Hôm nay,  

Trong Cơn Khủng Hoảng

16/10/200800:00:00(Xem: 9077)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

NguyễnXuân Nghĩa & RFA

 

...Việt Nam sẽ thiếu ngoại tệ trầm trọng và Mỹ kim sẽ còn lên giá...

 

Từ cuối tuần qua, hàng loạt kế hoạch cứu nguy tài chính đã được nhiều quốc gia ban hành. Tình hình kinh tế toàn cầu, nhất là của các nước đang phát triển, sẽ ra sao" Việt Long tìm câu trả lời qua phần trao đổi sau đây cùng nhà tư vấn kinh tế NguyễnXuân Nghĩa trong tiết mục chuyên đề kỳ này của Diễn đàn Kinh tế đài RFA.

 

Hỏi: Xin kính chào ông Nghĩa. Thời sự kinh tế tuần qua là một sự hoảng loạn của các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sau khi bị sụt giá kỷ lục nội trong một tuần. Thế rồi, tình hình bỗng như biến chuyển khả quan sau khi Hoa Kỳ và Âu Châu tung ra hàng loạt kế hoạch cấp cứu, khiến các thị trường chứng khoán cùng lên giá cũng với mức kỷ lục trong ngày Thứ Hai 13 và có vẻ hồi phục trong ngày Thứ Ba tuy rằng thị trường Mỹ có sụt giá chút đỉnh. Trong chương trình tuần này, xin đề nghị với ông là chúng ta cùng tìm hiểu xem rằng kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ xoay trở thế nào giữa khung cảnh toàn cầu đầy bất trắc như vậy.

 

Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, các kế hoạch cấp cứu gồm có những gì và có hy vọng cứu nguy nền kinh tế ở bên dưới sau cơn khủng hoảng tài chính ở bên trên hay không"

 

- Chúng ta đang ở giữa một trận bão với nhiều xoay chuyển đầy bất ngờ do tâm lý hốt hoảng của thị trường, cho nên mọi phân tích đều chỉ có tính cách nhất thời mà thôi và đây cũng là điều khó nhất cho những người làm truyền thông như chúng ta.

 

- Nhìn trên đại thể, người ta có thể thấy vài nét chính của nỗ lực cứu nguy tài chính như sau. Đầu tiên, ta có bốn khối kinh tế mạnh nhất địa cầu là Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản và Trung Quốc. Từ 10 ngày qua, giới chức Hoa Kỳ và Âu Châu đã thảo luận và đề nghị nhiều giải pháp cứu nguy quyết liệt nhất vì hệ thống ngân hàng Âu-Mỹ bị chấn động nặng nhất. Trong khi ấy, Nhật Bản và Trung Quốc có tham dự thảo luận nhưng thực tế là chưa tham gia vào việc cấp cứu vì vấn đề kinh tế của hai xứ này lại khác, có khi còn nguy ngập hơn trong vài tháng tới mà ta sẽ nói sau.

 

Hỏi: Nói như vậy, ông cho rằng tuần qua mới chỉ có Hoa Kỳ và Âu châu tung ra kế hoạch cấp cứu mà thôi"

 

- Thực chất là như vậy, nếu ta nói đến những kế hoạch tích cực và có phối hợp giữa các nước. Về phần Hoa Kỳ và Âu Châu, ta có hàng loạt hội nghị cấp cao của lãnh đạo Anh, Đức, Pháp, Ý tại Paris hôm mùng bốn, rồi hội nghị các nhà lãnh đạo tài chính của nhóm G-7 trong hai ngày 10 và 11 tại thủ đô Hoa Kỳ. Kế tiếp là hội nghị mở rộng của nhóm G-7 với Liên hiệp Âu châu và 12 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất sau nhóm G-7 là Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Brazil, Liên bang Nga, Mexico, Nam Hàn, Saudi Arabia, Argentina, Indonesia, Nam Phi và Turkey. Đó là hội khị của khối G-20, quy tụ các nước sản xuất ra 90% sản lượng của toàn cầu. Qua ngày Chủ Nhật 12, ta có thượng đỉnh của lãnh đạo 15 nước Âu Châu trong khối Euro và Thủ tướng Anh; ta vốn biết Anh quốc không nằm trong khối tiền tệ thống nhất và không sử dụng đồng Euro. Chính là các kế hoạch cấp cứu của Hoa Kỳ và Âu Châu được công bố vào cuối tuần mới làm các thị trường xoay chuyển tạm gọi là khả quan hơn, hoặc ít ra là bớt hốt hoảng mà bán tháo.

