Hôm nay,  

Lê Văn Khoa: Nghệ Sĩ Đa Năng, Nhà Giáo Dục Đáng Kính

09/09/200800:00:00(Xem: 9105)
Phần đông người Việt hải ngoại chúng ta không ai không biết Lê Văn Khoa. Ông nổi tiếng trong nhiều sinh hoạt nghệ thuật, nhất là ở hai lãnh vực âm nhạc và nhiếp ảnh. Ở phương diện này ông là một nghệ sĩ đa năng. Nhưng ở địa hạt khác, rất quan trọng mà ít người biết đến, ông còn là một nhà giáo bẩm sinh đáng kính mà chỉ những người có từng mài miệt trong ngành mới thấy được.

Trước hết hãy nói qua về những thành tích của ông trong lãnh vực âm nhạc. Ngay từ trước năm 1975 ở trong nước ông đã từng đoạt luôn hai giải thưởng về sáng tác âm nhạc toàn quốc hồi năm 1953, và giải văn học nghệ thuật toàn quốc 1968-70. Sau khi định cư ở Mỹ hồi năm 1975, lòng yêu quê hương xứ sở cùng nỗi đau buồn vì cảnh tang thương trên đất nước thúc đẩy ông sáng tác nhiều tác phẩm nặng tinh thần dân tộc qua nhiều thể loại từ những đoản ca cho thiếu nhi đến những đại tấu khúc như "Đêm Việt Nam"(piano solo), "Vietnamese Overture", "Vietnamese Rhapsody", "Symphonic Suite 1.9.7.5", "Dialogue". Đây là điểm nỗi bật trong nghệ thuật âm nhạc của Lê Văn Khoa. Phần đông nếu không nói là hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều sáng tác những bản tân nhạc mà chúng ta thường nghe các ca sĩ quen thuộc trình diễn, riêng Lê Văn Khoa lại chuyên môn sáng tác và làm hòa âm cho những dàn nhạc giao hưởng (symphony), đại hòa tấu với sáu bảy mươi nhạc công đủ loại, hay cho những ban hợp ca lớn bao gồm nhiều người hợp xướng. Với "Se Chỉ Luồn Kim" ông đã chuyển dân ca qua hợp ca nhiều bè cho ban Tứ Ca Thùy Dương trình diễn rất thành công tại Fullerton hồi 1978. Vietnamese Rhapsody của ông đã được dàn nhạc Fullerton Community Symphony Orchestra trình diễn hồi năm 1979. Symphonic Suite 1.9.7.5 được Pacific Symphony Institute Orchestra trình diễn năm 1995 trong chương trình kỷ niệm 20 năm của người Việt tị nạn. Tiếp theo đó trong những năm 1996, và 1997, dàn nhạc Pacific Symphony Orchestra cũng đã trình diễn  các tấu khúc "Trăng Rằm" và "Ngày Hội" của ông đặc biệt viết cho dàn nhạc giao hưởng. Các tấu khúc khác như Vietnamese Overture và Romance đã được ban hợp xướng Ngàn Khơi trình diễn trong các chương trình hòa tấu hợp ca của họ. CD "Memories" của ông, ra đời hồi năm 2007 đã làm say mê nhiều thính giả. Nhận định về nhạc phẩm "Việt Nam 1975" của Lê Văn Khoa, Alla Kulbaba, nhạc trưởng của dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra, The National Ukranian Opera and Ballet, viết: "Nhạc của Lê Văn Khoa thật tinh vi, đầy xúc động, rất mực nhân hậu thân thiết. . . . Qua tác phẩm Symphony "Viet Nam 1975" Lê Văn Khoa chứng tõ ông là nhà viết đại tấu khúc có tài. Ông dùng thể loại Tây phương nhưng đặt trên căn bản ngưồn gốc quốc gia. . ."  Nhạc trưởng Vũ Tôn Bình, tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc, nhận định về nhạc sĩ Lê Văn Khoa như sau: "Đối với người cùng thời, Lê Văn Khoa luôn luôn ở đầu giới tuyến; là người đưa cao ngọn đuốc và ánh sáng của ngọn đuốc ấy sưởi ấm lòng nhiều người ở các ngả rẻ của xã hội và những khúc quanh quan trọng trong lịch sử dân Việt."   

Bên cạnh nghệ thuật âm nhạc, Lê Văn Khoa còn là một nhiếp ảnh gia tài ba lỗi lạc. Ở trong nước, trước 1975, ông đã từng đoạt luôn ba giải thưởng nhiếp ảnh toàn quốc trong những năm 1964-65. Ông đứng ra thành lập hội Ảnh Nghệ Thuật ở Việt Nam năm 1968. Sang Hoa Kỳ ngay từ năm 1975, ông đã từng tổ chức các cuộc triển lãm các ảnh nghệ thuật tại Quốc Hội Hoa kỳ. Ông từng triển lãm ở Viện Bảo Tàng Maryland và tổ chức các cuộc triển lãm lưu động ở vùng này trong thời gian nói trên. Ông được mời dạy môn nhiếp ảnh ở một số colleges. Một số báo chí Mỹ đã có bài viết tán thưởng nghệ thuật nhiếp ảnh và âm nhạc của Lê Văn Khoa. Hồi tháng 5, năm 1997 đài truyền hình Fox 11 , KTTV Los Angeles đã chọn Lê Văn Khoa để giới thiệu với công chúng ở đây như một nhiếp ảnh gia và nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Á trong chương trình "Celebrating the Creative Spirit" for Asian Pacific American Heritage Month. Tiến sĩ Vũ Tôn Bình có nhận xét về Lê Văn Khoa:" Ông là nhiếp ảnh gia có khóe nhìn hiện thực, là nhạc sĩ với khuynh hướng tân lãng mạn và tinh thần quốc gia dân tộc."

