Hôm nay,  

Chào Đón Người Về

27/10/200800:00:00(Xem: 7440)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Thuyền Nhân

 

Được tin hài cốt người lính Úc cuối cùng, binh nhì David John Elkington Fisher, sẽ về đến phi trường quân sự Richmond thứ Sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008, tôi nảy ra ý định đi đón anh. Nhà tôi lái xe đến phi trường mất khoảng ba mươi phút.

 

Tôi đã không có dịp nói lời cám ơn khi anh còn sống và chiến đấu cho nền tự do của đất nước tôi. Nhờ anh và những người như anh mà miền Nam Việt Nam còn tồn tại cho đến ngày 30 tháng tư năm 1975; và dân chúng miền Nam, trong đó có tôi, được hưởng thêm những ngày tự do, mà sau này, khi phải sống với Việt cộng, bị mất tự do mới biết nó quý là dường nào.

 

Bây giờ đã quá trễ để nói lời cám ơn David nhưng tôi không thể thờ ơ khi biết xương cốt anh được quy hoàn cố hương. Xin được chào anh một lần thay cho lời cám ơn muộn màng.

 

David thuộc lực lượng Biệt cách Dù SAS (tạm dịch từ chữ Special Air Service Regiment) đã rớt xuống khu rừng già Việt Nam ngày 27 tháng chín năm 1969.

 

Câu chuyện bắt đầu khi toán trinh sát Patrol one one (Patrol 1-1) của đoàn 3 Biệt Cách Dù Úc đang trinh sát phía tây Mây Tào tỉnh Long Khánh cũ, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng quan trọng của Việt cộng. Toán 1-1 bị địch phát hiện và tấn công dữ dội bằng súng liên thanh, lựu đạn, súng phóng hỏa tiễn B40, B41.

 

Để cứu quân bạn chỉ là một nhóm ít người so với địch, Không quân Úc xử dụng 3 trực thăng võ trang bắn chận địch và 3 trực thăng vận tải dùng dây cáp bốc quân về, không may David đã bị rớt từ cao độ 200 feet (khoảng 60 mét)

 

Chiến trường thay đổi theo diễn biến mới. Dưới sự điều động của đoàn trưởng, cuộc hành quân tìm kiếm được thực hiện ngay tức khắc. Trên không là những phi cơ đang tham dự hành quân và dưới đất quân Biệt cách Dù Úc phối hợp cùng hai đại đội Bộ binh Úc. Cuộc tìm kiếm kéo dài hơn mười ngày nhưng không có kết qủa.

 

Sau chiến tranh, một cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Công Hoà tên Kim Tất Minh trong khi bị "tù cải tạo" đã tình cờ gặp được di vật của quân đội đồng minh gồm xe thiết vận xa M113 và nấm mồ. Bộ Quốc phòng Úc đã tìm được địa điểm này bây giờ là khu Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

 

Ba chục năm sau ông Minh đã đứng tuổi và tỵ nạn tại Sydney cố gắng lục lọi trí nhớ để cung cấp tọa độ cho Bộ Quốc phòng Úc. Phần vì vật đổi sao dời, phần khác trí nhớ của một con người cũng xuống cấp theo thời gian, cộng thêm những khó khăn nhân tạo do chế độ Việt cộng gây ra nên cuộc tìm kiếm hài cốt David suýt bị đánh lạc hướng lên đến tận …Đà Lạt!

 

Tuy nhiên với quyết tâm của chính phủ Úc, mặt khác có nhiều nhóm trong nước Úc như nhóm Operation Aussies Home luôn luôn gây áp lực đòi chính phủ mang hài cốt về, nên cuối cùng hài cốt binh nhì David Fisher đã được tìm thấy và được xác nhận qua phương pháp thử DNA hiện đại.

 

Đây là bộ hài cốt thứ tư và cuối cùng. Trước đó là hài cốt của hạ sỹ Richard Parker và binh nhì Peter Gillson đã được đưa về Úc vào tháng sáu năm 2007 còn hạ sỹ Gillespie thì về vào tháng mười hai năm 2007.

 

Một chiếc phi cơ C130 Hercules của Không Quân Hoàng gia Úc đại lợi đã bay sang Hà Nội đón hài cốt David Fisher. Trên đường về nó ngừng tại Darwin vùng Bắc Úc trước khi bay về phi trường quân sự Richmond, phía tây thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales.

