Hôm nay,  

GS Bích Bàn Nhân Quyền VN: Ong Khải, Ong Triết Đi Mỹ...

05/07/200700:00:00(Xem: 7674)
Nhìn như thế nào về buổi hội kiến giữa Tổng Thống Bush và chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết trong tháng 6-2007" Theo nhận xét của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích  thì lạ hơn những lần TT Bush họp với Thủ Tướng Phan Văn Khải, trong năm 2005 và rồi năm 2006.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tuần qua đã tham dự một hội thảo có tên là "Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt: Lịch Sử và Giảng Dạy," tổ chức bởi Hội Việt Học tại Nam California. Hội nghị này sẽ kéo dài nhiều ngày, từ ngày Thứ Bảy 30-6-2007 cho tới hết ngày Chủ Nhật 8-7-2007.

Và hôm Thứ Năm, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ ra phi trường đón hiền thê là giáo sư Đào Thị Hợi, một nữ học giả từng dạy tiếng Việt ở một số đại học vùng Hoa Thịnh Đốn, để giáo sư Hợi dự những ngày cuối của hội nghị này.

Khi tới thăm tòa soạn Việt Báo, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một trong những người hoạt động nhân quyền Việt Nam được một số cố vấn cao cấp chính phủ Hoa Kỳ mời vào Bạch Oc  để hội ý về tình hình nhân quyền và dân chủ tại VN.

Giáo sư Bích kể rằng sau khi ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết rời thủ đô Washington DC, hơn 10 người hoạt động nhân quyền - trong đó có GS Bích, có ông Lê Minh Nguyên, đại diện cho Mạng Lưới Nhân Quyền, ông Hoàng Tứ Duy, ông Nguyễn Đình Thắng, Chị Ỷ Lan, ông Đỗ Hoàng Điềm, Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, và một số người nữa -- đã được nghe các cố vấn Bạch Oc trình bày về tình hình nhân quyền VN, trong đó có những điều được yêu cầu giữ kín, và được hỏi ý về các quan tâm.
Điều khác lạ, theo lời giáo sư Bích nhận xét, chính rằng đây là lần đầu tiên Bạch Oc tỏ lộ quan tâm như thế, khi biểu lộ bằng cách gặp một số nhà hoạt động gốc Việt cả trước và sau khi gặp chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Điều khác thường còn là trong khoảng gần 50 phút gặp ông Triết, ông Bush đã giành ¾ thời gian để nói về nhân quyền. Ong Bush nói thẳng rằng Mỹ không chấp nhận tình hình VN đàn áp nhân quyền, rằng VN đã ký Công Ước Nhân Quyền LHQ thì phải tôn trọng. Ong Triết nói mỗi nước có pháp luật riêng và cách hiểu riêng về nhân quyền. Ong Bush nói nhân quyền là giá trị phổ quát, chung cho toàn cầu, nên mới gọi là Công Ước Nhân Quyền LHQ, và đặc biệt, "ngài mong muốn thu phục Việt Kiều, thì chỉ có tôn trọng nhân quyền mới làm thành chiếc cầu nối được."

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cũng trong nhóm vài người được bà Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi và dân biểu Loretta Sanchez hội kiến để hỏi về tình hình nhân quyền VN một ngày trước khi bà Pelosi tiếp đón chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét rằng chuyến đi của ông Triết có quá nhiều điều khác lạ so với hai lần TT Bush họp với Thủ Tướng Phan Văn Khải.

Lần đầu, ông Bush đón ông Khải ở Bạch Oc cũng tháng 6, nhưng là trong năm 2005. Lần thứ nhì, ông Bush họp với ông Khải ở Hà Nội, khoảng tháng 11-2006 khi đi dự hội nghị APEC mà VN là nước chủ nhà.


Trong cả hai lần đó, đều có Thông Cáo Chung, theo nhận xét của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người từng giữ chức Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do RFA, Ban Việt Ngữ. Lần gặp năm 2005 cũng có bất đồng, kết thúc họp giữa ông Bush và ông Khải là lúc 12:00 giờ trưa, thì tới 4:00 giờ chiều hai bên mới soạn xong Thông Cáo Chung. Nhưng cũng may, còn có Thông Cáo Chung.