 

Hỏi: Thưa ông, nội dung cấp cứu là những gì mà đem lại sự thay đổi ông gọi là tạm khả quan hơn"

 

- Sau kế hoạch cấp cứu trị giá 700 tỷ của Mỹ, rồi thượng đỉnh hôm mùng bốn của bốn đầu máy kinh tế mạnh nhất Âu Châu là Anh, Đức, Pháp, Ý, các thị trường chưa được trấn an và tuột giá mỗi ngày. Lý do chính là trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu hóa với quan hệ đầu tư nối kết các ngân hàng và doanh nghiệp các nước với nhau, các kế hoạch cấp cứu riêng lẻ của từng nước không giải quyết được vấn đề. Thí dụ cụ thể là kế hoạch cấp cứu của Hoa Kỳ có bảo lãnh cơ sở đầu tư của Âu Châu vào Mỹ không, hoặc đầu tư rất lớn của các nước Tây Âu vào các nước Đông Âu cũ thì sao" Nếu cứ theo nguyên tắc "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ" thì người ta không ngăn được khủng hoảng tài chính và tiêu diệt luôn kinh tế thị trường giữa các nước với nhau. Vì vậy, các phiên họp cuối tuần qua mới tiến tới nguyên tắc tạm gọi là đồng bộ, dù chưa đạt một kế hoạch tổng thể và thống nhất thì cũng cho thấy nỗ lực chung giữa các nước. Đấy là một quyết định rất quan trọng về chính trị mà có khi ta không để ý.

 

- Thứ hai là về nội dung. Các nước Âu-Mỹ không chỉ bơm thêm thanh khoản hay tiền mặt vào thị trường để giải tỏa ách tắc tín dụng cho các ngân hàng và doanh nghiệp khỏi sụp đổ. Các nước thật sự mở rộng chế độ bảo đảm cho mọi cơ sở tài chính và còn đem tiền đầu tư thẳng vào phần vốn của các cơ sở này. Nói cho dễ hiểu thì chính quyền các nước đứng ra bảo lãnh và thay thị trường quyết định việc cấp phát tín dụng, hầu các doanh nghiệp cần vay tiền để duy trì sinh hoạt vẫn có thể vay được, và các ngân hàng hết sợ rủi ro mà dám cho vay mạnh mẽ hơn. Thoả thuận ấy đã phần nào trấn an thị trường và khai thông dần nạn tắc nghẽn tín dụng. Ta sẽ còn phải mất vài tuần mới thấy hết được tác động giải cứu rất mới và thật ra rất bất thường này.

 

Hỏi: Câu hỏi cuối trước khi ta qua phần hai là hậu quả cho các nước đang phát triển. Thưa ông, nỗ lực cứu nguy này có công hiệu hay không, tức là có đẩy lui được khủng hoảng hay không"

 

- Chúng ta chưa biết được vì tâm lý hoảng loạn của thị trường là cái gì đó mà mình khó đoán ra. Về thực chất, các kế hoạch ấy có hy vọng đẩy lui được khủng hoảng tài chính khiến hệ thống ngân hàng có thể vận hành tạm bình hòa và tăng thêm vốn kinh doanh. Tuy nhiên, ẩn số kinh hãi nhất vẫn là sự non yếu ít ai để ý của hệ thống kinh tế và tài chính Âu Châu. Người ta cứ tưởng rằng khủng hoảng bùng nổ tại Mỹ và lan qua Âu Châu chứ ít nhìn ra nhiều nhược điểm nội tại của các thị trường gia cư, tín dụng thứ cấp, ngân hàng và cả nạn bội chi ngân sách rất cao của nhiều nước Âu Châu. Cho nên, ta vẫn cứ phải chờ đợi nhiều đột biến bất ngờ trong hệ thống Âu Châu vào mấy tháng tới, nếu họ không thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.

