Hôm nay,  

Chào Đón Người Về

27/10/200800:00:00(Xem: 7400)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Thuyền Nhân

 

Được tin hài cốt người lính Úc cuối cùng, binh nhì David John Elkington Fisher, sẽ về đến phi trường quân sự Richmond thứ Sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008, tôi nảy ra ý định đi đón anh. Nhà tôi lái xe đến phi trường mất khoảng ba mươi phút.

 

Tôi đã không có dịp nói lời cám ơn khi anh còn sống và chiến đấu cho nền tự do của đất nước tôi. Nhờ anh và những người như anh mà miền Nam Việt Nam còn tồn tại cho đến ngày 30 tháng tư năm 1975; và dân chúng miền Nam, trong đó có tôi, được hưởng thêm những ngày tự do, mà sau này, khi phải sống với Việt cộng, bị mất tự do mới biết nó quý là dường nào.

 

Bây giờ đã quá trễ để nói lời cám ơn David nhưng tôi không thể thờ ơ khi biết xương cốt anh được quy hoàn cố hương. Xin được chào anh một lần thay cho lời cám ơn muộn màng.

 

David thuộc lực lượng Biệt cách Dù SAS (tạm dịch từ chữ Special Air Service Regiment) đã rớt xuống khu rừng già Việt Nam ngày 27 tháng chín năm 1969.

 

Câu chuyện bắt đầu khi toán trinh sát Patrol one one (Patrol 1-1) của đoàn 3 Biệt Cách Dù Úc đang trinh sát phía tây Mây Tào tỉnh Long Khánh cũ, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng quan trọng của Việt cộng. Toán 1-1 bị địch phát hiện và tấn công dữ dội bằng súng liên thanh, lựu đạn, súng phóng hỏa tiễn B40, B41.

 

Để cứu quân bạn chỉ là một nhóm ít người so với địch, Không quân Úc xử dụng 3 trực thăng võ trang bắn chận địch và 3 trực thăng vận tải dùng dây cáp bốc quân về, không may David đã bị rớt từ cao độ 200 feet (khoảng 60 mét)

 

Chiến trường thay đổi theo diễn biến mới. Dưới sự điều động của đoàn trưởng, cuộc hành quân tìm kiếm được thực hiện ngay tức khắc. Trên không là những phi cơ đang tham dự hành quân và dưới đất quân Biệt cách Dù Úc phối hợp cùng hai đại đội Bộ binh Úc. Cuộc tìm kiếm kéo dài hơn mười ngày nhưng không có kết qủa.

 

Sau chiến tranh, một cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Công Hoà tên Kim Tất Minh trong khi bị "tù cải tạo" đã tình cờ gặp được di vật của quân đội đồng minh gồm xe thiết vận xa M113 và nấm mồ. Bộ Quốc phòng Úc đã tìm được địa điểm này bây giờ là khu Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

 

Ba chục năm sau ông Minh đã đứng tuổi và tỵ nạn tại Sydney cố gắng lục lọi trí nhớ để cung cấp tọa độ cho Bộ Quốc phòng Úc. Phần vì vật đổi sao dời, phần khác trí nhớ của một con người cũng xuống cấp theo thời gian, cộng thêm những khó khăn nhân tạo do chế độ Việt cộng gây ra nên cuộc tìm kiếm hài cốt David suýt bị đánh lạc hướng lên đến tận …Đà Lạt!

 

Tuy nhiên với quyết tâm của chính phủ Úc, mặt khác có nhiều nhóm trong nước Úc như nhóm Operation Aussies Home luôn luôn gây áp lực đòi chính phủ mang hài cốt về, nên cuối cùng hài cốt binh nhì David Fisher đã được tìm thấy và được xác nhận qua phương pháp thử DNA hiện đại.

 

Đây là bộ hài cốt thứ tư và cuối cùng. Trước đó là hài cốt của hạ sỹ Richard Parker và binh nhì Peter Gillson đã được đưa về Úc vào tháng sáu năm 2007 còn hạ sỹ Gillespie thì về vào tháng mười hai năm 2007.

 

Một chiếc phi cơ C130 Hercules của Không Quân Hoàng gia Úc đại lợi đã bay sang Hà Nội đón hài cốt David Fisher. Trên đường về nó ngừng tại Darwin vùng Bắc Úc trước khi bay về phi trường quân sự Richmond, phía tây thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales.

