Hôm nay,  

Thật Giả Trong Miếng Thịt Và Ly Sữa

30/12/200600:00:00(Xem: 12251)

Thật Giả Trong Miếng Thịt Và Ly Sữa

Chính trường Mỹ ngập ngọng trước sự tiến hoá của xã hội...

Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh (cloned animals).

Truyện thần kỳ Tây Du Ký kể về nhân vật Tôn Ngộ Không có phép thần thông kỳ diệu là thổi một nắm lông thành hàng trăm con khỉ võ dũng như mình mà không ai phân biệt được thật giả. Kể cả khi đã bị đập thiết bảng lên đầu. Gậy nào cũng là gật thật!

Ngày nay, khoa học làm được chuyện thần kỳ đó với khả năng sản xuất ra súc vật theo lối ghép tế bào. Từ phòng hay trại thí nghiệm, loại súc vật không cha không mẹ ấy đang lặng lẽ xuất hiện trên thị trường. Thế thịt xương máu huyết của chúng là “thật” hay “giả”"

Đã từ lâu, cơ quan kiểm tra lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải nghiên cứu vấn đề và có câu trả lời từ tháng 10. Ngày 28 vừa qua họ mới công bố kết quả. Sự do dự trì hoãn ấy có thể hiểu được nếu chúng ta theo dõi hậu quả của kết quả đó.

FDA kết luận là về khoa học, người ta không thể phân biệt được lương thực sản xuất theo lối tự nhiên (ta gọi là “thiên tạo”) với lối sao bản vô tính (nhiều người vội gọi là “nhân tạo), và về y học thì loại lương thực ấy không có hại cho sức khoẻ con người. Do phán quyết khoa học đó, ta có thể nghĩ là từ nay loài người có khả năng sản xuất ra thực phẩm loại ưu hạng, lấy từ tế bào của các sinh vật chọn lọc nhất để ghép giống.

Nói cho lạc quan, sau khi đã có lúa “Thần nông”, ta sẽ có thịt Thần heo, Thần bò hay sữa... Thần dê....

Một bước tiến cho loài người đói ăn"

Quá lạc quan!

Phán quyết của FDA sẽ gây ra một trận chiến kinh tế và dội ngược vào chính trường. Các nhà làm luật tại Hoa Kỳ sẽ thấy miếng thịt vô tính này rất thơm mà khó nuốt. Đây là vấn đề.

Từ lâu rồi, lương thực do Hoa Kỳ sản xuất ra bằng cách cải tiến di chủng “genetically modified organisms” (GMO) đã bị nhiều quốc gia nghi ngờ là “không lành” - chữ “lành” kỳ diệu vì khó định nghĩa. Điều ấy gây thiệt hại bạc tỷ cho kinh tế Mỹ dù khoa học Hoa Kỳ và cả giới tiêu thụ tại Mỹ thấy là loại lương thực ấy vô hại. Cảm quan đó của thế giới - nhất là từ Liên hiệp Âu châu và Nhật Bản - càng gia tăng trong hai năm 2003 và 2005, khi thịt bò của Mỹ bị các thị trường Á châu, chủ yếu là Nhật Bản và Nam Hàn, tẩy chay vì bị nghi là nhiễm bệnh “bò điên” (vi khuẩn gây ra chứng sưng màng óc, bobine spongiform encephalopathy hay BSE).

Vượt qua được ấn tượng ấy đã khó – và tốn – bây giờ phán quyết của FDA sẽ thổi lên một làn sóng tâm lý mới chống lại loại “lương thực vô tính” của Mỹ. Các công ty sản xuất lương thực vô can, không dùng sản phẩm này, vẫn bị thiệt hại vô cớ.

Họ phải chống! 

Đơn giản nhất là mở chiến dịch giải thích rằng sữa Nestlé hat thịt bò Kraft của chúng tôi không “nhiễm” loại sản phẩm đó. Chẳng những chúng tôi không bán thịt bò hay sữa bò vô tính mà súc vât của chúng tôi cũng không dùng thực phẩm chế biến từ loại súc vật đó.

