Hôm nay,  

Gặp Nhau Những Muộn Màng

01/10/200800:00:00(Xem: 8987)
Người chiến binh năm cũ

Cuối tháng 9 năm nay chúng tôi chuẩn bị hình ảnh cho cuộc Triển lãm của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại Dallas, Texas.

Đầu tháng 10, chương trình tao ngộ của hội gia đình cựu tù nhân chính trị tổ chức vào 3 ngày cuối tuần 3, 4 và 5 tháng 10 năm 2008. Ngoài hình ảnh, tác phẩm và di vật, chúng tôi muốn mang theo chân dung của những người tù chính trị từ California.

Tại sao lại chỉ đem theo chân dung và tiểu sử. Bởi vì những niên trưởng của chúng ta không còn đủ sức khỏe cho một cuộc hành trình xa xôi như vậy. Bà Khúc Minh Thơ đã tổ chức chậm cả 10 năm. Gặp gỡ bây giờ có thể là quá muộn màng. Quý vị hẳn có ý hỏi rằng tại sao lại muộn. Xin trả lời, nhiều vị cao niên đã không còn nữa. Và quý vị thân hữu còn lại trên dưới 80. Người tù cao niên nhất tại San Jose là thi sĩ Hà Thượng Nhân 90 tuổi. Chúng ta có Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và Đề đốc Trần Văn Chơn. Tất cả đều là dân làng San Jose. Tất cả đã già và yếu.

Phần triển lãm của chúng tôi còn có tài liệu về họa sĩ Tạ Tỵ. Ngày xưa ông đã từng in cuốn Đáy Địa ngục tại San Jose. Nay họa sĩ đã trở về và qua đời tại Việt Nam. Từ Úc châu, ông Võ Đại Tôn nằm nhà thương cũng gởi qua tài liệu để triển lãm.

Tất cả từ 70 đến 90 tuổi. Đi tù 'cải tạo' từ 10 đến 16 năm.

Họ là những Người Chiến binh năm cũ, còn có mặt hôm nay. Nhưng ngàn dặm sơn khê, gặp nhau quá muộn màng. Đành phải tham dự bằng hình ảnh, di sản, bút tự và tác phẩm. Họ là những người đặc biệt. Thi sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia và Chiến sĩ. Tất cả đều là HO, tù chính trị, tù binh, tù cải tạo. Gọi thế nào thì cũng là những chiến sĩ VNCH.

Một gia đình bình thường

Trong số hành trang triển lãm qua tựa đề 3 giai đoạn của người tù chính trị tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện của một gia đình HO rất bình thường.

Bác Mai Tân hiện đang cư ngụ tại San Jose là một thí dụ cụ thể. Sau chiến tranh Việt Nam, sau cuộc đổi đời, mỗi gia đình Việt Nam là một lịch sử vừa bi thảm, vừa hào hùng. Nhưng gia đình đại úy Tân thì đã có rất nhiều kinh nghiệm. Gần như cả gia đình trải qua tất cả mọi hoàn cảnh. Ông là một thanh niên quê miền Bắc nhập ngũ Bảo chính đoàn, di cư vào Nam. Đi từ Trung sĩ lên đến Đại úy. Gia đình 8 con. Không có trường hợp nào là không trải qua. Bố đi tù 'cải tạo' về, là các con lần lượt vượt biên. Lúc đi 2 đứa, lúc đi một người. Đường bộ, đường biển đủ cả. Thậm chí đứa bé trai 11 tuổi được bố mẹ gọi vào hỏi xem con có muốn đi không ". Con sẽ đi một mình. Nếu đi thoát, các anh con ở San Jose sẽ đón con vào Mỹ. Đứa bé con Ngụy 7 tuổi đã bị ném ra lề đường để tìm đường sống cho gia đình, bây giờ 11 tuổi phải tự quyết định lấy số mệnh đi hay ở, giữa một bên chân trời vô định và một bên khi lớn lên làm nghĩa vụ chiến trường Cam Bốt. Và đứa bé 11 tuổi vượt biên 10 lần đã thành công. Rồi chúng ta thường nghe câu chuyện người cha đi tù về, phải đạp cyclo và mẹ nuôi con, bán thuốc vỉa hè. Chúng tôi đi tìm hình người tù trở về đạp cyclo suốt bao năm nay, nhưng vô vọng. Gia đình ông Tân là những người duy nhất còn giữ được những tấm hình hết sức quý giá. Hình những đứa con ở các trại tỵ nạn khắp Đông nam Á. Hình bố đạp cyclo trọn vẹn 10 năm. Hình mẹ với quầy thuốc lá rất nghèo nàn bên vỉa hè.