 

- Trở lại kết quả chung cho kinh tế toàn cầu thì dù có đẩy lui được khủng hoảng tài chính, các nước vẫn không ngăn được nạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Và cái giá rất cao phải trả cho việc cứu nguy tài chính ngày nay sẽ kéo dài tình trạng suy trầm, có khi dẫn tới suy thoái kinh tế trong suốt năm 2009. Đấy mới là kịch bản đáng sợ cho các nước đang phát triển hiện vẫn cứ tưởng là nằm ở ngoài tâm điểm của trận bão tài chính Hoa Kỳ và Âu Châu.

 

Hỏi: Thưa vâng, chúng ta bước qua phần hai của chương trình là hậu quả của vụ khủng hoảng này với các nước đang phát triển. Tình hình có thể nguy ngập tới mức nào"

 

- Kinh tế Âu-Mỹ không thiếu thanh khoản là tiền mặt, nhưng các ngân hàng, tức là hệ thống phân phối, bị ách tắc nặng vì mất niềm tin. Khi phải bơm thêm tiền và thay thế mạng lưới phân phối ấy để hồi phục thị trường, các nước Âu-Mỹ đều bị bội chi nặng và phải chấn chỉnh lại chi thu với nhiều mâu thuẫn có khi bùng nổ sau khi vượt qua cơn hốt hoảng hiện nay. Kinh tế Âu và Mỹ lại là thị trường nhập khẩu và nguồn đầu tư đáng kể cho các nước đang phát triển. Vì vậy, khủng hoảng tài chính rồi suy trầm kinh tế kéo dài sẽ đánh sụt lượng xuất khẩu của các nước đang phát triển và vét cạn nguồn đầu tư vào các nước này. Có khi nó còn gây phản ứng bảo hộ mậu dịch và tiêu diệt luôn vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

 

- Hậu quả là mức tăng trưởng của toàn cầu và nhất là của các nước sống nhờ xuất khẩu sẽ giảm mạnh, mà càng lệ thuộc vào xuất khẩu thì càng suy sụp. Ngược lại, điều này cũng cần được nhìn ra, trong hoàn cảnh suy trầm toàn cầu thì giá thương phẩm như nguyên nhiên vật liệu hay nông sản ngũ cốc cũng giảm. Nhờ vậy mà các nước đang phát triển sẽ bớt bị nguy cơ lạm phát từ bên ngoài vào. Nhưng nếu vì chế độ quản lý vĩ mô quá lỏng lẻo bên trong khiến tín dụng và tiền tệ tăng vọt trong quá khứ, thì họ vẫn bị lạm phát vì lý do nội tại. Và trong hoàn cảnh sản xuất suy trầm, bội chi ngân sách gia tăng cùng khiếm hụt mậu dịch, tức là bị nhập siêu và thiếu ngoại tệ, việc quản lý kinh tế còn khó khăn gấp bội. Hậu quả là năm 2009 này có thể thấy hàng loạt nhiều vụ khủng hoảng ngoại hối và các nước có dự trữ ngoại tệ thấp sẽ bị trước tiên và nặng nhất.

 

Hỏi: Trong nhiều chương trình vừa qua và ngay vừa rồi, ông nói đến khủng hoảng về ngoại hối, thính giả có thể muốn biết khủng hoảng đó là gì để còn phòng ngừa.

