Hôm nay,  

Viễn Ảnh 2008

27/12/200700:00:00(Xem: 8573)

...quản lý kinh tế của lãnh đạo tại VN còn quá thô thiển nên khó đỡ nổi các hiệu ứng quốc tế dội vào...

Chúng ta đang ở vào mấy ngày cuối của năm 2007. Qua năm 2008, kinh tế thế giới sẽ ra sao và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào" Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về viễn ảnh kinh tế 2008 qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa trong chương trình chuyên đề do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Xin kính chào ông Nghĩa, trước thềm năm mới, Ban Việt ngữ chúng tôi xin đề nghị là chương trình tuần này sẽ cùng nêu ra một số phác họa về viễn ảnh kinh tế năm 2008, từ các khối kinh tế mạnh nhất về tới Á châu và Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên là khi nghiên cứu tình hình kinh tế các nước, ông có nhận xét sơ khởi ra sao về những dự báo kinh tế cho năm tới"

- Tình hình kinh tế có thể trăng trầm, lên hay xuống, nhưng năm 2008 này, thế giới sẽ để ý theo dõi hai hiện tượng chưa dự báo được rõ. Thứ nhất, các nền kinh tế đang phát triển như tại Á châu có tăng trưởng hay suy trầm theo cùng hướng với các khối kinh tế lớn, và nhất là Hoa Kỳ, hay không" Hiện tượng thứ hai là dù bị suy trầm, một số quốc gia cũng vẫn bị lạm phát. Suy trầm là khi sản xuất đình đọng, hàng họ ế ẩm và thất nghiệp tăng. Vậy mà vẫn có trường hợp vật giá tiếp tục gia tăng trong khi hoạt động kinh tế bị trũng, đó là hiện tượng "stag-flation" từng thấy tại các nước Âu Mỹ hơn ba chục năm về trước.

Chúng ta có thể dịch khái niệm ấy là "suy-phát" hay "đình-lạm". Người ta sở dĩ chú ý tới hai vấn đề ấy vì đã có lúc Á châu tăng trưởng mạnh nên gần như tách rời khỏi biến động kinh tế tại Mỹ, và qua năm tới, khi cả ba thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản và Âu châu đều bị suy trầm gần như cùng lúc, nhiều quốc gia vẫn bị nguy cơ lạm phát, kể cả Âu châu.

- Hỏi: Chúng ta sẽ khởi đầu từ dự đoán là trong năm tới, cả ba đầu máy kinh tế của thế giới có thể bị suy trầm, trước tiên là Hoa Kỳ. Vì sao năm tới, kinh tế Mỹ có thể sa sút"

- Trên diễn đàn này, trong các chương trình ngày 26 tháng Chín và 12 tháng 12, chúng ta đã nói tới rủi ro suy trầm tại Hoa Kỳ, là điều mà các nhà kinh tế dự đoán sẽ xảy ra. Bây giờ thì trường hợp ấy có thể sẽ xảy ra với xác xuất khá cao. Cách đây hơn một tuần, nguyên Thống đốc hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ dự báo xác suất này là hơn 50%; nhiều người còn nghĩ rằng nguy cơ ấy có thể còn lớn hơn.

Lý do là sự đình đọng của thị trường gia cư đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống tín dụng địa ốc nhiều rủi ro, ta gọi là thứ cấp, tức là loại tín dụng sub-prime. Điều nguy kịch là trái bóng sub-prime đó bể đã dẫn tới phản ứng dây chuyền là làm thị trường tín dụng hay trái phiếu hầu như bị đông lạnh, nghĩa là các ngân hàng hay công ty tài trợ hết dám cho vay. Trong khi ấy, doanh lợi của các công ty cũng có sa sút khiến họ giảm nhịp đầu tư để nghe ngóng. Đáng chú ý hơn cả là tai ách đó đã lan rất mạnh qua Âu châu và một số quốc gia bên kia Đại tây dương cũng bị nạn bong bóng gia cư và tín dụng thứ cấp chẳng kém gì Hoa Kỳ nên suy trầm có thể xảy ra cùng lúc cho cả hai khối kinh tế Tây phương đó.

