Hôm nay,  

Tam Phan: Miền Đất Khô Hạn Nhất Việt Nam

12/09/200900:00:00(Xem: 9808)
Tam Phan: Miền Đất Khô Hạn Nhất Việt Nam
Mường Giang
Ninh-Bình Thuận là vùng có khí hậu quá khô khan, làm ảnh hưởng đến hợp trạng và tính chất của đất đai. Tại Ninh Thuận nhờ có đập Nha Trịnh trên sông Mai Nương (Kinh Dinh), nên nước được dẫn vào ruộng trong mùa nắng hạn, nên rất phì nhiêu và tốt. Tại đây có hai đồng bằng Karom và Phan Rang, cũng là nơi người Chiêm định cư lâu đời, từ thời vùng này là châu Pudanranga, cho tới năm 1697 thành Thuận Trấn và hiện nay.
Tại Bình Thuận, sông Lòng Sông làm thành đồng bằng Tuy Phong ở phía nam suối Vĩnh Hảo. Sông Lũy chảy ra biển tại Phan Rí Cửa, phù sa làm thành đồng bằng Phan Rí. Sông Mao là phụ lưu của sông Lũy cũng tạo thành đồng bằng Hải Ninh và Phan Lý Chàm. Cuối cùng sông Cái (sông Quao) chảy qua Phú Long và ra cửa Phú Hài, đã tạo thành đồng bằng Thiện Giáo. Sông Mường Mán và các phụ lưu chảy ra biển tại cữa Thương Chánh, đã tạo nên đồng bằng Hàm Thuận và Phan Thiết.
Từ bao đời, ngoại trừ đất đai đã được canh tác thành vườn ruộng lúa hoa màu. Tại đây chỉ thấy toàn loại đất có nhiều cát rất khô khan. Riêng rừng thưa có rất nhiều tại Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết. Đây là một thảo nguyên gồm nhiều loại cây có gai, chống chỏi được với gió nắng và sự khô khan. Đồng bằng Phan Thiết còn có loại đất đỏ như tại Lương Sơn, cát trắng và cát vàng dọc theo miền duyên hải từ Cà Ná vào tận La Gi, Cù Mi giáp giới với Phước Hải, tỉnh Phước Tuy.
Đất đai Bình Thuận từ ngoài biển vào tới chân rặng Trường Sơn, gồm các loại đất RÉGOSOL trong cát trắng hay đỏ tại Phan Rang hay ấp Vân Sơn. Để trồng được loại rau cải trên đất này, phải tốn nhiều phân bón và nước tưới.. Đất PHÙSA các sông Kinh Dinh, Lòng Sông, Mao, Lũy, Cả và sông Mường Mán bồi đắp rất tốt, có thể lập vườn cây ăn trái, ruộng lúa, trồng hoa màu phụ và thuốc lá.. Đất NÂU KHÔNG VÔI (Non Calci brown soils), có nhiều dưới tầng sâu tại vùng giữa quận Phan Lý Chàm và Thiện Giáo hoặc ngay trên mắt đất với lẫn lộn đá núi tại các vùng giữa Krong Pha-Tân Mỹ, nằm hai bên đường quốc lộ 11 từ Tháp Chàm đi Đà Lạt. Loại ĐẤT NÚI trên các ngọn đồi trọc hay loại ĐẤT NÚI GỒ GHỀ chỉ thuận lợi trong việc hướng lâm, gây rừng mà thôi.
Nói tóm lại Thuận Trấn xưa, đất đai gần như bị bỏ hoang. Tại Ninh Thuận, Bình Tuy và Bình Thuận, do chiến tranh, sơn lam chướng khí và không có hệ thống dẫn thủy, nên đất đai quá khô khan, như vùng đất cao giữa phía bắc quận Thiện Giáo và Phan Lý Chàm, vùng đất phía nam xã Văn Lâm tại Phan Rang chạy tới vùng giáp ranh xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong hay vùng đất cao ở Hoài Trung thuộc quận An Phước và cuối cùng miền đất giữa Ba Tháp-Karom (Ninh Thuận), tuy tốt nhưng không đủ nước tưới, nên cũng bị bỏ hoang.