Đơn giản mà tai hại.

Thứ nhất, bên trong cơ xưởng hay nông trại, làm sao bảo đảm được việc kiểm soát ấy từ mọi chặng thu mua và sản xuất" Lỡ dùng thứ bị nhiễm thì tiền đâu để trả... luật sư" Trước đó, và với bên ngoài, khi dán nhãn là sản phẩm của mình không bị “nhiễm”, họ đã hàm ý hạ giá loại lương thực vô tính mà chính FDA đã chứng nhận là vô hại. Sẽ bị kiện về tội cạnh tranh bất chính! Lại luân vòng lao lý kiện tụng nữa, sau khi tốn bạc tỷ về quảng cáo để trấn an dư luận!

Chuyện kiện cáo sẽ dội lên các nhà làm luật, Quốc hội và chính giới.

Món quà khó nhá buổi đầu năm.

Ủng hộ phán quyết của FDA là các nhà sản xuất súc vật hay lương thực loại nhân tạo vô tính. Họ chưa nhiều nhưng sẽ thành đông đảo hơn khi thấy giá trị kinh tế của sản phẩm. Và họ có trào lưu khoa học hỗ trợ sau lưng khi việc thử nghiệm, kiểm phẩm và phân phối sẽ gia tăng. Loài người không thể cản được những nỗ lực tiến hoá đó. Đúng sai hay lành dữ ra sao thì chỉ có khoa học mới trắc nghiệm được, căn cứ trên những hiểu biết nhất thời, của đương thời.

Chống lại phán quyết khoa học ấy là... các nhà tư bản.

Đó là các đại tổ hợp đa quốc chuyên về sản xuất và phân phối thực phẩm cho toàn thế giới. Họ e rằng giới tiêu thụ - ở mọi nơi, nhất là bên ngoài nước Mỹ - sẽ nghi ngờ sản phẩm của họ là không lành: thiếu an toàn, có hại cho sức  khoẻ hay giản dị là không ngon. Chúng ta thường phán “gà Mỹ nó bã lắm”, hoặc thường cho rằng rau cỏ loại organic, không có hoá chất hay thuốc sát trùng, v.v... mới là lành, dù hơi đắt!

Các công ty lớn đều biết vậy và sợ rằng thương hiệu của họ sẽ bị thiệt hại. Đã mất bạc tỷ vì bị oan trong vụ bò điên, họ không muốn lại gặp một làn sóng ngược nữa.

Một số tổ chức xưng danh bảo vệ giới tiêu thụ và đòi hòi an toàn về lương thực cũng có thể chống. Lập luận của họ sẽ hỗ trợ quan điểm của các tổ hợp lương thực nói trên. Lập luận đó là bác bỏ giá trị khoa học trong việc kiểm nghiệm của cơ quan FDA. Các thị trường Âu Á sẽ quảng bá lập luận ấy để chặn cửa lương thực của Mỹ. Cho đến nay, các tổ chức này chưa hề có một chứng minh khả tín, đáng tin, về giá trị kiểm nghiệm của FDA nhưng khéo dùng một lý luận rất gần với... Lão tử: hãy tạm chờ xem, vội gì mà đi ngược với thiên nhiên.

Nhiều tổ chức khác còn nghĩ xa hơn thế.

Chẳng những phải bảo vệ sức khoẻ con người, chúng ta còn phải bảo vệ súc vật nữa. Sản xuất loại lương thực vô tính này có thể dẫn tới việc hành hạ súc vật. Tổ chức Humane Society đang dẫn đầu lồi đấu tranh này vì e rằng loài người sẽ tiếp tục những cuộc thử nghiệm sao bản vô tính và tội tay sản sinh ra những con vật tật nguyền, đau bệnh kinh niên!

Khi loài nguời đã no đủ tại Mỹ thì súc vật được đưa lên bàn thờ.