- Hỏi: Tức là cả hai khối Âu Mỹ có thể bị suy trầm vì cùng một loại lý do tương tự, nhưng về mức độ thì có nguy ngập hay nghiêm trọng như nhau hay không"

- Về nguyên nhân thì thực ra cũng có khác biệt và ngay trong nội bộ Âu châu thì tình hình từng nước cũng có sự nguy ngập nặng nhẹ khác nhau. Nhìn chung thì các nước kỹ nghệ hoá đều đánh giá rất cao nguy cơ khủng hoảng của hệ thống tín dụng nên ngày 12 vừa qua, năm Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng nhất của thế giới đã đồng loạt can thiệp vào thị trường, cụ thể là bơm thêm mấy trăm tỷ Mỹ kim vào kinh tế để cứu nguy.

Bây giờ, người ta còn trông đợi xem vụ khủng hoảng vì ách tắc tín dụng có kéo dài không, và giá dầu thô sẽ ảnh hưởng thế nào trong tình hình đó. Nhìn chung, các nhà kinh tế đều dự báo là đà tăng trưởng tại cả hai khối kinh tế này có thể giảm 1%, kinh tế Mỹ chỉ tăng được gần 2% và Âu châu thì chỉ 1,5% là nhiều. Trong khi ấy, lạm phát vẫn là mối quan tâm đáng kể, nhất là tại một số quốc gia Âu châu, vì vậy người ta mới nói đến rủi ro bị suy phát, bị cả stagnation lẫn inflation.

- Hỏi: Giữa Hoa Kỳ và Âu châu, chúng ta còn khối kinh tế coi như hạng nhì sau Mỹ là Nhật Bản. Qua năm 2008, tình hình kinh tế Nhật sẽ ra sao sau khi xứ này đã bị suy trầm, thậm chí suy thoái trong hơn chục năm liền"

- Qua năm tới, tình hình Nhật Bản mới thật đáng ngại vì Nhật bị suy trầm và giảm phát quá lâu nên đã phải hạ lãi suất đến số không và bơm tiền rất nhiều để kích cầu kinh tế, để kích thích tiêu thụ. Ngày nay, lãi suất tại Nhật vẫn chỉ có 0,50% nên nếu xứ này bị nguy cơ suy trầm, họ khó còn khả năng hạ lãi suất. Tuần qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã do dự mãi rồi vẫn giữ nguyên lãi suất mà chưa dám hạ hay tăng. Ngoài ra, Nhật còn bị nhiều ách tắc trong cơ chế kinh tế mà chưa giải quyết nổi và bị ảnh hưởng nặng nhất của nạn dầu thô lên giá cùng với các vấn đề chung của hai khối kinh tế Âu và Mỹ.

Qua năm 2008, mối lo đáng ngại nhất chính là nền kinh tế Nhật Bản, là điều khá bất ngờ cho nhiều người vì Nhật mới chỉ phục hồi từ năm 2005 mà thôi. Đáng ngại hơn cả là đảng Tự do Dân chủ đang cầm quyền lại rất yếu thế nên khó tiến hành cải cách để giải tỏa những ách tắc trong cơ chế như ta vừa mới nói.   

- Hỏi: Khi mọi người đều nghĩ rằng cả ba khối kinh tế này đều gặp rủi ro suy trầm thì tất nhiên là giới hữu trách cũng biết như vậy. Ba khối kinh tế này có khả năng đối phó hoặc ngăn ngừa ra sao"

- Trên đại thể, người ta có biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất hay giải tỏa điều kiện cho vay để kinh tế có thêm tiền cho sản xuất và đầu tư. Kế đó, người ta có biện pháp về tài chính công, như giảm thuế hay tăng chi cũng để bơm thêm tiền vào kinh tế. Loại đối sách thứ ba là cải tổ cơ cấu kinh tế để tháo gỡ ách tắc và khuyến khích sản xuất. Ba loại đối sách ấy có hiệu quả từ nhanh đến chậm, từ sáu tháng tới cả năm hay nhiều năm.