 

Khi có ý định tham dự, tôi đã sai lầm, đáng lẽ liên lạc thẳng với Bộ Quốc Phòng, tôi lại đi vòng qua Hội Cựu quân nhân Úc nên tốn nhiều thì giờ.

 

Phía Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW và Hội Cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà cũng chẳng nhận được tin tức nào cụ thể. Chủ tịch Cộng đồng Võ trí Dũng không có giấy mời, tờ fax Cộng đồng nhận được chỉ cho biết ngày hỏa táng mà thôi. Luật sư Chủ tịch và toàn Ban Chấp Hành đang lo tổ chức cuộc biểu tình ngày 13 tháng 10 năm 2008 chống Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng nên không thể giúp gì được.

 

Hội Cựu quân nhân QLVNCH cũng có chung nguồn tin như thế. Có vẻ như người ta không muốn mình đến đón tại phi trường. Mãi cho tới 9 giờ đêm hôm trước, luật sư Hoàng Lập Chí sau khi tốn nhiều công liên lạc với hội Cựu chiến binh RSL mới cho biết hài cốt của David sẽ về phi trường Richmond lúc 10 giờ sáng.

 

Không có giấy mời, tôi không biết làm sao chui lọt vào phi trường quân sự Richmond"! Tôi cũng không biết phải ăn mặc thế nào để qua mặt toán canh gác phi trường. Tôi chọn cà vạt có cờ quốc gia, gắn phù hiệu Tổ Quốc Không Gian lên túi bên trái và đội thêm chiếc mũ ca lô Không Quân lên đầu. Những chi tiết này được tôi cân nhắc kỹ lưỡng trước khi gắn lên người. Ngày xưa mà ăn mặc linh tinh thế này chắc chắn bị Quân Cảnh nhốt. Lính không ra lính, dân chẳng ra dân nhưng thôi… có hề gì! Cần nhất là vào được cuối phi đạo, chào ông David Fisher một cái như một lời cám ơn muộn màng.

 

Tôi mang theo nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn để tùy cơ ứng biến. Trước đây David Fisher đã chiến đấu bên cạnh và chiến đấu vì lá cờ vàng này, bây giờ tôi cũng mang lá cờ này đến chào đón ông trở về.

 

Thời tiết mùa xuân không nóng không lạnh nhưng vì hồi hộp nên trong người như có lửa cháy. Đến phi trường tôi được chỉ dẫn vào car park cách cổng vài trăm thước, nơi đây được trang hoàng theo cung cách của ngày lễ có toán tiếp tân mặc lễ phục chào đón.

 

Bây giờ là lúc phải quyết định mang theo cờ hay không" Và mang lá cờ lớn hay cờ nhỏ" Hay là lá cờ trung bình. Bây giờ tôi sợ lá cờ lớn sẽ làm họ thắc mắc và xét giấy. Thế thì hỏng bét, nhưng cầm lá cờ nhỏ quá thì sẽ bị chìm trong đám đông. Tôi đoán là phải có hàng chục phái đoàn của các quân, binh chủng như Không quân, Hải quân, Thiết giáp, Pháo binh.v.v... và mấy ông đồng minh Đại Hàn, Hoa kỳ, Phi luật tân.v.v… đơn vị nào mà chẳng mang theo cờ quân, binh chủng, cờ quốc gia do đó cờ mình nhỏ quá sẽ bị chìm. Đã vào lính anh nào chẳng có tự ái gọi là "màu cờ sắc áo"!

 

Tôi chọn lá cờ trung bình và đến gặp toán tiếp tân . Đây là thời gian căng thẳng, hồi hộp chờ… xét giấy. Được hay thua là cửa ải này đây. Vài phút hồi hộp trôi qua và thật may mắn. Không ai xét giấy tờ gì cả. Họ chỉ nhìn một cái là ...xong. Xin mời ông lên xe bus. Mừng quá. Quả tim tôi muốn bay khỏi lồng ngực. Sao lại dễ đến thế được! Một phi trường quân sự trong thời đại chống khủng bố mà chỉ cần …nhìn một cái là xong thì khó tin quá. Tôi lại tiếp tục lo… "Hay là vào trong kia nó còn khám lần nữa"!"