Nói đến bàn thờ, một số tổ chức tôn giáo cũng e ngại là việc công quyền cho phép phân phối loại lương thực vô tính sẽ mặc nhiên dẫn tới hai hậu quả bất lợi. Thứ nhất, khuyến khích việc thử nghiệm sản xuất nhân tạo, nôm na là đoạt quyền Thượng đế, để tiến đến những việc quái quỷ hơn. Thứ hai, làm cho dư luận công chúng thấy rằng những việc thử nghiệm ấy là bình thường, vô hại mà sẽ không cản trở nữa. Lý luận xác đáng chứ không dễ gì bác bỏ đâu. Nếu loài người tiếp tục phép thần thông của Tề thiên Đại thánh thì có khi lại trở về nguyên thủy, thành khỉ cả.

Hoa Kỳ là một xứ dân chủ, khi vấn đề dính đến bạc tỷ và Thượng đế thì đó là chuyện chính trị.

Cơ quan FDA chỉ làm một nhiệm vụ của mình là yêu cầu, mời hay thuê các nhà khoa học dùng những phương tiện hiện đại nhất tìm hiểu xem sản phẩm ấy có hại cho sức khoẻ người dân hay không. Họ đã hoàn tất việc đó và kết luận của họ mở cửa cho một loại sản phẩm mới sẽ làm thị trường và chính trường giao động.

Thị trường thì tác động vào truyền thông để qua đó thuyết phục dư luận về cái lẽ lợi-hại của sản phẩm. Chính trường thì bị dư luận vặn hỏi sẽ phải tìm hiểu vấn đề để chứng tỏ sự hữu ích của mình. Và sẽ ngập ngọng trong vụ lương thực vô tính này.

Bên phía chính quyền Bush, với cái gông Iraq đang đè trên cổ làm đảng Cộng hòa thất cử, họ không muốn lại mở ra một trận chiến khác về vụ FDA.

Bài học bầu cử và vụ tài trợ nghiên cứu phôi bào (stem cell research) vẫn còn đó. Trong vụ này, đảng Cộng hoà và chính quyền Bush bị vu oan là chống lại sự tiến hoá của khoa học khi không cho ngân sách liên bang tài trợ việc nghiên cứu trên phôi bào sống – để khỏi bị tội sát sinh trong tiến trình nghiên cứu – dù đồng ý với việc nghiên cứu trên phôi bào chết. Vấn đề quá rắc rối khó hiểu nên dư luận cứ cho rằng vì sùng tín ngoan đạo ông Bush và cánh hữu cản trở sự tiến hoá của khoa học. Bản thân ông Bush vốn kém khả năng thông tin tuyên truyền – vì ban tham mưu rất tệ - nên lãnh oan nhiều trận.

Bây giờ lại đòi bác bỏ phán quyết của FDA thì đúng là tội tầy trời!

Một lý luận rẻ tiền mà ăn khách là phải tìm hiểu xem các viên chức trong cơ quan FDA có vì chuyện đỉnh chung bẩn thỉu – ăn tiền của các doanh nghiệp – mà đưa ra những kết quận sai quấy không.

Đảng Dân chủ đang tiến vào Quốc hội vốn dĩ đã sẵn sàng điều tra điều trần về mối quan hệ bất chính hay đáng ngờ của chính quyền Bush với doanh giới - một điều mà đa số dư luận kém hiểu biết đều cho là có, dù chẳng ai tìm ra đủ chứng cớ buộc tội.

Không đủ chứng cớ thì cứ tạo ấn tượng cũng đủ: chính quyền Cộng hoà xen lấn vào quyết định khách quan của hành chánh công quyền.

Đảng quyền đang lấn lướt pháp quyền nhà nước!

Các cuộc điều trần sắp tới về chuyện lương thực vô tính sẽ góp phần đưa tới kết quả ấy.

Nhưng, đảng này sẽ sớm khựng.