Nhưng đây mới là mấy vấn đề đáng lo. Thứ nhất, không phải ngân hàng trung ương nào cũng có thể giảm lãi suất vì điều ấy còn tùy ở mức lãi suất căn bản hiện cao hay thấp. Thứ hai là còn tùy vào tình hình vật giá, tức sức ép của giá cả mạnh hay yếu, nếu khơng khéo là vừa bị suy trầm vừa bị lạm phát như các nước Âu châu đang sợ nên chưa dám hạ lãi suất. Thứ ba là còn tùy vào hoàn cảnh ngân sách; nếu đã bị bội chi quá lớn thì người ta khó có thể giảm thuế hay gia tăng công, là trường hợp của Nhật Bản và nhiều nước Âu châu. Thứ tư, nói về cải tổ cơ chế để giải tỏa ách tắc trong sản xuất thì khả năng ấy cũng tùy vào tư thế mạnh yếu của đảng cầm quyền, vào ngay lúc này. Vì ngần ấy lý do, việc đối phó có công hiệu hay không thì cũng còn tùy thuộc vào tình hình của từng nước.

- Hỏi: Cho tới nay, các nước đã làm những gì hầu có thể chặn trước nguy cơ suy trầm mà ai cũng nói tới"

- Trước hết, các ngân hàng trung ương đều phối hợp mở rộng khung cửa can thiệp để bơm tiền cấp cứu các ngân hàng và cả hệ thống tín dụng hầu đẩy lui vụ khủng hoảng của thị trường tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Âu châu - là cơ chế điều tiết tiền tệ cho 15 quốc gia cùng sử dụng đồng Euro - vẫn chưa hạ lãi suất vì động lực có khi trái ngược của từng nước trong khối này, điển hình là khác biệt lậo trường của Đức và Pháp. Trong thời gian tới, người ta chờ đợi xem Nhật Bản và khối Euro, nơi nào sẽ cắt lãi suất trước, sau khi các Ngân hàng Trung ương của Anh, Canada và Hoa Kỳ đều giảm lãi suất. Riêng nước Mỹ thì đã hạ lãi suất ba lần, tổng cộng 100 điểm tức là 1%, trong hơn ba tháng vừa qua và sẽ còn hạ nữa trong một hai quý sắp tới.

Nhìn chung và chúng ta có đề cập tới vấn đề này từ tháng Chín, Hoa Kỳ có nhiều khí cụ khả dụng để giải trừ nguy cơ suy trầm hơn hẳn hai khối kinh tế kia - nhờ lãi suất đang cao, loại cơ bản chỉ có 4,25% nên còn có thể giảm, bội chi ngân sách còn thấp, chỉ có 1,2% tổng sản lượng GDP, nên vẫn có thể gia tăng công chi - vì vậy sẽ sớm thoát khỏi suy trầm.

- Hỏi: Bây giờ, chúng ta nhìn qua Á châu, tình hình kinh tế năm tới sẽ thế nào khi ba khối kinh tế đầu máy là Mỹ, Nhật, Âu đều có thể bị đình đọng"

- Trước hết, ta chú ý đến trường hợp Trung Quốc là nền kinh tế có trọng lượng, đang có tốc độ tăng trưởng cao mà lại bị lạm phát mạnh khiến họ phải tăng lãi suất sáu lần trong năm nay. Qua năm tới, đà tăng trưởng tại Trung Quốc có thể giảm mất gần 2% là điều thật ra đáng mừng vì từ nhiều năm nay lãnh đạo xứ này muốn hãm đà tăng trưởng để hạ nhiệt kinh tế mà không nổi. Bây giờ nếu cả ba thị trường lớn của hàng hoá Trung Quốc mà bị suy trầm thì xuất khẩu của Hoa lục sẽ giảm và đó là giả thuyết thật ra có lợi vì quân bình lại chênh lệch kinh tế toàn cầu và góp phần đẩy lui mối lo lạm phát ở tại đây.

Nói cách khác, Trung Quốc đã nhờ thế giới đạp thắng dùm cho mình để hy vọng hạ cánh an toàn. Tuy nhiên, vì khả năng quản lý vĩ mô vẫn còn kém, tình trạnh nóng máy kinh tế, tức là đầu tư quá mạnh và lạm phát quá cao, vẫn có thể xảy ra với xác suất cao. Hậu quả có thể là nhiều xáo trộn kinh tế dẫn tới động loạn xã hội.

