khi cuộc Đông Tiến của địch vào năm 1972 thì gần như hầu hết quân đội Lục quân Hoa kỳ đã rút lui. Với sự giúp đỡ bằng sức mạnh không quân của Hoa kỳ, quân đội miền Nam Việt Nam đã anh dũng đẩy lui cuộc tấn công của miền Bắc với số lượng quân tương đương với 20 sư đoàn, hay khoảng 200,000 lính.
Những kẻ chỉ trích thì cho là sự thành công này là nhờ vào sức mạnh không quân Hoa kỳ. Tướng Abrams không chấp nhận những lời phê bình này. "Người miền Nam Việt Nam phải đứng và đánh trả lại," ông nói nếu họ không làm như vậy "thì dù có mười lần sức mạnh không quân Hoa kỳ cũng không thể nào cản bước quân địch."
Khi quân đội Hoa kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1973 theo như Hiệp Định Paris, miền Nam Việt Nam đã có một chính quyền vững vàng và một quân đội trong tư thế tự lo để chống lại các cuộc tấn công từ miền Bắc sau khi Hiệp Định được ký kết nếu Hoa kỳ giữ lời hứa của mình. Khi Hoa kỳ không giữ những lời hứa này, miền Nam Việt Nam bị dứt điểm.
Các bài học từ quá khứ chỉ có kết quả tốt nếu chúng ta hiểu được quá khứ. Đây là một điểm quan trọng đặc biệt cần để tâm đến bây giờ, khi vị Tổng Tư Lệnh, các vị cố vấn an ninh quốc gia, và các vị lãnh đạo quân đội cao cấp đang xem xét bước kế tiếp để thực thi tại A Phú Hãn. So sánh lịch sử đứng đắn về Việt Nam rất hữu ích vì nếu dựa vào sự hiểu biết sai lầm về chiến tranh Việt Nam thì quá nguy hiểm và sai lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.