 

Khi có ý định tham dự, tôi đã sai lầm, đáng lẽ liên lạc thẳng với Bộ Quốc Phòng, tôi lại đi vòng qua Hội Cựu quân nhân Úc nên tốn nhiều thì giờ.

 

Phía Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW và Hội Cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà cũng chẳng nhận được tin tức nào cụ thể. Chủ tịch Cộng đồng Võ trí Dũng không có giấy mời, tờ fax Cộng đồng nhận được chỉ cho biết ngày hỏa táng mà thôi. Luật sư Chủ tịch và toàn Ban Chấp Hành đang lo tổ chức cuộc biểu tình ngày 13 tháng 10 năm 2008 chống Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng nên không thể giúp gì được.

 

Hội Cựu quân nhân QLVNCH cũng có chung nguồn tin như thế. Có vẻ như người ta không muốn mình đến đón tại phi trường. Mãi cho tới 9 giờ đêm hôm trước, luật sư Hoàng Lập Chí sau khi tốn nhiều công liên lạc với hội Cựu chiến binh RSL mới cho biết hài cốt của David sẽ về phi trường Richmond lúc 10 giờ sáng.

 

Không có giấy mời, tôi không biết làm sao chui lọt vào phi trường quân sự Richmond"! Tôi cũng không biết phải ăn mặc thế nào để qua mặt toán canh gác phi trường. Tôi chọn cà vạt có cờ quốc gia, gắn phù hiệu Tổ Quốc Không Gian lên túi bên trái và đội thêm chiếc mũ ca lô Không Quân lên đầu. Những chi tiết này được tôi cân nhắc kỹ lưỡng trước khi gắn lên người. Ngày xưa mà ăn mặc linh tinh thế này chắc chắn bị Quân Cảnh nhốt. Lính không ra lính, dân chẳng ra dân nhưng thôi… có hề gì! Cần nhất là vào được cuối phi đạo, chào ông David Fisher một cái như một lời cám ơn muộn màng.

 

Tôi mang theo nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn để tùy cơ ứng biến. Trước đây David Fisher đã chiến đấu bên cạnh và chiến đấu vì lá cờ vàng này, bây giờ tôi cũng mang lá cờ này đến chào đón ông trở về.

 

Thời tiết mùa xuân không nóng không lạnh nhưng vì hồi hộp nên trong người như có lửa cháy. Đến phi trường tôi được chỉ dẫn vào car park cách cổng vài trăm thước, nơi đây được trang hoàng theo cung cách của ngày lễ có toán tiếp tân mặc lễ phục chào đón.

 

Bây giờ là lúc phải quyết định mang theo cờ hay không" Và mang lá cờ lớn hay cờ nhỏ" Hay là lá cờ trung bình. Bây giờ tôi sợ lá cờ lớn sẽ làm họ thắc mắc và xét giấy. Thế thì hỏng bét, nhưng cầm lá cờ nhỏ quá thì sẽ bị chìm trong đám đông. Tôi đoán là phải có hàng chục phái đoàn của các quân, binh chủng như Không quân, Hải quân, Thiết giáp, Pháo binh.v.v... và mấy ông đồng minh Đại Hàn, Hoa kỳ, Phi luật tân.v.v… đơn vị nào mà chẳng mang theo cờ quân, binh chủng, cờ quốc gia do đó cờ mình nhỏ quá sẽ bị chìm. Đã vào lính anh nào chẳng có tự ái gọi là "màu cờ sắc áo"!

 

Tôi chọn lá cờ trung bình và đến gặp toán tiếp tân . Đây là thời gian căng thẳng, hồi hộp chờ… xét giấy. Được hay thua là cửa ải này đây. Vài phút hồi hộp trôi qua và thật may mắn. Không ai xét giấy tờ gì cả. Họ chỉ nhìn một cái là ...xong. Xin mời ông lên xe bus. Mừng quá. Quả tim tôi muốn bay khỏi lồng ngực. Sao lại dễ đến thế được! Một phi trường quân sự trong thời đại chống khủng bố mà chỉ cần …nhìn một cái là xong thì khó tin quá. Tôi lại tiếp tục lo… "Hay là vào trong kia nó còn khám lần nữa"!"

