Hôm nay,  

Trí Thức Và Dân Chủ

3/5/200900:00:00(View: 7951)

TRÍ THỨC VÀ DÂN CHỦ

Nguyễn Phương Anh
Từ xa xưa, câu chuyện về hèn nhát đặc sắc nhất mà cả nhân loại đều biết. Đó là câu chuyện "Ông Vua cởi truồng". Tuyệt đại đa số quan chức triều đình đến những người dân lớn tuổi đều trầm trồ khen ngợi sự hèn nhát của mình. Sau cùng, một cậu bé đã phá tan luồng suy nghĩ đó. Cậu khẳng định là ông vua cởi truồng.  Nếu là ở VN, chắc hẳn mọi người sẽ nâng cậu bé đó thành anh hùng. Nhưng đâu phải vậy. Cậu bé đó chỉ nói lên đúng suy nghĩ của mình, thứ suy nghĩ chưa hề nhuộm màu tư lợi. Cậu bé đó không phải là người anh hùng. Trong vô vàn các cậu bé đi theo đám rước thì cậu chỉ là người phát ngôn theo đúng lứa tuổi. Đó cũng không phải nỗ lực hay tiềm ẩn gì trong con người cậu bé..
Trở lại Việt nam ngày nay. Những người đấu tranh dân chủ đã và đang lên tiếng trước thực trạng xã hội không theo tiêu chuẩn của nhân loại tiến bộ. Họ, đa phần cũng chỉ mới phát ngôn theo đúng cách suy nghĩ cần phải có. Cách đấu tranh dựa trên lương tâm như vậy cũng không là gì đối với chế độ độc tài. Trong số những người đấu tranh đó, họ nghĩ họ là dũng cảm. Không hoàn toàn như vậy. Nói ra sự thật đâu phải là dũng cảm, mà mới chỉ chứng minh tôi đang nói đúng quyền của tôi. Có nhiều điều đã chứng minh sự dũng cảm còn thiếu như : sự dũng cảm khi bị an ninh đàn áp mạnh, khi khai báo trong khi bị bắt vào tù, sự dũng cảm còn lại sau khi ra tù.
Có những người đấu tranh dân chủ có uy tín chê trí thức là  một lũ hèn nhát. Nhưng họ đâu biết trong phong trào dân chủ hiện nay đã đa phần là trí thức. Từ ngày xưa đã có sự phân công : sĩ, công, nông, thương, binh. Tất nhiên sự phân công chưa hoàn hảo, nhưng phần nào đã nói lên sự chuyên môn hoá trong cuộc sống. Ai đó đã bắt trí thức phải đi đầu và "lãnh đạn" như những người lính tiên phong" Và nếu trí thức không đi đầu thì bị quy là hèn nhát. Vậy, cái logic trong sự phân công xã hội để ở đâu.
Đừng suy nghĩ theo kiểu Mao " rí thức không bằng cục phân" hay là" trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Chính vì suy nghĩ như vậy mà hàng loạt chế độ cộng sản đã sụp đổ. Hiện nay đâu còn nhiều chế độ cộng sản. Kể cả Việt nam cũng đâu còn cộng sản theo đúng nghĩa. Nếu vẫn coi trách nhiệm chính trong công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản phải là trí thức thì đó là chọn nhầm đối tượng. Chọn xong, lại nói họ hèn nhát thì lại càng chứng minh tính hàm hồ, ấu trĩ của người đã chọn. Câu nói đó còn tệ hơn câu nói của Mao. Trách nhiệm chính ở đây là nằm trên vai các nhân tố tiến bộ đang nằm trong các tổ chức đấu tranh và chính cả tập thể các tổ chức đó. Trí thức, như ngày xưa, là những người mà nhân dân đã nói " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Họ phải được "cởi trói", được tự do suy nghĩ, cống hiến, làm giàu...Ngay cả khi "kháng chiến chống Mỹ" thì toàn bộ lực lượng sinh viên miền bắc không bị bắt lính.  Chỉ đến khi cao trào thiếu quân cho chiến trường thì mới phải động viên. Cũng trong lúc đó, hàng trăm ngàn sinh viên đã được gửi đi đào tạo ở các khối "XHCN". Tất nhiên, phần con cháu lãnh đạo trốn lính, trốn chiến tranh cũng có, nhưng không phải đa số. Đó cũng chính là sự tôn trọng trí thức, tôn trọng hiền tài và tạo vốn nhân tài cho công cuộc phát triển xã hội. Tuy nhiên, sau khi dược đào tạo, lớp trí thức đó đã không có cơ hội để chứng minh toàn bộ năng lực của họ cũng như họ đã được đào tạo không theo khả năng, nhu cầu của họ. Chế độ mà họ phải sống cũng đã dần dần đưa họ vào lối rèn người "hồng hơn chuyên" và do vậy chế độ đã không phát huy được tri thức của họ. Hậu quả là  ngày nay nước Việt Nam ta vẫn đang là những nước tụt hậu về mọi mặt. Những lớp trí thức sau từ 6x, 7x, 8x...đến nay cũng vẫn chịu sự áp đặt và lối đào tạo ép buộc không theo tư tưởng tự do, tiến bộ về quan niệm xã hội, chính trị và do vậy tư tưởng hẹp hòi vẫn còn tồn tại. Sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, văn hoá... tuy được nâng cao chút ít nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của sự hội nhập với thế giới.