Sau khi những đứa con đi đường biển, đường bộ đến được San Jose, phái đoàn của ông bà bắt đầu đi theo diện HO. Có cả tấm hình từ giã Tân Sơn Nhứt và tấm hình gặp nhau tại San Francisco. Nhưng chưa hết, gia đình người con lớn đi theo diện đoàn tụ, đến Mỹ sau cùng. Một bức hình toàn gia hết sức đông đảo với 3 thế hệ bước vào thế kỷ 21 đã có mặt đầy đủ mọi người.

Đó là một gia đình Việt Nam bình thường.

Đứa con thuyền nhân 11 tuổi bây giờ đã trở thành một thanh niên làm cho hãng bảo hiểm. Cháu nói với chúng tôi rằng: Bố cháu là dân cyclo đã chuyên nghiệp 10 năm, chứ không phải chỉ vài tháng rồi bỏ cuộc. Nếu không đi HO, có lẽ giờ này bố cháu có thể vẫn còn đạp cyclo. Bác có ai muốn nói chuyện về bảo hiểm giới thiệu cho cháu.

Ôi chiến tranh đã giết đi bao nhiêu thanh niên. Và hậu chiến đau thương đã đưa bao nhiêu chiến binh vào tù, rồi vất những đứa trẻ thơ ra đường bôn ba vì sinh kế. Sau cùng một thế hệ di sản của Việt Nam Cộng Hòa đã tồn tại vươn  lên trên đất lạ, nẩy mầm cho dân tộc tại hải ngoại với tương lai đầy hứa hẹn. Các bạn tôi, ai muốn nói chuyện bảo hiểm xin vui lòng liên lạc với tôi. Sẽ gặp thuyền nhân 11 tuổi.

Chồng tù thì vợ cũng tù

  Nếu chuyện của đại úy Mai Tân có vẻ rất bình thường thì chuyện của ông bà Thiếu tá Luân Hữu Đức lại khá đặc biệt.

Khi người ta là vợ ông Thiếu tá thì thiên hạ gọi là bà Thiếu tá. Nhưng tại Bộ tư lệnh Quân đoàn III Biên Hòa, bà Thiếu tá Luân Hữu Đức lại thực sự là Thiếu tá Nguyễn Bích Phượng, phân đoàn trưởng nữ quân nhân vùng 3 chiến thuật. Vì vậy nên khi Saigon mất, chồng tù thì vợ cũng tù.

Anh Đức sinh quán tại Bình Dương, chị Phượng khai sinh ở Hà Nội. Tình Bắc duyên Nam, cùng vào quân đội, lập gia đình và cùng thăng tiến. May mắn thay, có bà ngoại cao niên, chẳng sợ ai. Hình ảnh của các con trong quân đội cụ cất giữ cẩn thận. Hình sinh viên Thủ Đức của chồng, hình chuẩn úy Phượng ra trường nữ quân nhân. Rồi Đức vào Bình Long anh dũng. Phượng du học Hoa Kỳ. Hình đám cưới, hình vợ chồng trước khi đi tù. Lệnh tập trung cải tạo 15 ngày. Hai vợ chồng trình diện rồi đi tù 2 nơi. Bỏ lại đứa con gái đầu lòng 3 tháng cho mẹ già, nghĩ rằng độ một vài tuần sẽ trở về nuôi con.

Bà mẹ già nuôi cháu nhỏ 5 năm, mẹ Phượng mới được tự do về nhìn thấy mặt con. Lập tức sau ba tháng chuẩn bị, người thiếu phụ gốc Hà Nội, đem con ra Bắc thăm chồng. Tù đủ 10 năm, Đức được trả tự do. Gia đình HO qua Mỹ. Cô gái nhỏ đi Mỹ nay đã nên người. Tốt nghiệp đại học rồi thành hôn với anh chồng bác sĩ. Bà ngoại di cư nay không còn nữa, nhưng cụ đã để lại những hình ảnh gia đình đầy đủ. Một gia đình quân nhân hết sức lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Hình đám cưới của mối tình Nam Bắc ở nhà thờ Đồng Tiến, Sài Gòn. Hình đám cưới của con gái tại Hoa kỳ. Hình chụp khi thăng cấp. Vợ Trung úy thì chồng Đại úy. Rồi chồng lên Thiếu tá, vợ lên Đại úy. Rồi hình Phượng thăng cấp Thiếu tá được gắn cấp bậc tại Quân đoàn III.

Báo cáo qua điện thoại, anh Đức nói rằng, niên trưởng biết không" Dẫn đầu đoàn nữ quân nhân trong phim duyệt binh 73 ở Sài Gòn là thiếu tá Phượng đấy. Còn hình cháu bé mới sanh thì bố mẹ đi tù. Hình cháu 5 tuổi mới gặp lại mẹ, và hình cháu tốt nghiệp, rồi hình đám cưới ở nhà thờ.