 

Lên xe gặp vợ chồng con cái anh Kim Tất Minh đã ngồi sẵn. Bây giờ mới biết cái ông người Việt gốc Đại Hàn này là khách danh dự của bộ Quốc Phòng.

 

Xe bus đưa mọi người vào nơi làm lễ. Cũng có hai hàng binh sĩ dàn chào nhưng không hỏi han giấy tờ chi cả. Ở ngoài cổng họ còn nhìn tôi một cái, vào đến đây chẳng ai thèm nhìn.

 

Hall để hành lễ là một căn nhà tiền chế rất rộng. Hầu hết người tham dự mang một dấu hiệu nào đó như mũ bê rê, cánh dù, huy hiệu con dao găm, huy chương.v.v... nên cũng dễ nhận ra đa số là dân SAS và gia đình.

 

Không khí tuy trang nghiêm mà vẫn tôn trọng tình cảm gia đình người quá cố cũng như truyền thống bảo mật của SAS. Không có phóng viên báo chí chạy lăng xăng, không có đài truyền hình quay tới quay lui. Bộ quốc phòng Úc còn nhấn mạnh "media will not be able to attend this solemn event". Tất cả mọi hình ảnh đều do phóng viên quân đội chụp hình, quay phim và làm mờ đi trước khi gửi cho giới truyền thông. Xem tivi thấy hình ảnh hơi mờ mờ không rõ mặt người vì hình ảnh đã bị làm mờ nhạt trước khi phổ biến.

 

Mấy ông cựu quân nhân cho biết SAS là một binh chủng có truyền thống bí mật, ngay cả hôm nay cũng không có quân, binh chủng nào tham dự. Hèn gì nhìn lui nhìn tới chỉ thấy toàn mũ bê rê SAS, chỉ có mình tôi đội mũ Không Quân. Không có các quân binh chủng bạn mang hiệu kỳ đơn vị vào nên lá cờ duy nhất và nổi bật trong hiện trường là cờ… Việt Nam Cộng Hoà.

 

Điều này hơi khác thường. Dân Úc mang cờ nhiều hơn người Việt Nam. Đi ngoại quốc cũng mang cờ. Đi xem đua ngựa, đua chó, đua xe hơi, đua thuyền, đua mô tô họ cũng cầm cờ. Đi hội chợ cũng cầm cờ. Đi xem đá banh Úc cũng cầm cờ, vẽ cờ trên mặt. Rồi nhiều tư gia, khách sạn, quán ăn, tiệm rượu cũng treo cờ, thế mà hôm nay không ai mang cờ Úc.

 

Thoát được cổng gác bây giờ tôi lại sợ thân nhân ông David Fisher đuổi. Chẳng biết gia đình họ có bằng lòng cho mình tham dự hay không" Biết đâu họ là phe thân cộng, phe chống chiến tranh hoặc quá đau khổ vì mất người thân trên nước Việt Nam nên không thích sự hiện diện của mình.

 

Trong thời gian chờ đợi chúng tôi nói chuyện với mấy cựu quân nhân Úc. Anh chàng Darrel mở tấm bản đồ Việt Nam cũ của 40 năm về trước và chúng tôi xúm lại chuyện trò. Câu chuyện xoay sang việc tìm kiếm hài cốt David và mọi người được biết là phía Việt cộng cứ nhất định đòi đưa phái đoàn tìm kiếm lên Đà Lạt đào xới, trong khi David tử trận ở Long Khánh!!! Thật là hết ý kiến.

 

Đúng 10 giờ có tiếng động ồn ào điếc tai rồi chiếc phi cơ C130 tiến sát vào. Nó xoay đuôi lại và mở bửng sau. Mọi người tiến ra đón. Ngoài sân hai hàng lính bồng súng chào trong tiếng kèn túi Pipe. Từ trong phi cơ bước ra, dẫn đầu là một tu sỹ Thiên chúa giáo, sau đó đến quan tài phủ quốc kỳ Úc và bảy cựu quân nhân Biệt Cách Dù theo sau. Trong số bảy vị này có người là cấp chỉ huy hoặc bạn đồng ngũ của David. Họ đã sang tận Hà Nội đưa anh về đây.

