Hôm nay,  

Bất Bạo Động Và Lòng Từ Bi-3

8/1/200900:00:00(View: 5263)
BẤT BẠO ĐỘNG VÀ LÒNG TỪ BI-3
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: "On Non-Violence and Compassion."
(tiếp theo)
LÒNG TỪ BI PHÁT SINH NHỜ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC CÁC HÀNH ĐỘNG VÔ MINH CỦA CON NGƯỜI
Chúng ta nên biết sự khác biệt quan trọng giữa các hành động có chủ tâm và những việc làm chỉ nói suông nơi miệng. Khi tâm con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các ý tưởng đạo đức thì không một hành động xấu ác nào họ có thể làm. Nếu con người được thúc đẩy bởi tình thương thì dù việc làm của họ có tiêu cực vẫn mang lại kết quả xây dựng. Ví dụ nói láo là điều không tốt nhưng khi bạn làm vậy vì lòng từ bi muốn giúp đỡ kẻ khác thì sự dối trá có thể trở thành một điều cần thiết.
Tư tưởng vị tha của tâm tỉnh thức bắt nguồn từ sự thực hành tình thương và lòng từ bi. Trong một vài trường hợp bạn có thể có những hành động tiêu cực nơi thân và lời nói. Các việc làm sai quấy đó sẽ dẫn đến kết quả không mấy gì tốt đẹp. Nhưng tùy thuộc nơi tâm ý của quý vị mà các hành động này đôi lúc trở thành trung tính không lợi, không hại hay có khi nó lại trở nên hoàn toàn hữu ích. Do đó mà điều Phật giáo cho rằng quan trọng là ở tâm ý con người còn các hành động nơi thân hay lời nói xuất phát từ miệng là thứ yếu. Cho nên, đức tính hay sự trong sạch của bất cứ hành động tâm linh nào xấu hoặc tốt đều chịu ảnh hưởng quyết định bởi tư tưởng và ý nghĩ của cá nhân.
Bởi vậy, các bạn cần diệt trừ những ý tưởng tiêu cực như sự hận thù, tham đắm và vô minh. Quý vị nên loại bỏ khỏi tâm bạn các ý nghĩ bất thiện này. Những hành động nơi thân, khẩu và ý của quý vị cần thực hiện đúng theo lời Phật dạy. Sinh hoạt hằng ngày của chúng ta nên áp dụng cho thích hợp với tinh thần Phật giáo, nếu không thì đời sống của bạn sẽ trở nên lầm lạc và vô nghĩa. Cho nên quý vị cần phải sống hòa hợp với những điều chúng ta đã nói và làm. Nhằm diệt trừ hành động vô minh, tánh ích kỷ, và ngã mạn con người cần phát triển tình thương, lòng vị tha, tâm từ bi và trí tuệ hiểu biết vạn pháp đều là không thực.
Ý THỨC VI TẾ KHÔNG CÓ SỰ KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC
Tôi tin rằng vào lúc lâm chung không ai có thể giúp đỡ ngoại trừ sự tu tập của chính mình. Khi từ giã cõi đời, bạn sẽ phải ra đi một mình và bỏ lại trần gian mọi thứ. Không bà con hay bạn bè nào có thể cứu giúp cho chúng ta. Dù bạn có nhiều tiền, nhưng sự giàu sang vẫn không thể giúp đỡ mà đôi khi còn làm khổ quý vị. Người bạn thân nhất cũng không đi theo mình. Ngay cả vị thầy tâm linh vẫn không thể tự giúp chính họ hay các bạn vào lúc ấy. Mọi người đều phải ra đi một mình, do sự hướng dẫn của nghiệp lực (karma).
Vậy trong giờ phút đó, ai sẽ giúp cho bạn" Chỉ có quả báo của các hành động lành như tình thương, lòng vị tha và tâm từ bi hiện còn lưu lại nơi tâm thức của chúng ta. Cả hai thiện và ác nghiệp được cất giữ nơi thức A Lại Da. Đây là ý thức nguyên thỉ căn bản hay "Ánh sáng trong suốt" (Clear Light), không có sự khởi đầu hay kết thúc (vô thỉ, vô chung).
Nghiệp thức này đến từ cuộc sống kiếp trước và tiếp nối đến đời sau của các bạn. Đó là quả báo hạnh phúc hay khổ đau mà con người phải gặt lấy do hành động xấu hoặc tốt của mình đã gây ra.
Trong giờ phút lâm chung sắp mất, chỉ có nghiệp lành sẽ giúp cho chúng ta. Do đó, lúc còn sống, nhất là khi đang còn trẻ, với tâm ý trong sạch và bạn có khả năng tu tập, để tự mình chuẩn bị cho cái chết là rất quan trọng. Nhờ vậy mà quý vị có thể đối đầu  thích đáng khi nó xảy đến.