Khi đi tù, anh em hỏi Thiếu tá Đức sao vợ con không đi thăm. Vợ tao cũng ở tù, thiếu tá nữ quân nhân. Bà già nuôi cháu nhỏ. Tình Bắc duyên Nam. Cô Phượng từ Hà Nội di cư vào lấy chồng Nam kỳ. Rồi ở tù trong Nam. Anh Đức đi tàu sông Hồng chở tù ra Bắc, thăm quê vợ trên chuyến đi tưởng là vĩnh biệt.

  Bây giờ anh Đức làm thơ, cắt hình dán lên 3 tấm bìa để trình bày lại cuộc đời. Người ta thì 3 hình ảnh, 1 cuộc đời. Ở đây đầy đủ câu chuyện một gia đình mà có đến 2 cuộc đời. Hai tờ giấy ra trại để bên nhau. Bích Phượng, Bắc kỳ, tội Thiếu tá.  Luân Hữu Đức, Nam kỳ, tội Thiếu tá. Cả hai được Cộng sản phê rằng tư tưởng chưa có gì biểu hiệu xấu. Đã được cấp tiền đi đường về trình diện địa phương quản chế.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ, quần áo, mũ nón tốt nghiệp cao học của đứa con xếp lại thật ngay ngắn. Bên trên là tờ giấy ra trại của cha mẹ. Giấy ra trại xấu xí lem nhem mầu vàng đất chính là vé đi vào Cõi Tự Do. Tất cả đều đóng khung đem triển lãm.

Những đứa cháu của chiến tranh và biển cả

Chị Hằng ở Milpitas khi được tin chúng tôi làm triển lãm đã có một sáng kiến hết sức đặc biệt. Là cô giáo tình nguyện tại Trường Việt Ngữ Về Nguồn, bèn cho đề tài các em thực tập bằng cách trình bày về gia cảnh trên một Poster. Cho dàn bài chỉ dẫn các em về tìm tòi và lựa chọn hình ảnh. Vào lớp làm tại chỗ trong 2 giờ đồng hồ. 10 tấm poster về cuộc đời của con cháu HO và thuyền nhân đã hoàn tất. Tài liệu triển lãm của thế hệ tương lai. Các em từ 10 đến 15 tuổi. Đây là hình cha, đây là hình mẹ. Cha, trước làm gì"  rồi đi tù, rồi vượt biên. Mẹ làm gì" Vượt biên hay ODP" Gặp nhau ở đâu" Tại sao lại có con ở đây" Rồi hình ảnh ngày nay. Hình ảnh xum họp một nhà. Có đứa dán hình ảnh bố mẹ lúc còn quá trẻ, trông như bạn bè. Có đứa không tìm được hình thì vẽ tranh tượng trưng. Tất cả đều viết bằng Việt ngữ để biểu diễn khả năng học hành và lấy điểm học tập. Toàn chuyện tù đầy, vượt biên đau thương, nhưng mầu sắc sao rực rỡ. Văn chương rất hồn nhiên và thực sự là sáng tác của các em. Chuyện gia đình họ Trần gặp họ Nguyễn. Bố gặp mẹ. Họ Vũ gặp họ Lê.

Nhà nào cũng phản ảnh những cuộc đời khó khăn vất vả, nhưng xem trên poster của các cháu thì cuộc sống được diễn tả rất đẹp đẽ  nhiệm màu. Cuộc đời tù của người cha, nhẹ như gió thoảng. Chuyện vượt biên của mẹ bình thường như đi du lịch. Hỏi cha, cha nói rằng ở tù đói lắm, không có cơm mà ăn. Ở đây thì con lại không chịu ăn cơm. Nhưng con lại mong được ở chỗ không phải ăn cơm. Hỏi mẹ vượt biên có chết không. Mẹ nói rằng vượt biên không chết. Nếu chết thì làm sao có con ở đây. Hỏi bà, thì bà nói khổ lắm con ơi. Rồi bà khóc. Khóc rồi thấy cháu hoảng sợ, bà lại cười. Không có chuyện gì nói thêm nữa. Các cháu dán hình thật đẹp và tô lên đủ mầu. Những poster của quá khứ đau thương trong tác phẩm của đứa nhỏ không có mầu đen. Đầy ánh sáng rực rỡ của một tương lai huy hoàng phía trước.

Chiến tranh, tù đầy, biển cả hãi hùng để lại phía sau thật xa.

Và đó cũng là mục đích của cuộc triển lãm hướng về niềm hy vọng đầy hứa hẹn của thế hệ tương lai.

Giao chỉ - San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.