 Ngày nay, nhờ bàn tay vun xới của người Việt, các miền đất hoang phế trên đã được đa dang hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Tại các vườn Nho ở Phan Rang, Tuy Phong, các nông dân đã phải dùng nhiều phân bón có chất Ca và Mg, cũng như tưới liên tục, để đất núi khô cằn, trở thành loại đất thịt pha đất sét, rất thích hợp với Nho và làm cho hoa màu ít bị sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tại Nha Hồ (Ninh Thuận), đất thích hợp trồng mía, ở Phan Thiết-Phan Rang trước đây cũng như thời gian 1958-1959, các chuyên gia người Pháp đã thực nghiệm và cho trồng bông vải. Ngoài ra khắp nơi, nông dân cũng đã lập vườn trồng các loại cây ăn trái, trong đó có giống Cam rất ngọt, vì đất được bón nhiều phân có chât Baz như C và K. Hành tỏi phát triển mạnh tại Phan Rang, nhờ các loại phân bón có chất Ph.
Riêng các đồi cát ven biển Bình Thuận, đã chiếm một diện tích rất lớn. Nhiều nơi chỉ là đồi cát trọc, vừa không cầy cấy hay lập vườn được lại chẳng có cây cối gì, nên ngày qua tháng lại để cho cát xâm thực nhất là nạn cát bay, tấn công sâu trong nội địa, từ phía nam Vĩnh Hảo đến Phan Rí Cửa, vùng Hòn Rơm tới Đá ông Địa..
Qua những dẫn chứng kể trên, để mọi người đều biết Bình Thuận xưa có rất nhiều vùng đất riêng biệt do địa chất và khí hậu, tại đồng bằng hay cao nguyên và ngay trong vùng biển mặn, sự mâu thuẫn cũng đã quá rõ nét vì chuyển hóa của mẫu thạch và thủy cấp. Thật chí lý biết bao, khi đọc được bài thơ cổ của Bạch Cư Dị, nói về quê hương mình, một miền thảo nguyên từa tựa như Bình Thuận, mỗi năm hai mùa mưa nắng, mưa chưa dứt hột thì đất đã khô vì thủy cấp quá sâu, còn nắng đã làm cho cỏ cháy đỏ như đã thấy trên đỉnh Hòn Rơm-Mũi Né :
"Ly ly nguyên thương thảo,
Nhất tuế, nhất khô vinh
Giã hỏa thiêu bất tận
Xuân phong suy hựu sinh .."
Tản Đà đã diễn nôm :
" Đồng cao cỏ mọc như chen,
khô tươi thay đổi hai phen năm tròn,
lửa đồng thiêu cháy vẫn còn,
gió xuân thổi tới mầm non lại trồi .."
+ TAM PHAN, MIỀN ĐẤT KHÔ HẠN NHẤT VN :
Các huyện Tuy Phong, Phan Lý thuộc phủ Hóa Đa, tỉnh Bình Thuận. Đây là cái nôi văn minh trong sự hình thành quê hương miền biển mặn, cửa ngõ đón chào lưu dân tứ xứ tới lập nghiệp. Nhưng mai mỉa thay, toàn vùng chỉ thấy có cát, gió, xương rồng, đồng khô cỏ cháy với cát đụn mênh mông.
Thật ra tất cả không phải là do con người gây ra, mà là trời hành hạ con người. Bình Thuận là vùng khô hạn nhất Việt Nam từ xưa tới nay vẫn vậy, với vũ lượng hàng năm chỉ đạt tới mức 400-700 mm, trong khi đó vũ lượng trung bình cả nước là 1500 mm. Sở dĩ có tình trạng khô hạn như thế, vì địa thế Phan Rang, Phan Rí giống như một khu lòng chảo vì bị núi cao che chắn ba mặt, ngay cả hướng tiếp giáp với biển Đông, cũng không được thoải mái trọn vẹn.
Riêng vùng đất tù phía nam Phan Rí tới Phan Thiết, nhờ chân của rặng Trường Sơn tương đối rộng. Thêm vào đó ở phía ngoài là một dãy sơn hệ thấp, làm thành một hành lang hẹp, nhờ đó đả đón được một phần ngọn gió ẩm thổi vào, khiến cho mùa mưa tại Phan Thiết, gần giống như tại Nam Phần , tuy lượng mưa ít hơn và mùa mưa ngắn ngủi từ tháng 5 tới tháng 10 âm lịch.
Theo Du Fell, một chuyên gia khí tượng học , đả giải thích sự khô hạn của vùng tam Phan, trong tác phẩm ' Manuel de Géographie du Viet Nam, thì vùng Phan Rang, Phan Rí, là hai địa điểm duy nhất của miền Đông Nam Á, có khí hậu khô cằn của vùng đồng cỏ cháy ( steppe), ảnh hưởng do hướng gió và địa thế.. Ở phiá bắc, các quận Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý và Hải Ninh, bị những rặng núi cao ngất của tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng ngăn bít. Ở phía nam Phan Rí, Phan Thiết chịu ảnh hưởng của cao nguyên Di Linh và các sơn hệ thấp rải rác chạy dọc theo bờ biển.