Tiến trình của sự hấp hối xảy ra vào lúc các tế bào trong cơ thể của bạn đang dần dần bị hủy diệt. Nếu tâm của quý vị biết chuẩn bị làm quen với quá trình này, vào lúc cái chết đến chúng ta dễ dàng bình thản đối diện với nó. Tương tự, nếu bạn thường xuyên thiền định quán chiếu đến tình thương và lòng từ bi cùng chia xẻ hạnh phúc của mình nhằm cứu khổ cho những kẻ khác, thì chính do các hành động lành này sẽ giúp quý vị. Nếu là người hằng ngày thực hành chân chính Phật Pháp, bạn sẽ an nhiên tự tại trực diện với cái chết.
KHÔNG CÓ NGƯỜI CHO VÀ KẺ NHẬN
Đức Phật dạy rằng chư Bồ Tát dùng gươm Trí Tuệ diệt trừ Vô Minh và tâm Đại Bi để cứu độ hết thảy chúng sinh. Cả hai đức tính này chúng ta cần luôn luôn kết hợp, chứ không nên riêng rẻ hành động.
Bố thí là sự phát tâm sẵn sàng ban cho người khác không tính toán so đo mọi thứ như tài sản, và thân thể của mình v.v.. Sự bố thí này nhằm mang lại phúc lợi cho kẻ khác.
Cái thân tứ đại giả tạm của con người là nguồn gốc tạo nên các điều xấu xa và tội lỗi, tuy nhiên cũng nhờ nó mà bạn có thể làm những việc lành để giúp đỡ tha nhân. Mọi phước đức mà quý vị đã tạo ra được để cứu giúp, mang phúc lợi đến cho nhiều người khác, công đức thực vô lượng.
Quý vị không nên chiếm hữu hay tích trử ngày càng nhiều vật chất và của cải vì các thứ này sẽ gây trở ngại cho sự thực hành hạnh bố thí cũng như đạt thành quả giác ngộ của chúng ta. Người nào nhận thức rõ cuộc đời là vô thường và phát tâm bố thí tất cả của cải vật chất để cứu giúp những người nghèo khổ được gọi là Bồ Tát (Bodhisattva). Mục tiêu của hạnh bố thí là nhắm đến sự giác ngộ ; và trong ý nghĩa rốt ráo, muốn được nhiều lợi lạc thì hành giả nên quán tưởng không có kẻ cho lẫn người nhận.
TRÍ TUỆ GIÚP PHÂN BIỆT CÓ NHIỀU HẠNG NGƯỜI
Khi khảo sát thế giới tinh thần, chúng ta nhận thấy có nhiều yếu tố tạo nên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Đó là lòng tự tin, tánh ngã mạn và kiêu căng. Tự tin là một đức tính tốt còn kiêu căng và ngã mạn là những tánh xấu.

Tôi thường phân biệt có nhiều hạng người. Một loại người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không quan tâm, và thường xâm phạm, tước đoạt quyền lợi của những kẻ khác. Đây là hạng người xấu. Có kẻ lại nói: "Tôi mong trở thành một con người tốt. Tôi cần phục vụ, có trách nhiệm và giúp đỡ các bạn bè." Trừ phi có quyết tâm mạnh mẽ, quý vị rất khó chiến đấu, chống trả lại được các ý tưởng xấu xa. Nhờ trí tuệ hay sự sáng suốt đã giúp bạn phân chia được có những hạng người khác nhau.
Một ví dụ nữa là tình thương và lòng từ bi trong nghĩa này, còn ý kia là sự quyến luyến. Mặc dù cả hai đều bày tỏ sự thân tình, nhưng lòng tham đắm dẫn đến kết quả xấu, còn tình thương và lòng từ bi mang lại hậu quả tốt.
Dục vọng là động lực chủ yếu để thành đạt hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Phật giáo ghi nhận có hai loại: Sự mong muốn và nguyện ước. Một là lòng ưa thích cứu giúp chúng sinh và thứ hai là điều mong cầu muốn được hoàn toàn giác ngộ. Nếu không có những khát vọng này thì không thể thành tựu được sự giác ngộ. Tuy nhiên cũng có sự ham muốn dẫn đến kết quả của những việc làm bất thiện. Để chống lại dục vọng tiêu cực này là sự bằng lòng hay mãn nguyện. Khi lòng ham muốn thúc đẩy bạn làm việc sai quấy thì quý vị nên dùng trí tuệ để kiểm soát và ngăn chặn nó.
SỰ KHỔ ĐAU TỰ NGUYỆN TẠO NÊN SỨC MẠNH TINH THẦN
Sự hạnh phúc và đau khổ của con người, chủ yếu gồm có hai loại: thể xác hoặc tinh thần. Khi nỗi đau đớn do cơ thể bệnh hoạn gây nên, nhờ tinh thần, ý chí mạnh mẽ bạn có thể khống chế vượt qua. Nếu giữ được tâm an tịnh, quý vị sẽ cảm thấy bớt khổ đau thân xác. Trái lại, khi tinh thần đau khổ, thể xác không thể giúp bạn an vui được. Nếu quý vị mong chấm dứt sự khổ đau bằng các thú vui xác thịt, nhưng điều đó không bao giờ mang lại kết quả lâu dài, mà còn khiến cho nỗi khổ đau của bạn càng tăng thêm. Cho nên điều quan trọng là quý vị cần chăm sóc sự tu tập ở nội tâm hơn là chỉ nghĩ đến việc lo kiếm tiền để làm giàu.