 

Lên xe gặp vợ chồng con cái anh Kim Tất Minh đã ngồi sẵn. Bây giờ mới biết cái ông người Việt gốc Đại Hàn này là khách danh dự của bộ Quốc Phòng.

 

Xe bus đưa mọi người vào nơi làm lễ. Cũng có hai hàng binh sĩ dàn chào nhưng không hỏi han giấy tờ chi cả. Ở ngoài cổng họ còn nhìn tôi một cái, vào đến đây chẳng ai thèm nhìn.

 

Hall để hành lễ là một căn nhà tiền chế rất rộng. Hầu hết người tham dự mang một dấu hiệu nào đó như mũ bê rê, cánh dù, huy hiệu con dao găm, huy chương.v.v... nên cũng dễ nhận ra đa số là dân SAS và gia đình.

 

Không khí tuy trang nghiêm mà vẫn tôn trọng tình cảm gia đình người quá cố cũng như truyền thống bảo mật của SAS. Không có phóng viên báo chí chạy lăng xăng, không có đài truyền hình quay tới quay lui. Bộ quốc phòng Úc còn nhấn mạnh "media will not be able to attend this solemn event". Tất cả mọi hình ảnh đều do phóng viên quân đội chụp hình, quay phim và làm mờ đi trước khi gửi cho giới truyền thông. Xem tivi thấy hình ảnh hơi mờ mờ không rõ mặt người vì hình ảnh đã bị làm mờ nhạt trước khi phổ biến.

 

Mấy ông cựu quân nhân cho biết SAS là một binh chủng có truyền thống bí mật, ngay cả hôm nay cũng không có quân, binh chủng nào tham dự. Hèn gì nhìn lui nhìn tới chỉ thấy toàn mũ bê rê SAS, chỉ có mình tôi đội mũ Không Quân. Không có các quân binh chủng bạn mang hiệu kỳ đơn vị vào nên lá cờ duy nhất và nổi bật trong hiện trường là cờ… Việt Nam Cộng Hoà.

 

Điều này hơi khác thường. Dân Úc mang cờ nhiều hơn người Việt Nam. Đi ngoại quốc cũng mang cờ. Đi xem đua ngựa, đua chó, đua xe hơi, đua thuyền, đua mô tô họ cũng cầm cờ. Đi hội chợ cũng cầm cờ. Đi xem đá banh Úc cũng cầm cờ, vẽ cờ trên mặt. Rồi nhiều tư gia, khách sạn, quán ăn, tiệm rượu cũng treo cờ, thế mà hôm nay không ai mang cờ Úc.

 

Thoát được cổng gác bây giờ tôi lại sợ thân nhân ông David Fisher đuổi. Chẳng biết gia đình họ có bằng lòng cho mình tham dự hay không" Biết đâu họ là phe thân cộng, phe chống chiến tranh hoặc quá đau khổ vì mất người thân trên nước Việt Nam nên không thích sự hiện diện của mình.

 

Trong thời gian chờ đợi chúng tôi nói chuyện với mấy cựu quân nhân Úc. Anh chàng Darrel mở tấm bản đồ Việt Nam cũ của 40 năm về trước và chúng tôi xúm lại chuyện trò. Câu chuyện xoay sang việc tìm kiếm hài cốt David và mọi người được biết là phía Việt cộng cứ nhất định đòi đưa phái đoàn tìm kiếm lên Đà Lạt đào xới, trong khi David tử trận ở Long Khánh!!! Thật là hết ý kiến.

 

Đúng 10 giờ có tiếng động ồn ào điếc tai rồi chiếc phi cơ C130 tiến sát vào. Nó xoay đuôi lại và mở bửng sau. Mọi người tiến ra đón. Ngoài sân hai hàng lính bồng súng chào trong tiếng kèn túi Pipe. Từ trong phi cơ bước ra, dẫn đầu là một tu sỹ Thiên chúa giáo, sau đó đến quan tài phủ quốc kỳ Úc và bảy cựu quân nhân Biệt Cách Dù theo sau. Trong số bảy vị này có người là cấp chỉ huy hoặc bạn đồng ngũ của David. Họ đã sang tận Hà Nội đưa anh về đây.