 

- Tôi xin lấy thí dụ thẳng vào chuyện Việt Nam. Trong năm tới, đà tăng trưởng suy ra toàn năm của kinh tế thế giới có thể chỉ còn từ 2,7 tới 3%, nghĩa là mấp mé định mức chính thức của nạn suy trầm toàn cầu theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Trong hoàn cảnh ấy, với cơ cấu kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu tới 60%, chủ yếu là xuất khẩu vào hai thị trường Hoa Kỳ và Âu Châu, Việt Nam sẽ bị suy trầm nặng. Tốc độ tăng trưởng có thể chỉ còn chừng 5% chứ không được 6% như người ta dự đoán vào tháng trước.

 

Hỏi: Trong hoàn cảnh đó, các nước đang phát triển hay Việt Nam có thể làm được những gì"

 

- Khi tốc độ tăng trưởng giảm sút như vậy, người ta có thể bơm thêm tiền vào kinh tế bằng cách hạ lãi suất ngân hàng, hoặc có thể tăng chi để kích thích sản xuất. Nhưng làm như vậy thì lại bị kẹt vì áp lực lạm phát và bội chi ngân sách. Mà càng hạ lãi suất lại càng làm đồng bạc Việt Nam mất giá so với đô la. Trong khi ấy, Việt Nam bị nhập siêu nặng mà nếu xuất khẩu còn suy sụp thì mức nhập siêu sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Khối dự trữ ngoại tệ vì vậy còn hao hụt thêm.

 

- Vả lại, số đầu tư nước ngoài được giải ngân theo tiến độ dự trù trước đây sẽ chậm hẳn lại nên Việt Nam sẽ thiếu ngoại tệ trầm trọng và Mỹ kim sẽ còn lên giá rất mạnh. Ngược lại, suy trầm tại Mỹ cũng tác động thẳng vào Trung Quốc, là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nên ảnh hưởng đến đồng Nhân dân tệ theo hướng bất lợi cho Việt Nam. Vì vậy ta nên e sợ là Việt Nam sẽ bị khủng hoảng ngoại hối và khối dự trữ ngoại tệ quá mỏng sẽ không vực được giá của đồng bạc Việt Nam. Người ta nên e sợ điều ấy hơn là sự suy sụp của thị trường chứng khoán!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quốc trưởng của một quốc gia được quốc trưởng của một quốc gia khác mời tới thăm viếng quốc gia bạn thì chuyến công du này
Suốt buổi sáng Thứ Sáu mùng bảy, truyền thông Hoa Kỳ tập trung phân tách một đề tài nóng nhất, là cuốn băng hình do al-Qaeda phổ biến
Xưa, Trần Quốc Toản, một thiếu niên đời Trần, đã bóp nát trái cam lúc nào không biết vì căm phẫn trước tình trạng đất nước bị giặc Nguyên xâm lăng
Đó là ý chí quật khởi, không xu hướng mà phải “chủ hướng.” Tức không buông xuôi theo dòng thời gian mà phải nắm bắt và chủ trì thời gian
Phần chính bài này đã được trình bày trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Việt Hùng, đài RFA, với tác giả&nbsp; và đã được phát thanh sáng 6.9 giờ VN.
Nhìn lại chuyện đúng sai của quá khứ để rút tỉa bài học cho tương lai là quá trình bình thường. Tiếc thay, con đường kiến tạo tương lai
Thế nào là những “người bạn dân”, có phải gắn lên mình hai chữ nhân dân thì là bạn dân" Thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân
Hoa Thịnh Đốn.- “Rối rắm, lung tung beng” là những chữ rất chính xác để mô tả về nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, sau 20 năm&nbsp; đổi mới.
Hồ Chí Minh từng viết báo và tham gia sáng lập nhiều tờ báo cách mạng ở Pháp. Các bài viết của ông chủ yếu là các bài chính luận nảy lửa
Sở trường của người cộng sản xưa nay vẫn là "chia để trị", một chính sách hết sức nham hiểm. Mục đích" Thứ nhứt là phân loại thành phần
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.