Hôm nay,  

Việt Tân: Biểu Tình Là Mô Hình Lý Tưởng Để Bứt Xiềng CS

21/07/200700:00:00(Xem: 9111)

Ngày 20 tháng 7 năm 2007
BẢN LÊN TIẾNG của VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Về Cuộc Biểu Tình Khiếu Kiện Tại Sài Gòn

Bất kể lý do đòi lại ruộng đất rất chính đáng của bà con dân oan và bất chấp thái độ đấu tranh kỷ luật, bất bạo động, và hợp pháp của đoàn người biểu tình trước văn phòng Quốc Hội 2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn suốt từ ngày 22/6/2007, nhà cầm quyền CSVN vẫn đưa hàng ngàn công an đến giải tán cuộc biểu tình vào đêm ngày 18/7/2007.

Như mọi hành vi xâm phạm nhân quyền khác của chế độ, nhà cầm quyền CSVN biết rõ việc làm của họ sai trái và sẽ bị thế giới lên án. Chính vì vậy mà công an được lệnh chờ đến đêm tối và tắt mọi hệ thống điện thoại trong vùng trước khi ra tay. Thậm chí, số công an vào xô đẩy, lôi kéo đồng bào cũng được lệnh cởi trần để có thể chối tội nếu các hình ảnh đàn áp lọt ra ngoài.

Nhưng cố gắng che đậy của chế độ hoàn toàn thất bại. Ngay khi sự việc đang xảy ra, tin tức đã lọt ra đến cộng đồng người Việt hải ngoại; chỉ vài giờ sau, sự việc đã được giới truyền thông quốc tế loan tải; và không đầy 24 giờ sau, các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính giới lần lượt lên án hành động đàn áp của Nhà Nước CSVN.

Nỗ lực đấu tranh của tập thể dân oan tại Sài Gòn trong những ngày qua thật đáng cảm phục và là một bước mở đường quan trọng trên nhiều mặt:

- Đây là cuộc biểu tình phản đối công khai kéo dài 27 ngày đêm với số người liên tục gia tăng, với đủ mọi thành phần nam nữ, già trẻ. Vào những ngày cuối, số đồng bào biểu tình đã lên đến gần 2000 người.

- Đây là cuộc biểu tình phối hợp đồng bào từ 18 tỉnh thành và 6 quận huyện đổ về. Đây cũng là cuộc biểu tình nối liền quốc nội với cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, và từ đó nối liền với sự theo dõi của công luận và chính giới quốc tế.
- Đây là cuộc biểu tình với ý chí quyết liệt, thể hiện qua số lượng biểu ngữ, nội dung các biểu ngữ, sự cương quyết không khuất phục trước những hành động đe dọa, cũng như từ khước những hứa hẹn giải quyết riêng lẻ.

- Đây là cuộc biểu tình của những người vừa là đồng bào ruột thịt vừa cùng là nạn nhân của chế độ. Hình ảnh chia cơm, nhường nước, xẻ bạt che mưa nắng, bảo vệ nhau trước sự hung hãn của công an,... đã làm rung động lòng người Việt khắp nơi.
- Đây là cuộc biểu tình duy trì được tinh thần kỷ luật và phương hướng đấu tranh bất bạo động từ đầu đến cuối, cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ để thu phục cảm tình của công luận, việc chọn đối tượng cụ thể để phản đối, và quan trọng hơn cả, cương quyết từ chối tuân lệnh công an đến giờ chót nhưng không bạo động, không cung cấp lý cớ cho chế độ biện minh những trò bạo hành của họ.

Với những kết quả đó, cuộc biểu tình 27 ngày qua tại Sài Gòn không chỉ là một thành công lớn mà còn là một cuộc biểu tình mẫu mực cho tương lai, đưa đến cho người Việt khắp nơi niềm hy vọng và tin tưởng trên con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động, khởi đi từ lãnh vực Dân Sinh Dân Quyền để từng bước tháo gỡ xiềng xích độc tài và tiến dần đến mục tiêu giành lại quyền làm chủ đất nước của dân tộc.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chân thành bày tỏ lòng ngưỡng phục đối với quí cụ và quí bà con đã chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mọi điều kiện vệ sinh, và liên tục bị xách nhiễu suốt 27 ngày đêm ròng rã để đòi công lý cho mình và cho những nạn nhân khác trên cả nước.

Với hiện tượng Nhà Nước Trung Ương CSVN một lần nữa phủi tay, đuổi ép dân oan về địa phương chờ giải quyết như tình trạng đã kéo dài suốt 2 thập niên qua, chúng ta có thể khẳng định cốt lõi vấn đề chiếm ruộng cướp đất vẫn còn nguyên, và việc các nạn nhân phản đối, khiếu kiện sẽ tiếp tục. Sự khác biệt là với cơ hội đào luyện vừa qua, đồng bào tại nhiều tỉnh nay có thể tổ chức đồng loạt các cuộc biểu tình khiếu kiện theo cách thức tương tự tại địa phương của mình.

Và điều dễ thấy là khi các vụ kiện không được giải quyết tại địa phương thì việc tập trung tại Sài Gòn và Hà Nội sẽ lại diễn ra, và cứ mồi lần như vậy số người sẽ đông hơn, số ngày sẽ dài hơn, và tinh thần bà con khiếu kiện sẽ cao hơn.

Mọi đảng viên Việt Tân nguyện sát cánh cùng đồng bào trong suốt tiến trình đấu tranh đòi công lý này. Và trong tinh thần cùng chia xẻ "tấm bạt che mưa nắng" với bà con, chúng tôi kính đề nghị mọi người Việt chúng ta ở khắp nơi:

- Tiếp tục quan tâm đến các diễn tiến trong những ngày tới, đặc biệt là số phận những đồng bào còn bị giam giữ tại các đồn công an Sài Gòn và các tỉnh, cũng như theo dõi các trường hợp "bắt nguội".

- Tiếp tục giúp đỡ các bà con đã tham gia biểu tình có phương tiện trở về quê quán, chữa các thương tích, nếu có, do xô xát với công an, và chuẩn bị phương tiện cho bước đấu tranh kế tiếp.

- Tiếp tay vận động áp lực quốc tế để buộc chế độ phải trả giá đắt cho mỗi hành động bạo hành của họ đối với tập thể dân oan trong những bước đấu tranh kế tiếp.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.