Giáo sư Bích nói lần ông Bush gặp ông Triết thì không có Thông Cáo Chung, một điều cho thấy rất là khác lạ khi hai nguyên thủ gặp nhau.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói, không riêng Bạch Oc, mà lưỡng viện Quốc Hội đều bày tỏ áp lực nhân quyền với Việt Nam. Cụ thể như với nghị quyết Hạ Viện có tên là H.Res. 243 do dân biểu Chris Smith đưa ra đã được ngay toàn bộ ủng hộ, 404 phiếu thuận và không phiếu chống. Nội dung nghị quyết này, đưa ra bỏ phiếu đầu tháng 5-2007, trong đó đòi VN cải thiện nhân quyền và đòi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Và chuyện này là xảy ra vài tuần trước khi ông Triết tới Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cũng là một học giả về ngữ học trong giới đại học Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng cuộc chiến nhân quyền là của người Việt, bởi người Việt và cho người Việt, chứ đừng bao giờ nên nghĩ ngợi rằng đây là chuyện của người khác hay nước khác. Quốc tế có thể giúp chúng ta, nhưng không ai làm thay cho chúng ta, theo lời giáo sư Bích. Bởi vì các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội… trước tiên và sau cùng là vì hạnh phúc và thăng tiến của đồng bào mình, chứ không phải để làm lợi ích cho bất kỳ nước nào khác.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh tại Hà Nội, trưởng thành và học tại Sài Gòn, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Au, theo học Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Princeton năm 1958, rồi lên học về Châu Á Học tại Columbia University (1959-65), văn chương Nhật Bản tại Kyoto University (1962-63), giáo dục song ngữ và ngữ học lý thuyết tại Georgetown University (1980-85).

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sau khi sang Mỹ năm 1975, đã định cư ở Virginia, hoạt động trong Văn Bút Việt Nam, sống nhiều năm bằng nghề giáo, đã dạy về khoa Giáo Dục Song Ngữ, và cả các môn ngữ học và văn chương Việt ở Trinity College, George Mason University, và Georgetown University.

GS Bích còn là tác giả và dịch giả nhiều tác phẩm văn học, trong đó có các cuốn Anh ngữ được chú ý nhất là War and Exile: A Vietnamese Anthology (Chiến Tranh và Lưu Vong, một tuyển tập thơ và truyện, NXB Pen USA, 1989),  A Thousand Years of Vietnamese Poetry (Một Ngàn Năm Thi Ca VN, NXB Knopf, 1975), và nhiều cuốn khác.

Cả những khi giữ chức Giám Đốc Đài RFA, và rồi về hưu, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích lúc nào cũng toàn tâm toàn lực vận động cho nhân quyền và dân chủ VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Sáu mùng sáu, nhân chuyến thăm viếng Ấn Độ, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói đến việc nâng cấp quan hệ Việt-Ấn
Những thay đổi trong đời sống dù to tát hay nhỏ nhoi cũng có thể ảnh hưởng không nhiều thì ít đến chúng ta. Lúc tuổi cao, những thay đổi này càng
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt
Người ĐẠT ĐẠO phải trong sạch trong tư tưởng ảnh hưởng đến lời nói và việc làm. Cần phải gạt bỏ ngay hạt nhân xấu vừa nảy mầm
Dân chúng Mỹ lại một lần nữa tưng chào mừng Ngày Sinh Nhật thứ 231 năm của quốc gia trẻ trung Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 32 năm dưới chế độ CS, người dân Việt Nam trong nước vẫn chưa được hưởng
Phim ảnh Việt Nam thời gian này ra nhiều về số lượng cũng như về chất lượng
Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế.
Bài viết này được đúc kết bởi cảm xúc có được sau hai ngày tham dự Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt (HNQTVTV) do Viện Việt Học (1) tổ chức
Công cuộc cứu trợ nạn nhân Sóng Thần ở Nam Á là một nỗ lực quốc tế lớn lao, chưa từng thấy trên thế giới. Nó cũng làm nổi bật một điểm rất đặc biệt
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.