Khi đòi bác bỏ phán quyết của FDA về hồ sơ lương thực vô tính họ phạm vào cái tội đang muốn quàng lên cổ đảng Cộng hoà: mặc nhiên để chính trị can thiệp vào khoa học và hoạt động của một cơ quan công quyền. Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Cho nên, các nhà khoa học của FDA đã tặng cho chính giới một món quà khó nhá buổi đầu năm.

Giới chính trị có thể lật lọng nhiều chuyện, nhưng đụng tới khoa học là ngập ngọng!

Trước vấn đề oái oăm như vậy, họ sẽ tính sao và chúng ta nghĩ gì"

Khi thấy bao bì của một sản phẩm được in rõ ràng là “tái tạo” (recycled), chúng ta tin rằng nhà sản xuất có quan tâm đến môi sinh nên có thiện cảm.

Khi thấy thực phẩm Âu châu ghi là không thuộc loại có cải tiến về di chủng GMO, dân chúng những nơi ấy cũng thấy yên tâm. Nhưng họ mặc nhiên gây ra ấn tượng là lương thực của Mỹ không ngon lành, là điều mà FDA và quần chúng Mỹ thấy là sai và các tổ hợp Mỹ bị oan!

Hai loại nhãn “tái tạo” hay “không vô tính” là hai mặt tiêu tích, tiêu cực và tích cực, hoàn toàn khác nhau về hậu quả mà nhiều chính khách sẽ lầm làm một. Vì vậy, họ mới đi làm chính trị.

Cho nên, với phán quyết vừa qua của FDA về lương thực vô tính, chính trường Mỹ ngập ngọng có thể lại tìm ra liều thuốc đổ bệnh.

Luật Mỹ cấm việc ghi nhãn là có hay không có GMO. Nay nhà làm luật của Mỹ tính sao với việc trái ngược là có hay không có sản phẩm vô tính trên chai sữa hay miếng thịt" Nếu họ ra phán quyết rất phức tạp tinh vi về nhãn hiệu thì có mâu thuẫn với chuyện GMO không"

Các nhà làm luật, chính khách do chúng ta bầu lên, thường nhìn không xa hơn một chu kỳ bầu cử. Nhưng, các công ty bán thực phẩm cho toàn cầu phải tốn kém rất nhiều để kiểm nghiệm toàn bộ chu kỳ thu mua, sản xuất và phân phối hầu có thể chứng nhận trên nhãn hàng rằng “hàng của chúng tôi không có loại vô tính đó”, họ sẽ nghĩ xa hơn chính trường.

Họ biết là sẽ phạm lỗi kỳ thị y hệt như thị trường Âu-Nhật với lương thực GMO - của họ.

Mà vẫn chưa an toàn, lỡ bị lọt vào một con heo vô tính là thiệt mất bạc tỷ.

Cho nên cả thị trường lẫn chính trường đều cần tới... truyền thông và các nhà ngữ học.

Tìm ra một nhãn hiệu hay tiêu chuẩn phân định sản phẩm mà không có nội dung kỳ thị. Vô vọng! Phải chi mình có chế độ Stalin và nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa trong đó mọi vụ thử nghiệm về di truyền học để cải tiến nông nghiệp đều bị nghiêm trị! Cai trị như vậy mới dễ, u già, bác Hồ hay nông cạn đến mấy cũng thành lãnh tụ được!

Kết luận"

Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!

Thị trường Mỹ có khả năng ứng phó nhanh hơn các chính khách họ nặn ra. Chặn không được, họ sẽ bọc xuôi.

Không đòi chính trường ra luật lệ mới về nhãn hiệu có hay không những thứ quái quỷ vô tính này – có cũng tốn mà không cũng mệt – họ sẽ chi tiền vào việc khác: Thực phẩm vô tính thực ra vô hại, thậm chí có lợi!

FDA nói vậy, giới tiêu thụ chúng ta không biết mà cũng chẳng cần biết.

