Hôm nay,  

Đâu Là Tử Huyệt Của CSVN?

12/29/200700:00:00(View: 11067)

Hai thập niên của cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu đánh dấu sự cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nhân loại đã thắm thía và đau khổ vì chủ nghĩa cộng sản hay nói khác hơn là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo. Người dân các nước Cộng Sản ở Đông Âu và kể cả Liên Bang Xô Viết cũng đã quyết tâm đứng lên lật đổ chế độ Cộng Sản vì khao khát Tự Do và Nhân Quyền.

Trong một đoạn hồi ký của Ông Trần Quang Cơ đã thú nhận sự hoảng loạn và sợ hãi của CSVN trước sự suy sụp và cáo chung của Cộng Sản Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu. Cái điểm tựa duy nhất của CSVN là Liên Xô đã phá sản. Cũng nên nhắc lại là chính cái điểm tựa vào Liên Xô mà CSVN tin tưởng là vững chắc này nên CSVN đã xua quân xâm chiếm Campuchia và chống lại Trung Cộng.

Đây là nguyên văn trong hồi ký của Ông Trần Quang Cơ: “…Ngày 22.6.90, tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho Đại sứ các nước EEC (Khối thị trường chung châu Âu) về cuộc đàm phán Trung-Việt ở Hà Nội, và nhận xét là Việt Nam hết sức nóng lòng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vì lo sợ sự suy yếu của Liên Xô và tình hình hỗn loạn ở Đông Âu. Nói là Việt Nam rất xảo trá …”

“…* Trung Quốc không đáp ứng các đề nghị của lãnh đạo ta, đồng thời họ lại đánh giá sai lầm là Việt Nam yếu, có nhiều khó khăn do tình hình bản thân Việt Nam và do tác động của tình hình Liên Xô, Đông Âu nên quá lo sợ bị đế quốc diễn biến hoà bình như đối với các nước Đông Âu, do đó Việt Nam rất cần Trung Quốc. Vì vậy họ đã lợi dụng lòng khát khao hợp tác với Trung Quốc của lãnh đạo ta để gây sức ép mạnh với ta trong đàm phán. Đồng thời, từ khi có cuộc gặp không chính thức với ta ở Bắc Kinh cho đến nay, Trung Quốc không ngừng đưa tin về các hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa với lý do vừa gây sức ép với ta vừa làm cho Mỹ, ASEAN yên tâm là quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chẳng phải có sự ưu ái gì hơn mối quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khác…”

Đảng CSVN đã nằm trong vị thế cô đơn sau khi Liên Xô sụp đổ, hoang mang lo sợ đến tột cùng. Điều lo sợ nhất của CSVN là bị sụp đổ và phá sản trước trào lưu Dân Chủ của nhân loại.  Đảng CSVN lo sợ sẽ bị người dân Việt Nam đứng lên lật đổ. Đây chính là nguyên nhân CSVN quay sang bám víu vào Trung Cộng để mong đuợc tồn tại. Ông Trần Quang Cơ viết như sau:

“…Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại. Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cữu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn…”

“…Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta….”

Đảng CSVN đã không còn con đường chọn lựa là phải bám víu quyền lực bằng cách cầu luỵ, ôm chân Trung Cộng, hay nói một cách khác là lạy lục Trung Cộng xin được tha thứ, xin thần phục làm chư hầu.  Cho mãi đến ngày hôm nay, Trung Cộng bảo gì Việt Cộng vâng theo không dám cải lại. Trung Cộng làm điều gì thì Việt Cộng bắt chước rập khuôn. Do đó việc dâng đất và biển cho Trung Cộng  là một việc đương nhiên của Việt Cộng để làm vừa lòng và thỏa mãn mộng bá quyền của Trung Cộng. Nỗi lo sợ của CSVN là sẽ bị bỏ rơi nếu không làm vừa lòng quan thầy Trung Cộng. Lợi dụng vào thế bí và sự nhu nhược, luồn cúi để cầu vinh của CSVN, Trung Cộng lấn lướt để thao túng từ chính trị đến kinh tế, xâm nhập các huyết mạch kinh tế của Việt Cộng.