Nói chung, lãnh vự nghệ thuật là lãnh vực đã làm cho Lê Văn Khoa được nhiều người biết đến và tán thưởng. Nhưng ở con người Lê Văn Khoa còn có một tài năng rất có giátrị khác mà ít người biết đến hay nói đến. Đó là tài dạy học của ông. Trên phương diện dạy học, ông là một nhà giáo có khả năng sư phạm bẩm sinh rất đặc biệt. Trước kia ở Việt Nam ông đã có những lớp học trên đài truyền hình. Qua những lớp học đặc biệt này người ta có thể thấy được triết lý, chủ trương cũng như phương pháp giáo dục của ông. Ông không tốt nghiệp ở một trường sư phạm nào, không dạy chánh thức ở một trường công lập hay tư thục nào cả. Ông chỉ có một lớp học nhỏ với một ít học sinh  trên đài truyền hình mà thôi. Bài học ông dạy không theo sát chương trình học của Bộ Giáo Dục. Tuy nhiên kết quả giáo dục của ông rất đáng kể. Trước hết những kiến thức mà ông trao cho học sinh của ông là những kiến thức rất thực tế, cụ thể mà nhà trường vì điều kiện vật chất thiếu thốn không cho phép không thể cung ứng cho học sinh được. Thí dụ như một số những thí nghiệm về hóa học mà ông có thể cho học sinh của ông thực hiện được trong chương trình của ông trong khi học sinh ở các trường công lập cũng như tư thục chỉ học trên lý thuyết. Thành ra bài học cụ thể của ông giúp ích rất nhiều cho sự hiểu biết vàsự ghi nhận của học sinh hơn là những bài học lý thuyết suông ở trường học. Kế đó tuy chỉ có một ít học sinh trên truyền hình nhưng trên thực tế, số người theo dõi chương trình của ông lại rất đông, có thể có đến hàng ngàn người trong chương trình học này. Ngoài ra trong lớp học của ông mối liên hệ giữa thầy trò, cùng tiến trình dạy và học (teaching-learning process) có tính cách thân mật, chặt chẽ, gắn liền với phương pháp cá nhân giáo huấn (individualized instruction), vốn là một phương pháp rất có hiệu quả khi người ta tựa trên sự hiểu biết và hoàn cảnh của mỗi cá nhân để truyền thụ. Ngày xưa khi Khổng Tử bắt đầu nghề dạy học, sống cùng các đệ tử năm này qua tháng nọ, để ý từng hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, trả lời câu hỏi của đệ tử theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, dạy đệ tử của mình không phải chỉ kiến thức mà còn cả cách sống ở đời, Khổng Tử đã để lại cho hậu thế một phương pháp giảng huấn mà ngày nay các nhà sư phạm còn thường nhắc đến. Lê Văn Khoa không phải là đệ tử của bậc Vạn Thế Sư Biểu, nhưng ông có cái khiếu bẩm sinh về sư phạm không xa mấy với chủ trương và đường lối dạy học rất hiệu quả của người xưa. Ông đã từng sống với một đám trẻ "bụi đời" ở Việt Nam, dẫn dắt chúng trỡ về đường ngay lẽ phải, từng làm cho chúng cảm xúc, chảy nước mắt ăn năn, sám hối, sống lại cuộc đời lương thiện. Ông đã áp dụng đường lối sư phạm bẩm sinh của ông vào các lãnh vự khác như dạy nhạc, dạy nhiếp ảnh mà ông rất thành công từ xưa cho đến ngay bây giờ trên đất Mỹ. Ông là một nhà giáo có tài, có khiếu sư phạm bẩm sinh dù không học một trường sư phạm chánh quy nào.

 Lê Văn Khoa là người yêu nước, yêu dân tộc mình một cách chân thành. Nhạc của ông cũng như ảnh của ông, và cũng như việc dạy học của ông, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân đó. Để vinh danh ông, ngày Thứ Bảy, 11 tháng 10 sắp tới đây Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ sẽ tổ chức một buổi trình diễn qui mô, có tầm vóc quốc tế, với sự cộng tác của nhiều ca sĩ  tên tuổi trong ban Tứ Ca Thùy Dương, ban hợp xướng Ngàn Khơi, cùng dàn nhạc giao hưởng Vietnamese American Philharmonic Orchestra với 60 nhạc sĩ Việt Mỹ, đặc biệt có bốn nhạc sĩ đến từ Ukraine, dưới quyền điều khiển của hai nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng và Vũ Tôn Bình, tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc. Chương trình trình diễn mang tên "Lê Văn Khoa, người viết lịch sử Việt Nam bằng âm nhạc", một chương trình âm nhạc làm hãnh diện cho người dân Việt .

 [Chương trình trình diễn sẽ được tổ chức tại Carpenter Theater, 6200 Atherton Street, Long Beach, CA, lúc 7:30 PM ngày Thứ Bảy 11, tháng 10, 2008. Muốn biết chi tiết xin liên lạc (714) 418-0109]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.