Cho nên đừng ngạc nhiên thấy trong cùng một mùa mưa tại Long Khánh, Lâm Đồng, Bình Tuy.. mưa mù mịt trời đất, nước ngập khắp nơi, không kịp để cho người vuốt mặt, thì tại Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang, trời nắng chan chan như đổ lửa, có thể cháy da khét thịt. Góp phần tạo nên sự khô hạn tại Bình Thuận, ngoài ảnh hưởng địa thế, còn có yếu tố đốt rừng bừa bãi để làm rẩy, của dân thiểu số Koho, Roglai, Churu, Chàm, Nùng.. gây hiện tượng bốc hơi mạnh, làm khí hậu khô hạn.
 Sau hết là những đồi cát, chạy dọc theo bờ biển hơn trăm cây số , đươi sức nóng chói chang của mặt trời gần vùng xích đạo. Hiện tượng trên kéo dài ngày qua ngày, làm bốc hơi giảm độ ẩm của gió mùa. Ảnh hưởng ghê gớm của sự khô hạn tại Bình Thuận, được thể hiện rõ rệt nhất là tại sông Lòng Sông.
Con sông này chẳng những là một chứng nhân lịch sử muôn đời về tội ác của CSVN, như tài liệu của Hứa Hoành trong 'Nam kỳ lục tỉnh số 4', cho biết nơi đây từng là nấm mồ tập thể của hàng trăm người Việt Quốc Gia, trong đó có luật sư Dương văn Giáo bị việt cộng chôn sống trước và sau năm 1945. Ngoài ra ở đây vào mùa khô, mực nước sông cạn sát đáy, trên bề mặt của lớp nước còn sót lại, có đọng chất NaOH, giống như một xà phòng mỏng kết tinh, mà từ xa xưa người Chiêm lẫn Việt tại Tuy Phong, dùng để tắm gội hay lau chùi đồ đạc trong nhà.

Trong một bài nghiên cứu khí hậu tỉnh Bình Thuận, đăng trong đặc san xuân BT năm 1999 của tác giả Trần văn Trí, kỹ sư ngành khí tượng học của Pháp, phục vụ tại bộ Giao Thông Công Chánh/VNCH từ 1957-1975. Dựa vào tài liệu trên, ta phần nào biết được hiện tượng mưa phùn và bảo tố từ Huế trở ra, hay ngược lại cảnh khô hạn của tam Phan . Tóm lại, căn bản của khí hậu vùng đều lệ thuộc vào ảnh hưởng của bầu khí quyển vì khí tượng là hiện tượng khí quyển, thời tiết là tình trạng điều kiện khí quyển bao bọc quanh trái đất và các biến chuyển bao quanh.
Phan Thiết ở vĩ độ 10,56 độ bắc, kinh độ 108,06 độ đông. Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nên thời tiết có hai mùa rõ rệt Hè nóng ẩm, còn Đông thì lạnh khô. Về địa thế, Bình Thuận tuy thuộc Trung phần nhưng khí hậu có phần khác biệt , so với các tỉnh khác từ Phan Rang trở ra miền bắc. Nguyên do vì lãnh thổ Bình Thuận lùi vào phía trong, so với Nha Trang-Cam Ranh, cho nên vùng này lại thuộc khí hậu Nam Việt. Ngoài ra nhờ tiếp xúc với biển ở hai mặt đông-nam, nên đã điều hòa được không khí, làm cho hè không nóng lắm, cũng như mùa đông ít lạnh hơn các nơi khác.
 Cuối cùng Bình Thuận được xem như vùng đất thấp so với các tỉnh tại miền Trung, vì vùng này được coi như là phần cuối cùng của rặng Trường Sơn. Tuy nhiên vì có những ngọn núi rải rác trong tỉnh, từ hướng tây-nam như Takou 696m, Bà Đặng 261m. Về phía tây giáp cao nguyên Di Linh có các núi Đen 1807m, Kongkao 441m, Ong Trạo 1278m, Hạp 681m, Giêng Đô 790m, Rô 240m.. tạo nên những bức tường địa thế , làm ảnh hưởng lớn tới lưu lượng gió và mưa mùa tại miền duyên hải và cận sơn .