Những bằng chứng trên đã cho thấy thái độ và hành động phản quốc của CSVN trong sự kiện Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trưòng Sa. Đảng CSVN tuân theo lệnh của Trung Cộng là phải đàn áp sinh viên học sinh và đồng bào biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Ra lệnh bịt miệng trên 600 tờ báo và răn đe các phóng viên trong ngành truyền thông báo chí. Trói tay và bóp họng QDDVN không được lên tiếng hay có hành động quân sự. Xử dụng CA như những nô bộc ngu trung khống chế toàn xã hội Việt Nam như là một nhà tù khổng lồ. Đây chứng minh rõ ràng là CSVN buôn dân bán nước, đầu lụy Trung Cộng chỉ vì muốn cố bám víu quyền lực để tiếp tục cai trị nước Việt Nam, là hành động phản quốc, là tập đoàn mãi quốc cầu vinh.

Đảng CSVN sẽ phá sản, suy tàn và tuyệt lộ khi bị đẩy rời ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng. Đây chính là tử huyệt của CSVN. Nhận thức được điều này, xét lại khả năng của người dân cho thấy người Việt Nam trong và ngoài nước có điều kiện ắt có và đủ để thực hiện và theo đuổi cuộc đấu tranh chính nghĩa một cách ôn hoà và đầy tình tự dân tộc.

- Tiếp tục giữ vững tinh thần đấu tranh hiện nay. Biểu tình lan rộng khắp nơi trên thế giới, biểu tình ôn hoà, bền bỉ và kiên trì trước toà đại sứ hay toà lãnh sự của Trung Cộng (như đồng bào ở Nam California trong vụ Trần Trường). Vì tử huyệt của Trung Cộng là Olympic 2008. Biểu tình kéo dài vào ngày thưòng hay mỗi cuối tuần sẽ khiến các cơ quan truyền thông quốc tế chú ý và khai thác đề tài này triệt để. Trung Cộng sẽ rất bực tức và mất mặt với thế giới và lo lắng đến danh dự khi tổ chức Olympic 2008.

- Biểu tình trước toà đại sứ của Việt Cộng lên án hành vi bán nước của CSVN. Mục đích của những cuộc biểu tình này nhằm huy động tinh thần tổng lực của đồng bào ở hải ngoại.

- Các sinh viên học sinh và đồng bào ở trong nước tiếp tục biểu tình bằng nhiều hình thức khác nhau và lan rộng ra nhiều tinh thành khắp nước Việt Nam. Nếu Công An ngăn chặn các đường dẩn vào toà đại sứ Trung Cộng thì tập trung biểu tình ở nơi khác, thông báo cho các phóng viên ngoại quốc đang có mặt tại Việt Nam biết, để họ đến làm phóng sự. Chụp hình các cuộc biểu tình đưa lên mạng internet toàn cầu.

- Khi CSVN không thể ngăn cản được những cuộc biểu tinh của đồng bào trong và ngoài nước sẽ dẩn đến những xức mẻ về ngoại giao giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Khi Trung Cộng lên cơn phẩn nộ thì có thể sẽ dứt núm sửa mà Việt Cộng đang cố bám víu núm sửa đó để tồn tại. Mất sự hậu thuẩn của Trung Cộng thì CSVN sẽ tứ bề thọ địch, tứ bề cô đơn, từ đó dẩn đến suy yếu và phá sản.

Muốn giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, đòi lại đất và biển mà CSVN đã bán cho Trung Cộng thì toàn dân Việt Nam phải thay đổi sinh mạng của đất nước Việt Nam, phải thay thế chế độ độc tài đảng trị CSVN bằng một chế độ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản.  Chính vì lẽ đó toàn dân Việt Nam phải đoàn kết để cùng nhau đấu tranh và tha thiết kêu gọi QDDND hãy đúng về phía dân tộc Việt Nam để thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho cộng cuộc đấu tranh Tự Do dân Chủ cho Việt Nam được thành công.

Nguyễn Thanh Nam.

 28/12/2007

 * Hồi Ký, Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Cộng,  được bổ sung hoàn chỉnh 22/5/2003.

http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_00.html

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.