Vậy, phong trào dân chủ có nên làm một việc sai lầm nữa là biến tất cả những trí thức thành người lính xung kích ". Biến sở đoản của họ mà không đào tạo, trau dồi để trở thành sở trường và sở trường của họ thành hàng lưu kho ". Từ nền tảng là những người trí thức mà yêu cầu ngay tham dự phong trào với bao hiểm nguy, đàn áp...là không tưởng, và cũng đâu có dễ có một môi trường để đào tạo mà không bị phá hoại bởi độc tài cộng sản. Lòng dũng cảm của những người đấu tranh dân chủ đâu phải là tất cả. Tính tổ chức kỷ luật và nguyên tắc hành động hợp lòng dân nói rộng, hay trí thức nói hẹp mới là điểm nhấn về khả năng của từng chiến sĩ dân chủ, từng tổ chức dân chủ. Nếu có thể thì đồng loạt các chiến sĩ dân chủ, các tổ chức hãy kêu gọi trí thức bất hợp tác với chính quyền độc tài để làm lợi cho độc tài chứ đừng kêu gọi họ duy nhất thành người lính xung kích. Một cách khác để coi thường quần chúng nhân dân cũng có thể là bắt trí thức là những người hiểu biết nhất về xã hội. Đôi khi trí thức chưa hẳn đã quan tâm đến các vấn đề xã hội hay chế độ nhiều như những người dân khác. Ông Anhxtanh cũng là một đại trí thức. Ông đã rời bỏ Đức quốc xã để đến Mỹ làm nốt công việc chế tạo bom nguyên tử và rao giảng các nguyên lý vật lý vũ trụ. Ông cũng có tránh khỏi hậu quả của hai quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima và Nagasaki đè nặng lên lương tâm, thể xác của ông đâu. Ông cũng đã hối hận rất nhiều trong đời nghĩ lại về việc này. Trí thức , họ giỏi trong chuyên môn của họ và nếu khêu gợi tốt để họ mở lòng cho những việc khác thì mới là dụng nhân như dụng mộc.
Nếu cứ kêu gọi họ đối đầu theo cách họ chưa được đào tạo thì lại làm cho độc tài vốn sẵn có thế thượng phong vô hiệu hoá được họ và nhờ đó chúng dằn mặt được người khác, nhờ đó chúng tiêu được nhiều tiền ngân sách trên tấm lưng còng khốn khổ của người dân. Trí thức là người am hiểu xã hội và tốt đẹp biết bao khi trong số đó họ lại có những người có thêm phẩm chất của người lính tiên phong trong công cuộc cải cách xã hội. Nhưng đâu phải bất cứ ai cũng ôm đồm được nhiều việc. Ai cũng là Nhân tài đất Việt. Từ xa xưa không ai chê những người treo ấn từ quan. Cũng không ai chê những trí thức trong chế độ cũ ra đóng góp cho chế độ mới khi họ được tôn trọng, họ có khoảng trời để vẫy vùng và hệ thống chính trị mới tôn trọng tri thức của họ. Nếu tất cả trí thức đều trở nên