Hiện nay Việt Cộng hay dùng 'danh từ khí tượng hải vân'cho màu mè, chứ thật ra cũng chỉ là chuyện quan trắc khí tượng và tổng kết các số lượng mây mưa trong vùng. Bình Thuận tháng giêng tới tháng ba ít mây không có mưa, tháng tư-năm hay có mưa rào từ chiều tới đêm, tháng sáu đến tháng mười một có nhiều mây u ám, mưa nhiều trong tháng từ 6-20 ngày, tháng mười hai ít mưa. Tóm lại Bình Thuận mùa mưa giống Nam Phần nhưng khởi đầu chậm vào tháng sáu và kết thúc sớm hơn vào tháng mười. Về mùa hè thường không mưa nhưng trời lại có nhiều hơi nước nên rất oi bức vì nóng ẩm. Trái lại mùa đông ở đây rất khô, không lạnh và có mưa phùn như thường thấy tai Huế trở ra bắc. Do hiện tượng no hơi của không khí, tuy xa xích đạo hơn Sài Gòn nhưng Bình Thuận nắng nóng hơn nhiều, nhất là vào tháng ba. Về nhiệt độ, do Bình Thuận ở sát và có một bờ biển chạy dài hơn 192 km, nên trung bình khoảng 28-29 độ C (82-84 độ F), thấp nhất vào tháng giêng lạnh ở độ 17 C (62 độ F), và nóng bức ở thaág 5-6, nhiệt lên tới 37 độ (98,6 độ F).
Bình Thuận nằm trong bán đảo Đông Dương thuộc miền đông nam Châu Á, nên chịu ảnh hưởng của hai mùa gió : GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC, từ tháng 11 ố 3 dương lịch, do ảnh hưởng không khí lạnh từ Trung Hoa thổi xuống và hiện tượng khí áp thấp tại tỉnh Bình Thuận, cũng như vùng biển đông liên hệ bao gồm hải đảo Phú Quý, gây nên sự chênh lệch thời tiết, làm tăng cường độ vận tốc gió tại đây, dù không có bảo nhưng gió bắc thổi rất mạnh nên biển động và có những ngọn sóng cao trên 5-6 m (15-18 ft). GIÓ MÙA TÂY NAM từ tháng 5-9-11, đây là mùa mưa vì trời có nhiều mây, do sự chênh lệnh cường độ khí áp của vùng biển bắc Trung Hoa-Nhật Bản và Nam cực trong mùa thu-đông, ảnh hưởng vào biễn Bình Thuận có sức gió cao lên tới cấp 4-6, kéo dài nhiều ngày, dù sóng không lớn nhưng cũng rất trở ngại cho người đi biển, vì ngư thuyền tại địa phương, ngoài một số nhỏ mới đóng dùng câu cá ngừ đại dương, có máy mạnh, hầu hết chỉ là loại trung bình, đủ sức ra tới Phú Quý hay cách bờ chừng vài chục cây số.
Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển tiếp, từ tháng 4 dương lịch tới cuối tháng 10, gió đông-nam thổi nhẹ, biển lặng sóng êm. Đây cũng là mùa biển chính của người Bình Thuận, đánh bắt cá mòi, cá nục, mực, tôm và các loài hải sản tràn ngập đại dương trước tháng 4-1975. Cũng nhờ vị trí Bình Thuận nằm sâu trong bán đảo Đông Dương, so với độ phình của Ninh Thuận, Khánh Hoà trở ra, cho nên trước đây khi chưa có nạn phá rừng bừa bãi của Việt Cộng, thì Bình Thuận gần như không bị bão lụt hoành hành như tại các tỉnh khác của miền Trung, nhất là từ Đà Nẳng ngược ra bắc, thường xảy ta từ tháng 9-3 hàng năm.
 Các cơn bão tại vùng đông nam Á Châu, đều do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ xích đạo lan dần về phía tây hoặc tây tây bắc, thường hội nhập vào miền bắc đảo Luzon của Phi Luật Tân, sau đó tiếp tục thổi sang Hồng Kông và miền nam Trung Hoa. Riêng những cơn bão từ hướng tây tây nam, thì hội tụ tại đảo Nam ở vĩ tuyến 14 hay Manila, Phi Luật Tân, sau đó tiếp tục đổ vào Nha Trang và ngược về phương Bắc. Bình Thuận nhờ nằm sâu trong đất và ở vĩ tuyến 11, nên thoát được bão. Tuy nhiên họa hoằn cũng bị ảnh hưởng các trận bão từ quần đảo Trường Sa tạt vào.