Dĩ nhiên, Phật giáo ngoài chủ trương tìm phương pháp làm giảm bớt nỗi khổ đau của chính cá nhân bạn, nó còn giúp cứu khổ cho nhiều người khác. Nhưng nếu quý vị không thể chịu đựng nỗi sự khổ của riêng mình, thì làm sao chúng ta có thể giúp đỡ cho các bạn bè thân nhân"
Có sự sai khác giữa nỗi khổ của tha nhân mà bạn chia xẻ, nhận làm của mình và sự khổ trực tiếp phát xuất từ chính nơi quý vị. Trong cái trước khiến bạn lo nghĩ khi cưu mang điều bất hạnh của người khác, nhưng cảm thấy vui vì mình tự nguyện nhận chịu sự khổ ấy. Nhờ tham gia vào việc cứu khổ cho kẻ khác mà tâm từ bi của bạn được phát triển. Trái lại ở trường hợp sau, mặc dù không muốn mà vẫn gặp cảnh khổ, cho nên quý  vị bất đắc dĩ đành phải chấp nhận, nhưng không mấy gì tích cực. Tuy nhiên, đức Phật đã dạy: "Bạn hãy quên hạnh phúc của riêng mình mà cố gắng giúp đỡ cho người khác".
 Nền tảng để bạn xây dựng tinh thần hy sinh và nghĩ đến phúc lợi tha nhân là lòng yêu thương chính mình. Tất cả chúng ta ai cũng muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng bao giờ quá đề cao, chỉ biết bản ngã của quý vị.
SỰ HIỂU BIẾT NHAU GIỮA CÁC TÔN GIÁO SẼ MANG LẠI TINH THẦN HÒA HỢP VÀ THƯƠNG YÊU
Tôi đã từng thuyết giảng rằng các tôn giáo lớn trên thế giới đều có chung một lý tưởng của tình thương, một mục đích cứu giúp cho nhân loại và hướng dẫn các tín đồ trở thành những con người tốt hơn. Tín ngưỡng nào cũng dạy những lời răn đạo đức nhằm giúp con người giữ gìn thân, lời nói và ý nghĩ luôn luôn trong sạch. Tất cả đều khuyên chúng ta không nên nói láo, trộm cắp hay sát sinh v.v...
Mục đích chung của những tôn giáo là xây dựng trên lòng vị tha, không ích kỷ, diệt trừ vô minh và hướng đến các điều thiện. Trên căn bản này, tôi tin rằng mọi tín ngưỡng đều thuyết giảng chung một bức thông điệp của tình thương. Sự khác biệt về giáo lý có thể do vì các nền văn hóa không đồng nhất của mỗi quốc gia. Thực là vô cùng lợi ích nếu chúng ta biết áp dụng trong cuộc sống hằng ngày những lời khuyên răn đạo đức hơn là tranh cải về các điều khác biệt nhỏ nhặt vô bổ trong mọi tôn giáo.
Mỗi tín ngưỡng hoạt động theo phương cách riêng của mình, nhằm giúp nhân loại bớt khổ đau và đóng góp cho nền văn minh, tiến bộ của thế giới. Không cần thiết phải cải đổi tôn giáo. Tốt hơn, tôi cố gắng suy nghĩ làm cách nào để có thể đóng góp, giúp con người sống có hạnh phúc.
Tôi không ủng hộ bất cứ một tín ngưỡng đặc biệt nào với ý đồ gây tổn hại cho các tôn giáo khác. Tôi cũng không chủ trương đi tìm một tôn giáo mới. Mọi tôn giáo khác biệt đều có trách nhiệm giúp làm thăng hoa, và cải thiện đời sống con người. Nhân loại, với nhiều khuynh hướng, trình độ và ý tưởng sai biệt nên cần phải có những tôn giáo khác nhau để giúp con người sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Tôi hoan nghinh mọi nỗ lực khắp nơi trên thế giới nhằm mang lại sự hòa hợp, thông cảm và hiểu biết nhau hơn giữa các tôn giáo. Điều này đặc biệt rất khẩn cấp cần thiết trong hiện tại. Sự hiểu biết giữa các tín ngưỡng sẽ tạo nên sự đoàn kết giúp các tôn giáo có thể hợp tác làm việc chung với nhau.
Điều ấy có thể thành đạt khi mọi tôn giáo đều biết kính trọng lẫn nhau và chú tâm vào mục đích chung là giúp đỡ, mang lại hạnh phúc cho con người. Chúng ta cũng cần có sự đồng tâm nhất trí trong nỗ lực truyền bá các giá trị đạo đức tâm linh căn bản của tất cả tôn giáo đến với mọi người nhằm nâng cao đời sống an lạc cho nhân loại.
Trong tương lai, dù cho quý vị sẽ có thể thành đạt được nền hòa bình thế giới hay không, chúng ta vẫn không có chọn lựa nào khác là cần phải cùng nhau tích cực hoạt động hướng đến mục tiêu đó.
(còn tiếp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.