- Hỏi: Nhìn qua các nước Á châu khác, như tại Đông Nam Á, thì nạn suy trầm toàn cầu như vậy sẽ có ảnh hưởng ra sao"

- Quy tắc chung là kinh tế càng lệ thuộc vào thị trường xuất cảng thì khi các thị trường này sa sút, nền kinh tế càng bị ảnh hưởng. Xuất khẩu của các xứ Đông Nam Á qua Hoa Kỳ và Âu châu chiếm một tỷ trọng chừng 15% nên năm tới, thị trường của họ sẽ bị thu hẹp và kinh tế bị hiệu ứng bất lợi. Tuy nhiên, và đây là câu hỏi đã được nêu lên từ đầu, các xứ trong khu vực cũng mua bán của nhau nhiều hơn nên hiệu ứng của suy trầm từ hai khối kinh tế Âu-Mỹ cũng giảm bớt và kinh tế Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh, họ không sợ suy trầm như nhiều xứ khác.

- Hỏi: Ta sẽ kết thúc chương trình với trường hợp Việt Nam. Thưa ông, viễn ảnh kinh tế 2008 của xứ này sẽ ra sao"

- Việt Nam đang bị lạm phát nặng, và với xuất khẩu chiếm tới 60% tổng sản lượng GDP, nghĩa là một thị trường nội địa còn quá thấp, cho nên khi các nước bị suy trầm, Việt Nam sẽ bị giao động nặng nhất. Sản xuất sẽ giảm sút nhiều kể từ giữa năm tới trong khi lạm phát vẫn chưa thuyên giảm. Lương thực và dầu khí sẽ tiếp tục thổi mạnh vật giá và gây hậu quả bất lợi cho thành phần bình dân và nghèo túng.

Trong khi ấy, khả năng quản lý kinh tế của lãnh đạo tại Việt Nam còn quá thô thiển nên khó chống đỡ nổi những hiệu ứng từ quốc tế dội vào. Thí dụ nổi bật là cách giải từ lạm phát quá kém và lãi suất ngân hàng vẫn được duy trì quá thấp trong hệ thống tài chính còn quá nhiều bấp bênh và bội chi ngân sách quá lớn. Nếu năm 2007 là năm hồ hởi cho Việt Nam nhờ viễn ảnh hội nhập vào kinh tế toàn cầu thì năm 2008 sẽ là năm thử thách cho lãnh đạo kinh tế khi kinh tế toàn cầu bị sóng gió. Nhiều trường hợp hồ hởi sẽ biến ra bẽ bàng, thị trường chứng khoán bị rất nhiều bất trắc và trái bóng gia cư hay đất đai có thể sẽ bể vào cuối năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước tiên phải xác định mục đích đi DU HỌC là gì. Có mục tiêu đúng đắn thì mới có phương hướng đúng đắn, có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng.
Sự kiện Trung Quốc thành lập Huyện Tam Sa đã bùng lên một sự phản đối mạnh mẽ của người Việt Nam trên khắp thế giới. Những câu hỏi được đặt ra
Chúng tôi thực không muốn cứ lặp đi lặp lại những điều đã viết rất nhiều lần trong mấy năm qua, và cũng đã được nhiều nhà bình luận nói đến trên nhiều báo chí
Đất nước đang chuyển mình đến một khúc quanh quan trọng của lịch sử. Những biến động vừa qua là những tín hiệu của những cơn sóng ngầm
Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lên tiếng về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đầu năm 1976, tôi tham gia cộng tác với Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp thuộc Bộ Tư Pháp trong Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam
Quốc nạn Hoàng sa - Trường Sa đang diễn ra.  Trong nước, ngoài nước cùng thức tỉnh.  Vì sao ra nông nỗi này "  Làm thế nào để thoát nạn, giành lại đất, biển
Điều được phô trương sau 5 ngày họp  Đòan đã phản ảnh “ là ''hơi thở" của đoàn viên thanh thiếu niên cả nước”, thật ra rất hời hợt và vô trách nhiệm.
Suốt 75 năm qua, CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để trương ngọn cờ máu trên lãnh thổ Hồng Lạc. Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng
Chỉ còn một vài ngày nữa hết năm cũ bước sang năm mới 2008, chúng ta thử kiểm điểm lại thành quả CDD/Washington
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.