Nhưng lại có điều tai hại, là vì vị trí của Bình Thuận gần như nằm ngang với mặt biển, nên nếu có bảo, nước biển đông dâng cao rất nhanh và tràn vào khắp các vùng ven biển và xâm nhập sâu trong đất liền có khi lên tới 2-3 m. Kinh nghiệm cho thấy trận lụt lớn nhất tại Phan Thiết năm Nhâm Thìn 1952, chỉ vì mưa lớn, nên nước sông Mường Mán dâng cao tại các vùng ven sông như Phú Trinh, Đức Nghĩa, La.c Đạo, Đức Long. Riêng Đức Thắng, Bình Hưng, Hưng Long.. mực nước rất thấp vì thuỷ triều biển đang rút, nên không có hiện tượng nước dâng. Tóm lại qua thống kê của Nha Khí Tượng từ 1884-1970, tỉnh Bình Thuận trong vòng 87 năm chỉ có 4 trận bão vào các năm 1918, 1919, 1961, 1962.
+ ĐỒNG BẰNG BÌNH THUẬN :
Bình Thuận xưa nay được các nhà địa lý học, coi như là một đồng bằng TRUNG-NAM, nằm từ Mũi Dinh (Padaran) tới Cù Mi, giáp giới với Phước Hải, Phước Tuy, có diện tích rộng hơn 7000 km2, xếp thứ ba sau đồng bằng Nam phần và Bắc Việt. Đồng bằng Bình Thuận gồm hai đồng bằng nhỏ, ngăn cách bởi mũi Kê Gà có núi ăn sát ra biển .
Đồng bằng phía bắc hay là tỉnh Bình Thuận cũ thời VNCH, chạy dọc theo bờ biển có những cồn cát cổ cao, nhiều nơi tới 300m, xa nhìn cứ tưởng là những ngọn đồi. Phia trong cây cối mọc xanh, nhưng phần giáp với biển chỉ toàn là cát vàng hay trắng xóa. Phía nam là đồng bằng Bình Tuy cũ, ăn sâu vào nội địa, giáp với núi Chưa Chan của tỉnh Long Khánh cũ. Vùng này nhờ mưa nhiều, đất đai được cấu tạo bởi lớp phún xuất thạch đỏ, nên rất phì nhiêu. Nếu được sử dụng và khai thác đúng mức, đồng bằng này là một nguồn lợi kinh tế đáng kể của tỉnh Bình Thuận.
ĐỒNG BẰNG BÌNH TUY CŨ bao gồm các quận Hàm Tân, Tánh Linh và Hoài Đúc. : Đó là vùng giao tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên Trung phần, đồng bằng Bình Tuy được tạo thành bởi phù sa men theo sông La Ngà và các con sông nhỏ như sông Phan, sông Dinh, suối Kiết, suối Vận.. Đây cũng là vùng có những phù sa cồ sinh đất đỏ, nối tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng. Riêng vùng phù sa cổ sinh hay là vùng đất xám có địa diện bằng phẳng nhưng có rất nhiều gò mối rải rác khắp mặt đất. Ngoài ra còn có nhiều trủng đất thấp, người địa phương gọi là trủng tù (dépression fermée), hoặc là những trũng tạo nên bởi sông suối. Trũng tù thường thấp hơn tầng đất xám 1-2m và có ảnh hưởng lớn tới hợp trạng đất đai trong vùng. Riêng loại đất xám tạo thành từ phù sa các sông ngòi lắng tụ trong một thời kỳ địa chất khá xưa, có thể từ đầu đệ tứ nguyên đại (pléistocène).
Vùng phù sa cận sinh có đất đai thường ẩm ướt nhưng chứa nhiều chất hữu cơ. Tại Bình Tuy, phù sa ven sông La Ngà mặc dù được coi là phì nhiêu nhất trong Thuận Trấn nhưng gần như bị bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh. Đất ở đây thuận tiện trong việc trồng mía, các loại cây ăn trái, tiêu, trầu. Ngoài ra sông La Ngà có rất nhiều cá, tôm, loon.. nhiều đất trũng nên dễ đào ao ven sông thả nuôi các loại cá.
Tất cà giờ đây chỉ là niềm riêng trong trí tưởng của người xa xứ, khi hoài niệm về những nơi chốn thân thương qua những nẻo đường Bình Thuận.. miền đất chôn nhao cắt rún cũng là quê hương ngấn lệ chảy suốt 300 năm qua.
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng chín năm 2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.