Hôm nay,  

Khi Thằng Bé Csvn Sợ Những Bước Đi Chập Chững Dân Chủ

11/28/200800:00:00(View: 7260)
Khi Thằng Bé CSVN Sợ Những Bước Đi Chập Chững Dân Chủ
Văn Chu (VNN)
Theo tin Vietnamnet, hôm 15 tháng 11 vừa qua, ngay trước khi bế mạc kỳ họp thứ tư, với 95 phần trăm số phiếu tán thành, quốc hội cộng sản Việt Nam đã bỏ quyết định về thí điểm cho người dân trực tiếp bầu chủ tịch xã. Nói là việc này "được lùi lại, cân nhắc và tiếp tục nghiên cứu để quyết định vào thời gian thích hợp."
Trước đó, trong khi thảo luận lần đầu tại các phiên họp tổ, và tại Hội trường quốc hội, đa số đều nhất trí với chủ trương cho người dân bầu trực tiếp chủ tịch xã, xem đây là "một bước tiến dân chủ và kỳ vọng tiến tới sẽ bầu trực tiếp ở cấp cao hơn". Giải trình trước quốc hội hôm 7-11, Bộ trưởng Nội vụ Cộng sản Việt Nam Nam Trần Văn Tuấn cũng khẳng định rằng, chủ trương này đã được nghiên cứu kỹ, đã lấy ý kiến của các địa phương, và nhận được sự ủng hộ.... Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu lại giải trình trước quốc hội rằng, vì còn nhiều mô hình khác nhau, nên việc bầu trực tiếp như vậy sẽ không thuận cho chỉ đạo, điều hành.
Tại sao Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại đi thụt lùi trên bước tiến dân chủ ngay từ bước đầu dò dẫm như thế" Câu trả lời có lẽ nằm trong câu chuyện bầu cử Xã sau đây, mà các báo đài của nhà nước đã không dám loan tải.
Mới đây Cộng Sản Việt Nam đã thử nghiệm cho bầu cử "tự do, dân chủ" chức vụ chủ tịch Xã ở một vài địa điểm. Tại xã Ngọc Mỹ, Huyện Quốc Oai, Hà Tây, qua 3 đời chủ tịch Xã: Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Thế Dục, Nguyễn Văn Khôi, dân trong xã đã thấy những chủ tịch xã vừa kể đều bất xứng. Trong đợt bầu cử Xã vào tháng 6/2008, Chủ tịch xã đương nhiệm Nguyễn Văn Khôi ra ứng cử, dân chúng trong Xã phản đối, tẩy chay không tham gia đi bầu. Sau cùng Uỷ ban Nhân Dân Hà Tây phải đưa ra nhân sự mới là Nguyễn Chí Lợi ra ứng cử. Dân chúng Xã Ngọc Mỹ cũng không đồng ý tham gia bầu cử với 1 ứng viên độc diễn được đảng đưa ra, và họ tự đề cử một cựu chiến binh là ông Nguyễn Văn Trực ra tranh cử cùng với ông Nguyễn Chí Lợi. Kết quả ông Trực thắng cử và thắng lớn. Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây đã buộc phải chấp nhận kết quả, và ông Nguyễn Văn Trực là tân Chủ Tịch xã Ngọc Mỹ, Huyện. Quốc Oai, Hà Tây.

Đây là một sự kiện phấn khởi, mà người dân trong nước cho là cần được loan tin rộng rãi, để nêu cao tinh thần "Nhà Nước là từ dân, của dân, vì dân". Vì qua cuộc bầu cử trên, người dân xã Ngọc Mỹ đã thể hiện đúng nghĩa tinh thẫn người dân àm chủ tập thể, tự quyết định lấy vận mạng của mình, tự chọn cho mình người đại diện mà mình tin tưởng, thay vì để người khác chọn hộ. Bà con xã Ngọc Mỹ cũng đã chứng tỏ một ý thức dân chủ cao độ, đầy tự tin, khi cương quyết từ chối tham gia vào những cuộc bầu cử mà họ không được có cơ hội bầu cử một cách công bình. Chính sự tự tin và cương quyết đó đã buộc Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây phải chấp nhận kết quả cuộc bầu cử dân chủ này. Sau đó, Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây đã phải tôn trọng ý nguyện người dân, thể hiện tinh thần nhà nước là công bộc phục vụ nhân dân, lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Thái độ này của Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây nhiều phần sẽ được nhân dân tín nhiệm, mà không cần phải có sự giúp đỡ qua những áp đặt chuyên chế từ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam bao năm qua đã hô hào dân chủ hoá từ cơ sở, lẽ ra phải vui mừng với cuộc bầu cử kể trên tại xã Ngọc Mỹ, thì lại tỏ vẻ lo ngại. Sự lo ngại này biểu hiện qua việc không cho báo đài loan tải tin tức về cuộc bầu cử đó, và vội vàng đình chỉ vô hạn định những thử nghiệm cho dân bầu trực tiếp người đại diện ở cấp xã, sợ rằng đảng sẽ mất quyền làm cha mẹ. Chỉ với quyết định cho người dân bầu cử trực tiếp ở đơn vị thấp nhất là xã, mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vội rụt lại, không dám thử tiếp những bước chập chững trên đường dân chủ hóa, thì nhân dân Việt Nam không thể thụ động chờ mong Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ dẫn dắt Việt Nam hội nhập vào thế giới dân chủ pháp quyền như họ đã hứa hẹn.
Để khỏi lại phải ăn bánh vẽ của đảng Cộng Sản Việt Nam thêm một lần nữa, người dân Việt Nam cần noi gương bà con xã Ngọc Mỹ, Hà Tây. Tự tin, mạnh dạn thực hiện quyền làm chủ cho chính mình, cương quyết tẩy chay mọi cuộc bỏ phiếu Đảng Cử Dân phải bầu. Những cuộc bầu cử phải là cơ hội để người dân thực hiện quyền dân chủ thực sự, qua việc tự mình chọn lựa người đại diện xứng đáng cho mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che giấu dưới những dàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu, v.v… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thấm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh...
Trong chiến tranh vừa qua ở Việt Nam (1954-1975), quân đội cộng sản Bắc Việt Nam tấn công mạnh mẽ khắp nơi vào đầu năm 1975, tiến chiếm Vùng I Chiến thuật, rồi vùng II Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, và xua quân đe dọa thủ đô Sài Gòn. (Điều nầy đã được viết nhiều, xin không trình bầy lại ở đây.) Tình hình quân sự đang dồn dập ngoài mặt trận, thì một cuộc vận động ngoại giao quốc tế âm thầm diễn ra, nhằm tránh sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tích cực trong việc nầy là hai chính phủ Pháp và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa..
Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà quý vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.
✱ BNG: Mỹ chi hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Mỹ chuyển hướng, viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ sau 55 ngày chiến tranh ✱ AFP: Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD sản xuất vũ khí (bao gồm tên lửa Stinger và Javelin), bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba ✼ Tân Hoa Xã: Trung quốc coi Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine ✱ Morningsta ( tổ hợp tài chính): “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua...
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.