 

Toán Chung Sự Vụ chuyển quan tài là lính SAS. Vai phải họ đeo huy hiệu cánh dù và hàng chữ SAS, tay trái mang vòng tang đen. Khi khiêng quan tài người nọ quàng tay sang vai người kia biểu lộ tình chiến hữu gắn bó huynh đệ chi binh. Quan tài được đưa vào hall, chúng tôi đứng hai bên đường chào theo kiểu lính. Thật là xúc động. Sau 39 năm anh David mới trở về cố quốc. Rồi người ta cử hành nghi lễ quân đội gọi là Ramp Ceremony. Đây không phải nghi lễ tôn giáo dù rằng vị tu sỹ và chiến hữu của ông có đọc lời cầu nguyện ngắn. Hôm qua ở Hà nội người Úc cũng làm một lễ như vậy

 

Phần phát biểu chính là của bộ trưởng Quốc Phòng Snowdon và thiếu tướng Timothy McOwan giữ chức Special Operations Commander Australia. Vị tư lệnh Lục quân , trung tướng Ken Gillespie không thấy phát biểu. Các nữ dân biểu vùng Parramatta và Greenway cũng không phát biểu. Cuối lễ người lính kèn thổi khúc nhạc Last Post. Rồi mọi người tiễn quan tài lên một chiếc xe tang. Gia đình sẽ hỏa táng anh ở nghĩa trang Mac Quarie Park gần North Ryde.

 

Sau lễ, tôi còn đang tìm cơ hội thuận tiện để chào gia đình và nói những lời tri ân của một người Việt Nam thì bà em gái của anh đến gặp tôi. Trong lúc bận rộn thế này, có bao nhiêu ông to bà lớn, bộ trưởng, tướng, tá, dân biểu, hội đoàn... đang chờ họ thế mà họ lại đến gặp mình trước mấy người kia! Thật là trăm sự cũng nhờ vào lá cờ vàng. Chị cám ơn và mời tôi tham dự đám táng vào ngày thứ Ba 14 tháng 10. Được lời như cởi tấm lòng, mọi lo ngại từ sáng đến giờ được giải tỏa, tôi đến nói chuyện với các chị em Annie, Penny và Julie cùng người em rể Peter. Trong cái không khí ồn ào ấy chẳng nói được nhiều, tôi nói lên lòng biết ơn của một người Việt Nam đã chịu ơn anh David và nước Úc. Tôi chuyển lời của ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do và hứa chắc chắn sẽ có một phái đoàn người Việt Nam đến trong ngày mai táng.

 

Câu chuyện chưa đâu vào đâu thì chị dân biểu Louis Markus vùng Greenway bước đến chào kế mẫu của David là bà Margaret rồi câu chuyện xoay qua hướng khác. Người em gái cho biết khi David hy sinh tại Việt Nam anh mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, còn chị 19 tuổi. Bây giờ tôi phải nhường chỗ cho nhiều người khác. Nhờ mang lá cờ vàng nên được nhiều ưu tiên quá rồi, vượt qua mọi toan tính ban đầu.

 

Thức ăn đã dọn sẵn theo kiểu selfserve. Trong lúc tôi đang pha cà phê thì chị dân biểu Julie Owen vùng Parramatta bắt tay và nói "Trông you quen quen chắc là trước đây đã gặp". Thấy chị này nói năng thân thiện nên tôi cũng cười cười "Chắc là mình gặp nhau trong tiệm phở ". Mọi người cùng cười.

 

Rất tiếc tôi phải về sớm để làm việc.

 

Ngồi trên xe bus nhìn thấy nhiều người mặc quân phục ngụy trang áo hoa rừng tôi bèn thắc mắc với cô tài xế:

 

- Đây là trại của Không quân hay SAS"

 

Cô ấy trả lời:

 

- Không Quân.

 

Tôi hỏi tiếp:

 

- Không Quân sao lại ăn mặc rằn ri"

 

Cô giải thích:

 

- Không Quân Úc mới có thêm hai bộ đồng phục. Một là màu xanh rằn ri, hai là màu sa mạc như you thấy lính Mỹ, lính Úc ở Trung Đông.

 

Bỗng mobile phone reo, anh Hoàng lập Chí hỏi thăm tình hình. Sau khi nghe trình bày, anh thắc mắc "Làm sao mà bạn vào được"" Hôm nay nhiều người bạn Úc đã hỏi câu này mà tôi không có câu trả lời. Nhìn lá cờ vàng trong tay tôi tự hỏi, "Phải chăng nhờ lá cờ này""

 

(Saigon Times Úc Châu)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.