những người lính đi đầu, họ sẽ phải gác lại chuyên môn chính và trong môi trường mới khi thành công họ lại phải mài giũa lại những tri thức thuở xưa, phần thời gian gián đoạn sẽ là kẻ thù đối với lối tư duy vẫn đang theo một hướng suy nghĩ. Liệu những công trình dang dở để dành lại chưa hoàn thiện khi "chiến đấu" sẽ trở nên hoàn thiện hơn sau nhiều thời gian cách ly, suy nghĩ bị bào mòn bởi thời gian.
Trí thức có thể hẹp bụng khi ta đòi hỏi họ phải vừa giỏi chuyên môn vừa đứng đầu sóng ngọn gió cho cuộc cánh mạng dân chủ vì quyền lợi của mọi người. Nhưng hoàn toàn họ không hèn nhát. Họ có thể trau dồi tri thức để một mai làm động lực cho đất nước dân chủ. Họ có hàng trăm ngàn con đường ủng hộ phong trào dân chủ như lôi kéo quần chúng khi có cơ hội, như dùng tài chính ủng hộ, như bao bọc giúp đỡ những chiến sĩ dân chủ. Hãy để họ tự lựa chọn cách thức giúp đỡ tốt nhất mà họ có thể. Đã có ai kêu gọi họi đóng góp tinh thần, công sức hay tài chính...vv...vv tuỳ theo sức của họ hay chỉ muốn áp đặt họ phải giống như mình- những chiến sĩ dân chủ. Đã chắc rằng ngay sau khi thành công thì các chiến sĩ dân chủ sẽ hoàn toàn là những nhà trí thức, đầy đủ khả năng quản trị xã hội ".Những người đấu tranh dân chủ nên hoàn thiện mình, học hỏi hàng ngày hàng giờ để ít nhất có thể tham gia vào guồng máy quản trị xã hội ở một công việc nhất định. Có một số chiến sĩ đấu tranh chỉ mong muốn khi thành công sẽ không tham gia quản trị xã hội. Đó là tư tưởng tự ti, chưa dám đương đầu với cả một cuộc cách mạng khác tiếp diễn một cách logic-cuộc cách mạng hoàn thiện mình và chứng minh mình luôn và sẽ luôn là những hạt nhân tốt cho tương lai. Đâu phải ai cũng là bác sĩ, kỹ sư... nhưng đâu phải ai cũng làm được những công tác quần chúng, làm dân biểu đại diện cho quyền lực cũng như đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân tốt như những chiến sĩ dân chủ đã cọ xát và được nhiều người tín nhiệm.
Hãy yêu cầu và khêu dậy lòng tự trọng của trí thức để họ đừng làm những việc có lợi cho độc tài, làm kéo dài sự tồn tại của độc tài. Việc này đoan chắc rằng thâm tâm họ đã nghĩ vậy và chỉ cần sự đồng thuận của phong trào thì họ sẽ làm tốt hơn bao giờ hết. Trí thức không hèn nhát. Chỉ có phong trào dân chủ chưa tìm được cách để họ hoà đồng theo khả năng của họ.
 Hà nội,
3/3/2009
Nguyễn Phương Anh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.