 

Toán Chung Sự Vụ chuyển quan tài là lính SAS. Vai phải họ đeo huy hiệu cánh dù và hàng chữ SAS, tay trái mang vòng tang đen. Khi khiêng quan tài người nọ quàng tay sang vai người kia biểu lộ tình chiến hữu gắn bó huynh đệ chi binh. Quan tài được đưa vào hall, chúng tôi đứng hai bên đường chào theo kiểu lính. Thật là xúc động. Sau 39 năm anh David mới trở về cố quốc. Rồi người ta cử hành nghi lễ quân đội gọi là Ramp Ceremony. Đây không phải nghi lễ tôn giáo dù rằng vị tu sỹ và chiến hữu của ông có đọc lời cầu nguyện ngắn. Hôm qua ở Hà nội người Úc cũng làm một lễ như vậy

 

Phần phát biểu chính là của bộ trưởng Quốc Phòng Snowdon và thiếu tướng Timothy McOwan giữ chức Special Operations Commander Australia. Vị tư lệnh Lục quân , trung tướng Ken Gillespie không thấy phát biểu. Các nữ dân biểu vùng Parramatta và Greenway cũng không phát biểu. Cuối lễ người lính kèn thổi khúc nhạc Last Post. Rồi mọi người tiễn quan tài lên một chiếc xe tang. Gia đình sẽ hỏa táng anh ở nghĩa trang Mac Quarie Park gần North Ryde.

 

Sau lễ, tôi còn đang tìm cơ hội thuận tiện để chào gia đình và nói những lời tri ân của một người Việt Nam thì bà em gái của anh đến gặp tôi. Trong lúc bận rộn thế này, có bao nhiêu ông to bà lớn, bộ trưởng, tướng, tá, dân biểu, hội đoàn... đang chờ họ thế mà họ lại đến gặp mình trước mấy người kia! Thật là trăm sự cũng nhờ vào lá cờ vàng. Chị cám ơn và mời tôi tham dự đám táng vào ngày thứ Ba 14 tháng 10. Được lời như cởi tấm lòng, mọi lo ngại từ sáng đến giờ được giải tỏa, tôi đến nói chuyện với các chị em Annie, Penny và Julie cùng người em rể Peter. Trong cái không khí ồn ào ấy chẳng nói được nhiều, tôi nói lên lòng biết ơn của một người Việt Nam đã chịu ơn anh David và nước Úc. Tôi chuyển lời của ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do và hứa chắc chắn sẽ có một phái đoàn người Việt Nam đến trong ngày mai táng.

 

Câu chuyện chưa đâu vào đâu thì chị dân biểu Louis Markus vùng Greenway bước đến chào kế mẫu của David là bà Margaret rồi câu chuyện xoay qua hướng khác. Người em gái cho biết khi David hy sinh tại Việt Nam anh mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, còn chị 19 tuổi. Bây giờ tôi phải nhường chỗ cho nhiều người khác. Nhờ mang lá cờ vàng nên được nhiều ưu tiên quá rồi, vượt qua mọi toan tính ban đầu.

 

Thức ăn đã dọn sẵn theo kiểu selfserve. Trong lúc tôi đang pha cà phê thì chị dân biểu Julie Owen vùng Parramatta bắt tay và nói "Trông you quen quen chắc là trước đây đã gặp". Thấy chị này nói năng thân thiện nên tôi cũng cười cười "Chắc là mình gặp nhau trong tiệm phở ". Mọi người cùng cười.

 

Rất tiếc tôi phải về sớm để làm việc.

 

Ngồi trên xe bus nhìn thấy nhiều người mặc quân phục ngụy trang áo hoa rừng tôi bèn thắc mắc với cô tài xế:

 

- Đây là trại của Không quân hay SAS"

 

Cô ấy trả lời:

 

- Không Quân.

 

Tôi hỏi tiếp:

 

- Không Quân sao lại ăn mặc rằn ri"

 

Cô giải thích:

 

- Không Quân Úc mới có thêm hai bộ đồng phục. Một là màu xanh rằn ri, hai là màu sa mạc như you thấy lính Mỹ, lính Úc ở Trung Đông.

 

Bỗng mobile phone reo, anh Hoàng lập Chí hỏi thăm tình hình. Sau khi nghe trình bày, anh thắc mắc "Làm sao mà bạn vào được"" Hôm nay nhiều người bạn Úc đã hỏi câu này mà tôi không có câu trả lời. Nhìn lá cờ vàng trong tay tôi tự hỏi, "Phải chăng nhờ lá cờ này""

 

(Saigon Times Úc Châu)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.