Nhưng khi thấy một nữ tài tử uống ly sữa vô tính mà vuốt làn da mịn màng và khen là nhờ sữa vô tính ngon và bổ, chúng ta cần biết một sự thật. Chính chúng ta là những sinh vật vô tính!

Lá phiếu của chúng ta đôi khi cũng như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Do đó, chỉ khi nào người dân được quyền trực tiếp chọn Lãnh đạo qua bầu cử tự do, công bằng và dân chủ thì khi ấy những kẻ bất tài, có thành tích xấu, hay chỉ biết thu vét cho đầy túi tham, lợi ích nhóm hay làm tay sai cho Ngoại bang mới bị loại khỏi đội ngũ cầm quyền. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục chọn người theo thông lệ “đảng cử dân bầu” hay “đảng chọn, cán bộ bỏ phiếu” thì có trăm năm, nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học… Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do.
Thây xác trưng ra đó / Còn chưa đủ thối inh? / Mua chi thêm bầy ngựa / Cứt vung cả Ba Đình! - Trần Bang
Tôi sinh ra trong một cái xóm rất nghèo, và (tất nhiên) rất đông trẻ nhỏ. Cùng lứa với tôi, có cả tá nhi đồng mà tên gọi đều bắt đầu bằng chữ út: Út lé, Út lác, Út lồi, Út lùn, Út hô, Út còi, Út ghẻ, Út mập, Út sún, Út sứt, Út méo, Út hô, Út đen, Út ruồi, Út xẹo, Út trọc … Cứ theo cách thấy mặt đặt tên như vậy, người ta có thể nhận dạng và biết được thứ tự của đứa bé trong gia đình mà khỏi phải giới thiệu (lôi thôi) kiểu cách, theo kiểu Âu Tây: – Còn đây là thằng út, nó tên là Út rỗ. Vùa lọt lòng thì cháu rơi ngay vào một cái … thùng đinh! Riêng trường hợp của tôi thì hơi (bị) khác. Tôi tên Út khùng. Lý do: khi mới chập chững biết đi, tôi té giếng. Khi tìm ra con, nắm tóc kéo lên, thấy thằng nhỏ mặt mày tím ngắt, chân tay xụi lơ, bụng chương xình, má tôi chỉ kêu lên được một tiếng “rồi” và lăn ra bất tỉnh.
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Hoa phượng được Nhất Tuấn gọi là hoa học trò vì thuở đó hầu như ngôi trường nào cũng trồng cây phượng trong sân trường. Khi phượng đơm hoa báo hiệu cho mùa Hè cũng là thời điểm chia tay sau niên học. Để lưu niệm, nữ sinh đóng tập Lưu Bút giấy pelure xen kẽ các sắc màu, trông thật nhã, ghi cảm nghĩ cho nhau… Ở lớp Đệ Tứ, không còn học chung nhau vì lên lớp Đệ Tam theo ban A, B, C và lớp Đệ Nhất là thời điểm chia tay vĩnh viễn, tập Lưu Bút dày hơn, chia sẻ, tâm tình… của tuổi học trò. Hầu như nam sinh không có Lưu Bút, chỉ được xía phần, dù có tinh nghịch nhưng phải viết đứng đắn, lịch sự.
Trong chị Thanh chỉ có một tấm lòng, chứ tuyệt nhiên không có “những bức tường lòng” phân cách Bắc/Trung/Nam – như rất nhiều người Việt khác. Tình cảm của chị tinh khiết, trong veo, và tươi mát tựa như dòng nước của một con suối nhỏ – róc rách, len lách – khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu. Bởi thế, dù không biết chính xác chị được chôn cất nơi nao tôi vẫn tin rằng ở bất cứ đâu thì đất nước này cũng đều hân hoan ấp ủ hình hài của người thơ đa cảm, tài hoa, và chuân truyên nhất của dân tộc. Vĩnh biệt Nguyễn Thị Hoài Thanh. Em mong chị mãi mãi được an nghỉ trong an lành và thanh thản!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.